083-2019 - page 12

12
Đời sống xã hội -
ThứBa 16-4-2019
GIANGHI
H
ai tuần gần đây, nhiều
người nhập BV Bệnh
nhiệt đới TP.HCMđiều
trị nhiễm trùng uốn ván. Số
liệu ghi nhận tại khoa Cấp
cứu, hồi sức tích cực chống
độc người lớn, BV Bệnh
nhiệt đới (TP.HCM), trung
bình mỗi ngày khoa tiếp nhận
2,3 trường hợp bị uốn ván.
Trong số 30 ca nằm viện tại
khoa thì có hơn 70% trường
hợp mắc uốn ván. Phần lớn
các bệnh nhân có bệnh cảnh
rất nặng, co giật và co thắt
cơ - triệu chứng điển hình
của bệnh uốn ván, gây rối
loạn hô hấp, cần điều trị tích
cực tại khoa.
Từ vết xước cây quẹt
dẫn đến hôn mê
Chờ vào thăm cha là ông
TVN (65 tuổi, ngụ LongAn)
đang điều trị tại khoa Cấp
cứu, hồi sức tích cực chống
độc người lớn, anh Trần Văn
Tiến cho hay hơn 10 ngày
trước, ông N. phát quang bụi
cây xung quanh nhà thì bị
một cành cây gãy gây xước,
chảy máu bên tay trái.
Nghĩ vết thương không có
gì nghiêm trọng nên ông N.
chỉ rửa sơ vết thương và để
cho tự lành. Tuy nhiên, hơn
một tuần sau, ông N. cảm
thấy cứng hàm, nhai nuốt khó
và khó thở nên được người
nhà đưa vào BV địa phương
điều trị, tuy nhiên tình hình
không cải thiện nên ông được
chuyển vào BV Bệnh nhiệt
đới tiếp tục điều trị. Ông N.
đã được mở khí quản và trợ
thở bằng máy, hiện vẫn đang
hôn mê.
Anh Tiến thở dài: “Nghe
TP.HCM, bệnh nhân uốn ván
thường có vết thương “ngõ
vào”, đây là con đường cho
vi khuẩn uốn ván xâm nhập
vào cơ thể. Khoa hay tiếp
nhận các bệnh nhân uốn ván
phổ biến nhất là giẫm đinh
hoặc gặp tai nạn lao động,
tai nạn giao thông, thậm
chí là các tai nạn sinh hoạt
như vết dao cắt, gà mổ, bò
đạp, heo cạp… Có một số
trường hợp khác mắc uốn
ván do liên quan đến bệnh
lý nội khoa như vết thương
viêm tai giữa, chảy mủ tai,
chàm da mạn tính, sâu răng,
vết thương lâu lành, vết loét
lâu lành như bàn chân tiểu
đường, vết loét ung thư vú.
Theo BS Thủy, quá trình
điều trị bệnh uốn ván khá tốn
kém và mất thời gian, tùy
theo mức độ nặng, nhẹ của
bệnh có thể từ hai tuần đến
ba, bốn tháng điều trị. Theo
thống kê tại BV, các trường
hợp uốn ván nhẹ chưa cần
can thiệp thở máy chi phí
20-50 triệu đồng, còn trường
hợp thở máy và biến chứng
liên quan bệnh lý tiềm ẩn
như tim mạch, gan, thận, chi
phí có thể lên đến 200-300
triệu đồng.
BSThủy khuyến cáo người
dân khi gặp vết thương có
“ngõ vào” liên quan mủ máu
nhiều, có nhiều dị vật làm
mô dập nát cần đến cơ sở y
tế để tiêm ngừa uốn ván và
chăm sóc vết thương. Từng
có nhiều trường hợp chủ
quan vết thương nhỏ như
gà mổ, heo cạp, bò đạp…
mà bệnh nhân thường chỉ tự
chăm sóc tại nhà, thậm chí
một số người còn sử dụng
thuốc lá cây, cỏ đắp vào vết
thương. “Với cách chăm sóc
vết thương không đảm bảo
vệ sinh thì càng rất dễ dẫn
đến uốn ván. Hoặc khi bệnh
nhân có ổ sâu răng nhưng
nghĩ là không cần nhổ lấy
ra hoặc vết thương chàm
da mạn tính nên không tập
trung xử lý vết thương cũng
rất dễ dẫn đến uốn ván. Do
đó, khi có vết thương, không
nên tự đánh giá mà nên đến
cơ sở y tế để được bác sĩ tư
vấn có cần chích ngừa uốn
ván” - BS Thủy nêu.
Đặc biệt, theo BS Thủy,
30% số ca mắc uốn ván nhập
viện không tìm thấy “ngõ
vào”, có thể bệnh nhân bị vết
thương nhỏ nhưng không để
ý và vết thương đã tự lành.
Do đó, để phòng ngừa uốn
ván, tất cả người dân nên
chủ động tiêm ngừa uốn
ván. Đối với người không
nhớ lịch sử tiêm chủng ngừa
uốn ván thì cần tiêm ngừa
lại từ đầu theo phác đồ tiêm
chủng mở rộng.•
Nguy kịch chỉ vì… gà mổ
BVBệnh
nhiệt đới ghi
nhận nhiều
trường hợp
mắc uốn ván
nguy kịch chỉ
từ vết thương
nhỏ như gà
mổ, heo cạp,
bò đạp…
và hầu hết
đều không
nghĩ mắc
bệnh này.
Ngườiđãtừngtiêmngừauốn
ván thì nên tiêm nhắc lại 5-10
năm trước khi có vết thương
để bảo vệ triệt để. Tuy nhiên,
khi đã chích ngừa đầy đủ mà
có vết thương, người dân vẫn
cần đến cơ sở y tế để bác sĩ
đánh giá vết thương để xem
xét chích huyết thanh uốn ván
tạm thời và tư vấn chích ngừa
vaccine uốn ván.
Tiêu điểm
Người bệnh uốn ván đang điều trị tại khoa Cấp cứu, hồi sức tích cực chống độc người lớn,
BV Bệnh nhiệt đới TP.HCM. Ảnh: HL
bệnh uốn ván chỉ tưởng là
trẻ em mới mắc thôi, ai ngờ
người lớn cũng bị. Nếu có
kiến thức về bệnh sớm hơn
thì tôi đã đưa cha đi chích
ngừa rồi, không phải chạy
đôn chạy đáo lo cho ông nằm
viện như thế này”.
Hay chỉ từvết thương phỏng
ống pô xe máy đơn thuần, bà
NTC (50 tuổi, ngụ quận 7,
TP.HCM) cứ nghĩ bôi thuốc
vài ngày vết phỏng sẽ lành.
Tuy nhiên, một tuần sau, vết
phỏng càng lan rộng, mưng
mủ, sưng tấy. Bà C. nghĩ là
vết thương nhiễm trùng nên
mua kháng sinh về uống. Sau
đó, bà C. bắt đầu sốt cao,
cứng cơ hàm, há hàm khó.
Bà C. được người nhà đưa
vào BV gần nhà điều trị và
được chuyển đến BV Bệnh
nhiệt đới với tình trạng khó
thở tăng dần.
Chích ngừa chủ động
khi bị gà mổ, heo cạp
Theo
BS Dương Bích
Thủy, Phó khoa Cấp cứu,
hồi sức tích cực chống độc
người lớn, BVBệnh nhiệt đới
Các trường hợp
uốn ván nhẹ tốn
chi phí điều trị từ
20-50 triệu đồng,
còn các trường hợp
nặng cần thở máy
và bị biến chứng
thì chi phí có thể
lên đến 200-300
triệu đồng.
Quảng cáo
CÔNG TY LUẬT TNHH VẠN TÍN
THÔNGBÁOTHAYĐỔI ĐỊACHỈ
TRỤ SỞ NHƯ SAU:
Địa chỉ cũ: Phòng X-04.33, Tầng 4,
Sunrise City - North Tower, 27 Nguyễn
Hữu Thọ, Phường Tân Hưng, Quận 7,
TP.HCM
Địa chỉ mới: Số 7 Đường số 14, Khu
đô thị mới HimLam, PhườngTânHưng,
Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh.
BỐ CÁO THÀNH LÂP
Tên
:
CÔNG TY LUẬT TNHH MTV AN
BÌNH PHÁT
GĐKHĐ
số: 41.02.3038/TP/ĐKHĐ cấp
ngày 28-3-2019.
Địachỉtrụsở:
457XôViếtNghệTĩnh,Phường
26,quậnBìnhThạnh,TP.HCM.
Ngườiđạidiện
theo pháp luật:
Phan Hiền.
Lĩnh vực hoat
động:
Tham gia tố tụng theo quy định của
pháp luật; Tư vấn pháp luật; Đại diện ngoài
tố tụng để thực hiện các công việc liên quan
đến pháp luật;Thực hiện các dịch vụ pháp lý
khác theo quy định của pháp luật.
Thời gian đào tạo:
01 năm
,
học vào các buổi tối thứ 2
đến thứ 6 (18h-21h) và ngày thứ 7.
Bằng cấp:
Bằng Thạc sĩ luật chuyên ngành
Luật Kinh
doanh quốc tế và so sánh
do trường Đại học Toulouse
cấp. Bằng có giá trị quốc tế.
Các trường tham gia liên kết:
ĐH Luật TP.HCM, ĐH
Lyon, ĐH Bordeaux, ĐH Toulouse và ĐH Tự do Bruxelles.
Học tại:
Trường ĐH Luật TP.HCM, cơ sở 02 Nguyễn Tất
Thành Q.4, Tp. HCM.
Đối tượng tuyển sinh: Cử nhân ngành Luật, Kinh
tế, Quản tr , Ngoại thương, Ngoại ngữ (tiếngPháp)….
Có khóa học trang bị kiến thức luật cơ bản và nâng cao
cho học viên chưa có bằng cử nhân Luật và khóa tiếng
Pháp tăng cường.
Hồsơđăngký
tạiWebsite:www.hcmulaw.edu.vn.
Hạn
cuối nhận hồ sơ: 30/06/2019.
Ngày khai giảng dự kiến:
05/09/2019.
Liên hệ: Ms. Phương - Phòng QL NCKH &
HTQT (P.902)TrườngĐHLuậtTP.HCM– 02NguyễnTất
Thành–Q.4ĐT:(08)3940.0989(nhánh:120)/0913115
078, email:
THÔNG BÁO TUYỂN SINH KHÓA 10
CHƯƠNG TRÌNH LIÊN KẾT ĐÀO TẠO THẠC SĨ LUẬT BẰNG TIẾNG PHÁP
Triệu chứng dễ nhận biết nhất của bệnh
uốn ván là cứng hàm. Khởi đầu, người bệnh
thường mỏi hàm, sau đó tiến tới cứng hàm,
há khó, ăn uống khó khăn, dễ bị nhầm lẫn
với bệnh lý về tai biến hoặc sái khớp hàm.
Bệnh chuyển nặng khi người bệnh cứng cơ
toàn thân (cứng lưng, cứng bụng, cứng tay
chân), lên cơn co giật tại nhà, khó thở, thở rít.
Do đó, người bệnh có triệu chứng cứng
hàm không biết rõ nguyên nhân nên đến cơ
sở y tế để bác sĩ nhận định bệnh cảnh. Với
phương pháp điều trị hồi sức tích cực bệnh
uốn ván hiện nay, tỉ lệ tử vong của bệnh đã
giảmđáng kể, chỉ 2%-5% tử vong. Tuy nhiên,
các đối tượng có bệnh lý nền như thiếu máu
cơ tim cục bộ, suy tim, suy gan, suy thận, các
bệnh lý nhiễmtrùng khác…thì quá trìnhđiều
trị sẽ kéo dài và tỉ lệ tử vong cao hơn nhiều.
Nhập viện ngay khi bị cứng hàm
1...,2,3,4,5,6,7,8,9,10,11 13,14,15,16
Powered by FlippingBook