083-2019 - page 3

3
Thời sự -
ThứBa 16-4-2019
“Có nhiều trường hợp xã
phát hiện, ban ngày cho
xe vào cưỡng chế, ban
đêm các đối tượng vẫn
tiếp tục làm. Đêm vừa
xử xong thì sáng ra kiểm
tra, hiện trường vẫn mọc
lại như ban đầu.”
Ông
Lôi Đại Phong
,
Chủ tịch xã Vĩnh Lộc B
Theo thống kê của xã Vĩnh Lộc B
vào tháng 7-2018 có 75 trường hợp
san lấp, có dấu hiệu phân lô với diện
tích gần 30 ha tại tất cả sáu ấp của xã.
Trong đó, nhiều nhất là tại các ấp 3,
3A, 5, 6, 6A…
Tiêu điểm
LTS:
Sau khi
Pháp Luật
TP.HCM
đăng tải tuyến bài về
nhà không phép tại huyện Bình
Chánh (đầu tháng 3-2019),
Thành ủy, UBNDTP.HCMđã
vào cuộc chỉ đạo xử lý quyết liệt.
Tuy nhiên, vấn đề lớn hơnmà
chúng tôi nhận thấy đã và đang
diễn ra ở đây là Bình Chánh
đang thật sự bất ổn về quản lý đất
đai, xây dựng và điều này diễn
ra trong một thời gian dài nhưng
chậmđược chấn chỉnh, chưa có
dấu hiệu chấmdứt. Với tuyến bài
tiếp theo khởi đăng từ hômnay
(16-4), chúng tôi xin tiếp tục phân
tích rõ bức tranh bất ổn trên với
mong muốn cùng chính quyền
huyện Bình Chánh, TP.HCM
tìm ra giải pháp hữu hiệu để giải
quyết tận gốc vấn đề này.
Bất ổn
quản lý
đất đai,
xây dựng
ở Bình Chánh
- Bài 1
Đua nhau băm nát đất
nông nghiệp
340 ha đất quy hoạch là hồ sinh thái đã có quyết định thu hồi đất của
Thủ tướng Chính phủ cũng bị đầu nậu bămnát.
VIỆTHOA
Đ
ất nông nghiệp có mục đích
sử dụng là đất lúa, đất trồng
cây lâu năm, trồng hoa màu…
nhưng được đầu nậu vẽ thành hàng
chục, hàng trăm lô có diện tích dưới
chuẩn tách thửa rồi rao bán cho
người dân xây nhà lụi mà không
hề chuyển đổi mục đích sử dụng
lên đất ở và xin phép xây dựng.
Tình trạng này đang diễn ra ngang
nhiên với nhiều đầu nậu tại hai xã
Vĩnh Lộc A và Vĩnh Lộc B, huyện
Bình Chánh.
Miếng bánh béo bở cho
đầu nậu
Trong vai người đi mua đất, PV
được một cò đất tên P. giới thiệu
đến khu đất có địa chỉ A7/24 Kinh
Trung Ương, ấp 5, xã Vĩnh Lộc B.
Khu đất có diện tích hơn 3.100 m
2
,
mục đích sử dụng là đất trồng cây
lâu năm. Trên giấy đỏ có ghi khu
đất nằm trong quy hoạch hồ sinh
thái của huyện Bình Chánh đã có
thông báo thu hồi đất của Thủ tướng
Chính phủ năm 1999.
Cò P. đưa ra một tờ bản vẽ tổng
mặt bằng phân lô toàn bộ khu đất
được vẽ thành 45 lô với diện tích
48-60 m
2
. Trong khi theo quy định,
diện tích tối thiểu để tách thửa đất
nông nghiệp hiện nay phải từ 500
m
2
, riêng đất trồng cây lâu năm phải
tối thiểu là 1.000 m
2
mới được tách
thửa. Đối với đất ở tại huyện Bình
Chánh cũng phải có diện tích tối
thiểu 80 m
2
mới được tách thửa.
Khu đất nêu trên hiện đang là
nông nghiệp, muốn được xây dựng
thì phải nằm trong khu dân cư hiện
hữu, phải được chuyển lên đất ở và
xin phép xây dựng. Tuy nhiên, các
đầu nậu ở Bình Chánh vẫn ngang
nhiên phân lô và mua bán trái phép.
Tương tự, tại khu đất có diện tích
hơn 8.300 m
2
ở đường Lại Hùng
Cường, ấp 6, xã Vĩnh Lộc B trên
giấy đỏ ghi mục đích sử dụng là đất
trồng lúa. Nhưng đầu nậu cũng đã
băm thành hàng trăm lô đất rồi rao
bán công khai ngay tại vị trí khu đất.
Trước Tết, cò P. dẫn PV đến khu
đất này, giới thiệu khu đất trên đang
được phân ra thành gần 100 lô, diện
tích 45-70 m
2
. Cò đất hét giá 9 triệu
đồng/m
2
đất nông nghiệp. Để thuyết
phục khách, cò P. cho biết dọc theo
khu đất này đang quy hoạch con
đường lớn, nối ra đường Lại Hùng
Cường. “Khoảng một tháng nữa, tụi
em sẽ làm đường nội bộ, lúc đó chị
có thể xây dựng nhà ở. Ở đây là đất
nông nghiệp, không xây dựng được
nên chị chỉ cần bỏ ra một khoản
chung chi, tụi em bao xây. Chị chỉ
việc về ở thôi” - cò P. cho biết.
Sau Tết, PV đến khu này thì khu
đất đã được san lấp sạch sẽ, đã có
vài con đường được làm sẵn. Gọi
là đường nhưng chỉ là một lớp đá
dăm đổ sơ sài trong khu đất. Hai cò
đất cắm địa bàn đang ngồi sẵn, thấy
có khách đến liền đon đả giới thiệu.
Đây chỉ là những trường hợp rất
điển hình trong hàng loạt khu đất
nông nghiệp đang phân lô trái phép
tại xãVĩnh Lộc B. Thậmchí cả trong
khu quy hoạch không phù hợp để
xây dựng nhà ở cũng bị đầu nậu
rầm rộ phân lô, rao bán công khai.
Không chỉ ở xã Vĩnh Lộc Bmà tình
hình này còn xảy ra nghiêm trọng
và quy mô hơn tại xã Vĩnh Lộc A
(chúng tôi sẽ phản ánh chi tiết trong
bài sau cùng với các mánh lới phân
lô của đầu nậu).
Chính quyền địa phương
liệu có bất lực?
Trao đổi với
Pháp Luật TP.HCM
,
ông Lôi Đại Phong, Chủ tịch UBND
xã Vĩnh Lộc B, cho rằng việc phân
lô đất nông nghiệp trái phép là có
thật và diễn ra phức tạp trên địa bàn
xã Vĩnh Lộc B kéo dài trong thời
gian qua. Ông Phong cho biết từ
giữa năm2018, UBND xãVĩnh Lộc
B đã có nhiều báo cáo gửi UBND
huyện Bình Chánh về tình hình san
lấp, có dấu hiệu phân lô trái phép.
Ông Phong cho biết khu vực quy
hoạch hồ sinh thái dù TP đang kêu
gọi đầu tư nhưng cũng bị các đầu
nậu phân thành các thửa đất có
diện tích 1.000-2.000 m
2
. Sau đó
chia nhỏ thành các lô có diện tích
khoảng 40-50 m
2
, rao bán công khai
ngay tại khu đất hoặc trên mạng.
Theo lãnh đạo xãVĩnh Lộc B, vào
cuối năm 2018 tình hình thi công,
san lấp ở xã diễn ra khá phức tạp.
Các đầu nậu tự mở đường, không
thực hiện san lấp mà đổ một lớp
đá mỏng trên mặt ruộng, tạo thành
đường và làmmóng, ranh để phân lô
trái phép. Các phương tiện chuyên
chở vật tư san lấp sử dụng xe có
trọng tải lớn gây hư hỏng nhiều
tuyến đường giao thông nông thôn
tại địa phương.
Theo xã Vĩnh Lộc B, các trường
hợp này thường san lấp vào ban
đêm, gây ảnh hưởng đến hạ tầng
kỹ thuật, vệ sinh môi trường và an
toàn giao thông khu vực, gây bức
xúc cho người dân gần khu vực thi
công, san lấp trái phép.
Ông Lôi Đại Phong cho hay xã
Vĩnh Lộc B đã tiến hành xử lý các
móng, cắm các bảng cảnh báo ngay
tại khu đất phân lô, đồng thời phát
loa công cộng để thông tin về pháp
lý đất đai tại những điểm có phân lô
trái phép. Tuy nhiên, chỉ được một
thời gian thì bị các đối tượng phân lô
xóa nội dung, phá các bảng cảnh báo.
“Có nhiều trường hợp xã phát
hiện, ban ngày cho xe vào cưỡng
chế, ban đêm các đối tượng vẫn tiếp
tục làm. Đêm vừa xử xong thì sáng
ra kiểm tra, hiện trường vẫn mọc lại
như ban đầu” - ông Phong nói và
thừa nhận địa phương gần như bất
lực trước sự manh động, tinh vi, bất
chấp của các đối tượng vi phạm.•
Bài 2:
Mánh lới “xẻ thịt” đất
nông nghiệp của đầu nậu
Xóa, đập phá nội dung cảnh báo
Ngày 3-4, PV đã phối hợp với địa chính xã Vĩnh Lộc B đến khảo sát một
số khu vực phân lô tại ấp 5 và chứng kiến nhiều bảng cảnh báo bị xóa
hết nội dung hoặc bị đập phá, hủy hoại đến méo mó.
Chủ tịch UBND xã Vĩnh Lộc B Lôi Đại Phong cũng cho biết xã đã chỉ
đạo công an xã xử lý, ngăn chặn phương tiện chở vật tư vào công trình
san lấp không đăng ký. Đồng thời, công an xã này cũng đã làm việc với
một số người đang phân lô và kinh doanh trái phép, tuy nhiên việc này
chỉ như bắt cóc bỏ đĩa.
Một căn nhà xây dựng không phép từ trước Tết, chưa có người ở khu đất này, sau khi
Pháp Luật TP.HCM
phản ánh,
lực lượng chức năng đã cho cưỡng chế, tháo dỡ. Ảnh: VIỆTHOA
Khu đất nông nghiệp hơn 8.000m
2
tại đường Lại Hùng Cường, ấp 6A trước Tết đã san lấp và phân thành hàng trăm lô và
bán hết cho người mua. Sau khi
Pháp Luật TP.HCM
phản ánh, xã Vĩnh Lộc B đã cho xe cuốc những con đường do đầu nậu
đổ sơ sài để chemắt người mua. Ảnh: VIỆTHOA
1,2 4,5,6,7,8,9,10,11,12,13,...16
Powered by FlippingBook