084-2019 - page 14

14
Bạn đọc -
Thứ Tư 17-4-2019
Đừng tranh luận tậncùng
với người tâm thần
Xu hướng của thế giới là để người bệnh tâm thần chung sống
với cộng đồng và trị liệu kịp thời.
Khi thấy người
bệnh không lên cơn
nữa thì người thân
không nên tự tiện
ngưng thuốc mà
phải hỏi ý kiến BS.
Những người
bệnh tâmthần
đang được trị
liệu tại Trung
tâmĐiều dưỡng
người bệnh tâm
thần TânĐịnh.
Ảnh: TM
- Ngày 12-4, người thân anh HTP (35 tuổi,
ngụTPTamKỳ) đưa anh P. đến chùa Bình Bửu
(xã Tam Giang, huyện Núi Thành) để nhờ sư
trụ trì chùa hướngdẫnđiều trị bệnh tâmthần.
Tại chùa, anh P. lấy một con dao giấu trong
cốp xe máy chém vào đầu sư trụ trì. Vụ việc
khiến sư trụ trì bị thương nặng và được mọi
người đưa đi cấp cứu ngay sau đó.
-Khoảngcuốitháng3đếnđầutháng4-2019,
có khoảng 10 người liên tục bị người lạ mặt
dùng vật sắc nhọn tấn công gây vết thương
trênngườitạikhuvựcNguyễnVănCừ(phường
1, quận 5, TP.HCM). Công an quận 5 đã tạm
giữ đối tượng là người đàn ông có dấu hiệu
bệnh tâm thần, tên H.
- Ngày 16-2, trên mạng xã hội lan truyền
thông tin về một người đàn ông đi xe máy
dùng búa tấn công người đi đường tại khu
vực thuộc hai quận Tân Bình và Phú Nhuận
(TP.HCM). Saumột thời gian điều tra, cơ quan
công an truy tìm được P. Đối tượng này thừa
nhận mình là người dùng búa gây thương
tích cho ba người đi đường. P. cho biết đang
điều trị tại BV Tâm thần TP.HCM.
Nhiều nạn nhân bị người tâm thần tấn công
Các nước phát triển như Anh, Mỹ chủ yếu
quản lý người bệnh tâm thần dựa trên cộng
đồng, người bệnh vẫn chung sống trong xã
hội. Các nước này rất chú trọng tìm cách can
thiệp người bị rối loạn tâm lý, tâmthần thông
qua điều trị tâm lý sớm. Họ có các nhân viên
công tác xã hội lâm sàng, đây là cánh tay nối
dài của nhà vật lý trị liệu, của BS thần kinh,
tâm thần để theo dõi, điều trị bệnh nhân tại
địa phương. Mỹ thành lập tổ chức Sức khỏe
tâmthầnMỹ (Mental HealthAmerica) từ năm
1909. Đây là tổ chức phi lợi nhuận, bao gồm
các dịch vụ phòng ngừa bệnh tâm thần cho
mọi người; xác định và can thiệp sớm cho
những người có nguy cơ; chăm sóc tích hợp,
dịch vụ và hỗ trợ phục hồi cho những người
bệnh. Anh cũng lập nên Quỹ Sức khỏe tâm
thần (Mental Health Foundation) hoạt động
như một tổ chức từ thiện, dựa vào sự quyên
góp của cộng đồng để thúc đẩy những
nghiên cứu và phổ biến kiến thức về người
bệnh tâm thần, giúp họ hòa nhập với cuộc
sống và giúp những người xung quanh hiểu
về người bệnh tâm thần.
Một số nước châu Á thì quản lý chủ yếu
dựa trên chính sách của nhà nước, các bệnh
viện đảm trách nhiệm vụ quản lý và theo dõi
người bệnh tâm thần.
KIM NGUYÊN
Các nước quản lý người bị tâm thần như thế nào?
NGUYỄNHIỀN
T
hời gian gần đây, trên
nhiều tỉnh/thành xảy ra
nhiều trường hợp người
tâm thần bất ngờ gây án.
Chúng tôi đã trao đổi với
bác sĩ (BS) Trịnh Tất Thắng,
Giám đốc BV Tâm thần
(TP.HCM), xoay quanh câu
chuyện này. BS Trịnh Tất
Thắng đã đưa ra một số lưu
ý khi chung sống với người
tâm thần trong cộng đồng.
Hai dạngbệnh tâmthần
dễ gây nguy hiểm
Theo BS Thắng, trên thế
giới, những nước phát triển
đang có xu hướng kéo người
bị bệnh tâm thần sống chung
với cộng đồng chứ không để
họ sống tách biệt. Việt Nam
chúng tađangđi theoxuhướng
này. Tuy nhiên, để người thân
và cộng đồng sống chung với
những người bệnh tâm thần
sao cho an toàn thì điều đầu
tiên là phải hiểu người bệnh.
Theo thống kê trong ngành
thì những người có bệnh tâm
thần phân liệt, bệnh hoang
tưởng mới gây nguy hiểm
cho người khác, còn các dạng
tâm thần khác thì không ảnh
hưởng đến cộng đồng nhiều.
Bệnh tâm thần được chia
làm hai loại: Loại thứ nhất là
người bệnh biết mình bệnh,
dạng người này thường không
nguy hiểm vì họ rất hợp tác
trong việc điều trị.
Loại thứ hai là người bệnh
phủ nhận bệnh tình của mình,
cho rằngmình bình thường, từ
chối chữa trị thì đến một lúc
nào đó bệnh sẽ bùng phát, rất
dễ gây nguy hiểm cho người
dân và xã hội.
Cách sống chung với
người tâm thần
Đối với người thân mắc
bệnh tâm thần thì cần phải
làm gì? BS Thắng cho biết
việc trước tiên là phải theo
dõi những biểu hiện và bệnh
tình của họ để tìm các dịch
vụ y tế điều trị kịp thời. Khi
bệnh nhân tiếp nhận điều
trị thì người thân phải phối
hợp với BS trong quá trình
chăm sóc.
Cụ thể, vì người bệnh rất
khó uống thuốc nên người
thân cần theo dõi đều đặn và
nếu khó quá thì nhờ BS điều
trị nhắcnhở.Khi người bệnhcó
những dấu hiệu bất thường thì
cần đưa đi thăm khám để BS
tăng, giảm liều. Người thân
tuyệt đối không được ngưng
thuốc hay giảm thuốc cho
người bệnh. Khi thấy người
bệnh không lên cơn nữa thì
người thân không nên tự tiện
ngưng thuốc mà phải hỏi ý
kiến BS. Một số gia đình có
người bệnh đã mặc cảm nên
không dám nói cho người
ngoài biết, không dám đưa
đi điều trị nên để bệnh càng
trầm trọng hơn.
“Người bệnh cần được đối
xử như người bình thường,
không tranh luận tận cùng
vấn đề với họ. Tuyệt đối
không được xúc phạm, coi
thường vì điều này khiến họ
rất dễ nổi nóng. Người bệnh
rất tình cảm và dễ tự ái hơn
người bình thường nên đừng
xa lánh, khinh khi họ khiến
họ mang hận trong lòng, dễ
bột phát gây hại cho người
khác” - BS Thắng lưu ý.
Đối với cộng đồng thì phải
làm thế nào để chung sống
an toàn với người tâm thần?
BS Thắng hướng dẫn: Cộng
đồng cần tránh những hành
vi như ném đá, chọc ghẹo,
chỉ trích người tâm thần. Khi
đi ngoài đường, thấy người
tâm thần lên cơn la hét hãy
trò chuyện, lắng nghe họ và
hướng dẫn họ đi đến đâu để
được giúp đỡ.•
Trụ đèn giữa đường quá nguy hiểm!
Góc ảnh
Trước số nhà 1705
đường Huỳnh Tấn Phát
(khu phố 3, phường Phú
Mỹ, quận 7, TP.HCM)
có trụ đèn án ngữ giữa
đường vừa gây cản trở,
vừa là mối nguy hiểm đối
với người và phương tiện
qua lại.
Điều đáng nói là đường
mở rộng và nâng cấp đã
sử dụng nhiều tháng nay
nhưng trụ đèn không được
dời vào vị trí thích hợp.
Mong cơ quan chức
năng sớm dời trụ để đảm
bảo an toàn và mỹ quan
đô thị.
THÁI HOÀNG
TrưởngBanTiếpdân
Trungươngnói về vụ
tiếpdânqua lỗkính
Trả lời
Pháp Luật TP.HCM
về clip cảnh dân chui qua
“lỗ” làm việc với cán bộ ở Nam Định, ông Nguyễn Hồng
Điệp, Trưởng ban Tiếp dân Trung ương, Thanh tra Chính
phủ, cho biết thực tế hiện nay chưa có văn bản nào quy
định cụ thể về việc kê bàn ghế, dựng vách ngăn kính với
khoảng cách bao nhiêu tại trụ sở tiếp công dân cả.
“Tuy nhiên, các văn bản quy định việc tiếp công dân
có một yêu cầu quan trọng là phải tạo điều kiện thuận
lợi cho người dân đến làm việc tại nơi công quyền,
đồng thời phải giải quyết thủ tục hành chính cho người
dân theo hướng tốt nhất” - ông Điệp nói.
Ông Điệp cho rằng câu chuyện quanh clip tiếp dân ở
Nam Định đang được các cấp có thẩm quyền tỉnh Nam
Định làm rõ, sau khi có báo cáo sẽ có thông tin cụ thể sau.
“Nội quy tiếp dân hiện nay cũng giao và thuộc thẩm
quyền của chủ tịch UBND ở địa phương. Tôi đã đề nghị
cung cấp thông tin cụ thể về sự việc” - ông Điệp cho hay.
Cùng ngày, ông Ngô Gia Tự, Phó Chủ tịch Thường
trực UBND tỉnh Nam Định, cho biết đã chỉ đạo chánh
Văn phòng UBND tỉnh kiểm tra làm rõ thông tin liên
quan xảy tại trụ sở tiếp dân UBND tỉnh Nam Định.
Trước đó, người dân quay clip cảnh dân chui qua “lỗ”
làm việc với cán bộ, ghi lại cảnh tượng người dân lộn
xộn tại Phòng Tiếp dân của UBND tỉnh Nam Định.
Trong clip đó, nhiều câu thoại mang nội dung phản
đối, than phiền: “Những người ở đây đi từ 3, 4 giờ sáng
tại sao không được tiếp? Thứ nhất là bàn của các vị kê
rất là xa, mỗi lần các chị tiếp dân cứ nói thầm như thế
ai nghe thấy gì, mọi người phải chui qua “lỗ” này”.
Ngay sau khi clip được đăng tải đã thu hút hàng
ngàn lượt thích, chia sẻ, bình luận mà trong đó không
ít ý kiến cho rằng cách tiếp dân như vậy là phản cảm,
lỗi thời.
Pháp Luật TP.HCM
cũng đã thông tin: Ngày 15-4,
ông Trần Kha, Chánh Văn phòng UBND tỉnh Nam
Định, xác nhận những hình ảnh trong clip xảy ra tại
Phòng Tiếp dân của UBND tỉnh Nam Định và ông cũng
đã nắm được thông tin về sự việc này.
Theo ông, sự việc xảy ra vào ngày 10-4. “Khi kiểm
tra lại quy trình tiếp dân và cách ứng xử của cán bộ tiếp
dân thì đó là chuẩn mực, không có gì sai trái với quy
định. Người quay clip có lời nói vu khống với mục đích
xấu. Tôi đã làm báo cáo gửi lãnh đạo tỉnh để chỉ đạo xử
lý” - ông Kha khẳng định.
ĐẶNG TRUNG
Nhiều ý kiến cho rằng bàn làmviệc tại phòng tiếp dân nhưng
rất xa dân. (Ảnh chụp từ clip)
1...,4,5,6,7,8,9,10,11,12,13 15,16
Powered by FlippingBook