083-2019 - page 6

6
Pháp luật
&
cuộc sống -
ThứBa16-4-2019
phía Trung Quốc về phòng trọ, cửu
vạnNguyễnQuốc Cường (SN1989,
quê Sơn La) kể với Giáp rằng khi
về có nhìn thấy đò chở hàng điện tử
vi tính cũ đỗ ở khu vực Cổ Ngỗng.
Cường có ý muốn tổ chức cho anh
em đi cướp số hàng trên đò bán lấy
tiền tiêu xài.
Giáp đồng ý, Cường cùng nhóm
cửu vạn mang theo tuýp sắt, kiếm
xuống đò cướp hàng. Đến khoảng
2 giờ sáng, theo chỉ đạo của Giáp,
Cường cùng chín cửu vạn mang
theo một kiếm, một tuýp sắt, một
đoạn dây thừng đi đến chỗ đò chở
hàng của chủ Trung Quốc đỗ gần
khu vực Cổ Ngỗng để cướp.
Cường chỉ đạo Bùi Văn Lâm (SN
1988, quê Hòa Bình), Lê Đình Đáng
(SN 1991, quê Hà Tĩnh), Nguyễn
Ngọc Tùng (SN 1994, quê Tuyên
Quang), Hồ Văn Trung (SN 1990,
quê Nghệ An) cùng Cường xuống
đò cướp hàng.
Còn năm cửu vạn khác là Vũ Văn
Sinh (SN 1995, quê Hải Dương),
Bùi Văn Giang (SN 1969), Bùi
Văn Đẳng (SN 1984, cùng quê Hòa
Bình), Ngô Văn Công (SN 1986),
Hà XuânQuyền (SN1992, cùng quê
Lạng Sơn) ở trên bờ cảnh giới chờ
cướp được hàng sẽ đem đi.
Khi xuống đò, Cường tiếp cận lái
đò người Trung Quốc giơ tuýp sắt
đe dọa. Lái đò không dám chống
cự, cả nhóm Cường lấy ba bao
hàng máy tính cũ trị giá 3,5 triệu
đồng đưa lên bờ. Theo cáo trạng,
khi đang cướp thì nhóm Cường bị
lực lượng biên phòng phát hiện bắt
quả tang. Năm cửu vạn ở dưới đò
gồm Cường, Lâm, Đáng, Tùng,
Trung bị bắt. Còn nhóm ở trên bờ
cảnh giới gồm Sinh, Giang, Đẳng,
Công, Quyền chạy thoát.
Bắt rồi lại thả theo
lời khai khác nhau
Công an TPMóng Cái căn cứ lời
khai của năm cửu vạn bị bắt để bắt
khẩn cấp Giáp rồi khởi tố cả sáu
người về tội cướp tài sản. Còn năm
cửu vạn cũng bị cho là tham gia vụ
cướp nhưng chạy thoát, cơ quan tố
tụng không đả động gì đến.
Tháng12-2012, vụ ánđược chuyển
lên Cơ quan CSĐT Công an tỉnh
Quảng Ninh thụ lý. Nhóm cửu vạn
năm người không nhận tội và khai
Giáp không chỉ đạo cướp hàng. Hết
hạn điều tra một năm, công an tỉnh
không ban hành được kết luận điều
tra mà chuyển ngược vụ án về lại
Công an TP Móng Cái. Đầu năm
2014, Công an TP Móng Cái tách
vụ án, tạm đình chỉ điều tra đối với
Giáp, chỉ truy tố Lâm, Đáng, Tùng,
Trung và Cường.
Tại phiên tòa sơ thẩm ngày 12-
6-2014, cả năm bị cáo không nhận
tội và cuối cùng TAND TP Móng
Cái tuyên Cường 10 năm tù; Lâm,
Đáng, Tùng, Trung cùng chín năm
tù tội cướp tài sản. Sau đó bốn bị cáo
Cường, Lâm, Đáng, Tùng kháng cáo
kêu oan, Trung không kháng cáo. Tại
phiên phúc thẩm ngày 11-9-2014,
các bị cáo lại nhận tội và khai Giáp
là người chỉ đạo cướp. TAND tỉnh
đã cho bị cáo Cường được giảm án
còn sáu năm tù, bốn bị cáo còn lại
cùng bị phạt năm năm tù.
Tháng 10-2014, Công anTPMóng
Cái phục hồi điều tra đối với Bùi
MạnhGiáp theo lời khai của nhómbị
cáo tại phiên tòa phúc thẩm. Tháng
8-2015, VKSNDTPMóng Cái truy
tố Giáp (lần đầu) về tội cướp tài
sản theo điểm d khoản 2 Điều 133
BLHS 1999. Tại phiên tòa sơ thẩm
ngày 26-11-2015, Giáp kêu oan,
năm cửu vạn Cường, Lâm, Đáng,
Tùng, Trung (đang thi hành án) ra
tòa làm chứng cũng kêu oan cho
Giáp. Giáp bị tòa phạt bảy năm tù.
Tới phiên tòa phúc thẩm ngày
15-4-2016, TAND tỉnh Quảng Ninh
nhận định quá trình điều tra, truy tố,
ĐỖHOÀNG
H
ôm nay (16-4), TAND TP
Móng Cái (Quảng Ninh) sẽ
xử sơ thẩm lần hai đối với Bùi
Mạnh Giáp (36 tuổi, trú huyện Mê
Linh, Hà Nội), người được cho là
chủ mưu cầm đầu vụ cướp đò trên
sông Ka Long hơn sáu năm trước.
Bị cáo Giáp bị cáo buộc là người
chủ mưu, chỉ đạo cho nhóm 10
cửu vạn thuộc quyền quản lý của
mình đi cướp đò chở hàng điện tử
tại khu vực Cổ Ngỗng trên bờ sông
Ka Long (phường Hải Hòa, TP
Móng Cái) rạng sáng 16-12-2012.
Vụ cướp đò lúc rạng sáng
Theo cáo trạng, năm 2011, Bùi
Mạnh Giáp ra phường Hải Hòa (TP
Móng Cái) tập hợp 10 người để làm
cửu vạn bốc hàng thuê ở vùng biên.
Khoảng 0 giờ ngày 16-12-2012, sau
khi đi bốc hàng ở bờ sông Ka Long
Bị cáo Bùi MạnhGiáp tại phiên tòa phúc thẩmhồi tháng 4-2016. Ảnh: ĐH
xét xử, bị cáo Giáp đều kêu oan, tại
phiên tòa sơ thẩm, phúc thẩm, nhân
chứng đều khẳng định bị cáo Giáp
oan. Ngoài ra, nhân chứng Cường
(đang là bị án) khai khi bị tạm giam
với một nhóm khác, nhóm này có
thừa nhận với Cường việc thực hiện
vụ cướp. Cuối cùng TAND tỉnh đã
hủy án sơ thẩm để điều tra lại.
Cuối tháng 11-2016, Giáp được
cho tại ngoại. Nhưng đến tháng 10-
2018, Giáp lại bị bắt tạm giam để
điều tra. Bản cáo trạng (lần hai) ban
hành ngày 30-1-2019 của VKSND
TPMóng Cái cho rằng có đủ căn cứ
để truy tố Giáp về tội cướp tài sản
theo điểmd khoản 2Điều 168BLHS
2015 (khung hình phạt 7-15 năm tù).
Đối với nămcửu vạnVũVăn Sinh,
Bùi Văn Giang, Bùi Văn Đẳng, Ngô
Văn Công, Hà Xuân Quyền (nhóm
cảnh giới trên bờ), mặc dù xác định
đã thực hiện vụ cướp nhưng cáo trạng
của VKSNDTPMóng Cái cho rằng
chưa đủ căn cứ chứngminh nên tách
ra để điều tra, xử lý sau.
Chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin
diễn biến phiên xử này.•
Tháng 10-2014, Công
an TP Móng Cái phục
hồi điều tra đối với Bùi
Mạnh Giáp theo lời khai
của năm bị cáo tại phiên
tòa phúc thẩm.
Thụ án xong vẫn kêu oan
Hiện năm cửu vạn Cường, Lâm, Đáng, Tùng, Trung bị buộc tội trong
phiên tòa phúc thẩm tháng 9-2014 đã chấp hành xong hình phạt tù. Tuy
nhiên, sau khi ra trại thì ba người là Cường, Lâm và Tùng đã có đơn kêu
oan gửi các cơ quan chức năng. Theo đơn trình bày của Cường thì ông
bị kết án oan vì không thực hiện hành vi. Trong khi Tùng cho rằng sở dĩ
trước đây nhận tội là do bị điều tra viên ép cung, dùng nhục hình. Lâm
cũng cho rằng bản thân không thực hiện hành vi cướp tài sản và Giáp
cũng không chỉ đạo ai cướp…
Được biết trongphiên tòa hômnay, nămngười này cùng với nhómnăm
cửu vạn chưa bị truy tố cũng được tòa triệu tập với tư cách là nhân chứng.
Chậmthuhoạchhành lá, bị chủruộngkiệnra tòa
Ông U. trình bày, ông trồng 290 líp hành lá, ngày 12-6-
2018 ông L. đến thỏa thuận bằng miệng để mua toàn bộ
số hành trên. Ông L. nói sẽ mua giá 620.000 đồng/tạ và
hứa sẽ nhổ hành trong vòng ba ngày và ông L. đã đặt cọc
6 triệu đồng.
Sau đó ông L. đến nhổ hành nhưng kéo dài từ ngày 19
đến 29-6-2018 mà chỉ nhổ 110 líp hành được 1.430 kg,
tương đương với gần 14,8 triệu đồng, rồi bỏ ngang không
nhổ hết số hành còn lại. Khi ông U. gọi điện thoại thì ông
L. đến đưa cho ông 8,9 triệu đồng và thông báo không
nhổ hành nữa. Thời điểm này hành đã xuống lá nhưng vì
ông đã thỏa thuận bán cho ông L. nên không thể bán cho
người khác. Ông U. cho rằng nguyên nhân dẫn đến thiệt
hại là do lỗi của ông L. nên khởi kiện ra tòa yêu cầu bồi
thường gần 24,2 triệu đồng (180 líp tương đương 2.340 kg
x 620.000 đồng).
Ông L. thừa nhận là có thỏa thuận như ông U. đã trình
bày nhưng sau khi nhổ xong 110 líp hành thì phần hành
còn lại bị sâu ăn lá nhiều nên ông có báo và yêu cầu ông
U. phải xịt thuốc trừ sâu. Ông U. có xịt nhưng sâu không
chết nên số hành còn lại không đủ tiêu chuẩn. Sau đó ông
có bắt mối cho người khác đến mua hành giống với giá
300.000 đồng/tạ nhưng ông U. không bán. Theo ông L.,
việc hành lá của ông U. bị thiệt hại không phải do lỗi của
mình nên không đồng ý bồi thường.
Cuối năm 2018, TAND huyện Bình Tân (Vĩnh Long) xử
sơ thẩm, tuyên chấp nhận yêu cầu khởi kiện của ông U.
nên ông L. đã kháng cáo.
HĐXX phúc thẩm TAND tỉnh Vĩnh Long nhận định ông
L. thỏa thuận mua của ông U. 290 líp hành nhưng chỉ nhổ
được 110 líp thì ngưng. Còn lại 180 líp do ông L. chậm
thu hoạch nên bị sâu bệnh tấn công, hành bị đỏ lá ông U.
không thể thu hoạch được dẫn đến bị thiệt hại toàn bộ.
Ông L. thừa nhận ông nhổ hành của ông U. có chậm hơn
thời hạn thỏa thuận và hai ông đều thừa nhận hành là loại
hoa màu thời gian thu hoạch ngắn ngày.
Điều 359 BLDS 2015 quy định: Bên có quyền chậm
tiếp nhận việc thực hiện nghĩa vụ làm phát sinh thiệt hại
cho bên có nghĩa vụ thì phải bồi thường thiệt hại cho bên
đó... Như vậy, ông L. đã thỏa thuận sẽ nhổ hành của ông
U. trong vòng ba ngày kể từ ngày giao kết và đặt cọc 6
triệu đồng. Nhưng sau đó ông L. chậm nhổ hành dẫn đến
hành của ông U. bị sâu hại tấn công gây thiệt hại nên ông
L. phải có trách nhiệm bồi thường.
Tuy nhiên, tại tòa ông U. thừa nhận biết rõ đặc tính của
hành là loại hoa màu thu hoạch ngắn ngày, nếu để lâu sẽ
bị hư hỏng và thiệt hại toàn bộ. Khi ông L. không tiếp tục
nhổ 180 líp hành còn lại thì ông có dẫn người mua hành
giống để ông U. hạn chế phần nào thiệt hại. Từ đầu đến
cuối ông U. thừa nhận là mình không bán vì người mua
trả giá quá thấp. Xét theo khoản 3 Điều 355 của BLDS
2015: Đối với tài sản có nguy cơ bị hư hỏng thì bên có
nghĩa vụ có quyền bán tài sản đó và phải thông báo ngay
cho bên có quyền... Do đó, việc ông U. cố tình để hành
trên líp không cho thu hoạch dẫn đến bị thiệt hại toàn bộ
mà không áp dụng các biện pháp cần thiết, hợp lý để ngăn
chặn, hạn chế thiệt hại cho mình là lỗi của ông U.
Theo HĐXX, ông U. phải chịu phần thiệt hại 180 líp
hành, tương đương 39 tạ theo giá hành giống 300.000
đồng bằng 11,7 triệu đồng. Còn ông L. thì phải bồi thường
cho ông U. phần thiệt hại do chậm thực hiện hợp đồng
dẫn đến hành bị giảm giá từ 620.000 đồng/tạ xuống còn
300.000 đồng/tạ là gần 12,5 triệu đồng.
TÂN SƠN
Ly kỳ vụ
cướp đò trên
sôngKaLong
Bị cáo bị buộc tội chủmưu cầmđầu
vụ cướp liên tục bị thay đổi số phận
pháp lý dựa vào lời khai của nhóm
cửu vạn nămngười.
1,2,3,4,5 7,8,9,10,11,12,13,14,15,...16
Powered by FlippingBook