084-2019 - page 7

7
Pháp luật
&
cuộc sống -
Thứ Tư17-4-2019
HOÀNGYẾN
T
AND TP.HCM cho biết đã thụ
lý vụ tranh chấp giữa công ty
với người quản lý của Công
ty Cổ phần Đầu tư Trung Nguyên
(trụ sở tại 31 Tú Xương, phường
7, quận 3, TP.HCM).
Theo đó, Công ty Cổ phần
Đầu tư Trung Nguyên (được
nhân danh bởi bà Lê Hoàng Diệp
Thảo, cổ đông sở hữu 30% cổ
phần phổ thông tại công ty này
từ năm 2009 đến nay) khởi kiện
ông Đặng Lê Nguyên Vũ (chủ
tịch HĐQT kiêm tổng giám đốc
công ty này).
Theo đó, nguyên đơn yêu cầu
tòa buộc ông Vũ với tư cách là chủ
tịch HĐQT kiêm tổng giám đốc
Công ty Cổ phần Đầu tư Trung
Nguyên (là công ty thành viên
thuộc Tập đoàn Trung Nguyên)
chấm dứt hành vi tố cáo các sản
phẩm cà phê hòa tan mang nhãn
hiệu Trung Nguyên và G7 do công
ty này sản xuất là hàng giả, hàng
không chính phẩm.
Nguyên đơn yêu cầu tòa buộc
ông Vũ với tư cách là chủ tịch
HĐQT kiêm tổng giám đốc Công
ty Cổ phần Đầu tư Trung Nguyên
chấm dứt hành vi khởi kiện các
nhà phân phối trong nước và trên
thị trường quốc tế đang phân phối
các sản phẩm cà phê hòa tan mang
nhãn hiệu Trung Nguyên và G7 do
công ty này sản xuất.
Kèm theo đơn kiện trên, người
khởi kiện có nộp các tài liệu, chứng
cứ cho yêu cầu của mình. Vụ án này
được tòa thụ lý theo thủ tục thông
thường và đã được tòa thông báo
đến hai bên nguyên đơn, bị đơn.
Vụ án được phân cho tòa chuyên
trách là Tòa Kinh tế giải quyết.
Ngày 28-3, TAND TP.HCM đã
ra quyết định áp dụng biện pháp
khẩn cấp tạm thời sau khi xem xét
yêu cầu của phía nguyên đơn và các
chứng cứ liên quan. Theo đó, tòa
thấy việc áp dụng biện pháp khẩn
cấp tạm thời về việc cấm hoặc buộc
đương sự thực hiện hành vi nhất
định là cần thiết.
Căncứkhoản12Điều114BLTTDS,
tòa buộc ông Vũ, đại diện theo pháp
luật, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng
Giám đốc Công ty Cổ phần Đầu
tư Trung Nguyên, thực hiện các
hành vi sau:
- Không được tiếp tục nhân danh
Công ty Cổ phần Đầu tư Trung
Nguyên khởi kiện các cá nhân,
pháp nhân đang phân phối, mua
bán sản phẩm cà phê hòa tan mang
nhãn hiệu “Coffee G7 cà phê hòa
tan”, “Coffee G7 Instant coffee”,
“The No.1 coffee G7 cà phê thứ
thiệt” do Công ty Cổ phần Cà phê
hòa tan Trung Nguyên Chi nhánh
Vụ Trung Nguyên: Bà Thảo lại kiện
ông Vũ ra tòa
Bà Lê Hoàng DiệpThảo kiện ông Đặng Lê Nguyên Vũ yêu cầu ông “chấmdứt làm” một số việc cụ thể;
trong khi với vụ ly hôn, bà kháng cáomuốn đoàn tụ với ông Vũ.
Bà Lê HoàngDiệp Thảo và ôngĐặng Lê Nguyên Vũ tại phiên tòa xử vụ ly hôn giữa hai ông bà.
Ảnh: HOÀNGGIANG
Bắc Giang sản xuất.
- Làm thủ tục đình chỉ đối với
các vụ kiện nhà sản xuất phân phối
Sky - Blue đang do tòa án Đài Loan
giải quyết và vụ kiện các nhà phân
phối Blake Trading, CNL Global
Co.Ltd, NJ.CO.LTD đang do tòa
án Hàn Quốc giải quyết.
- Không được tiếp tục nhân
danh Công ty Cổ phần Đầu tư
Trung Nguyên gửi thư cảnh báo,
tố cáo đến các cá nhân, pháp nhân
đang phân phối, mua bán sản
phẩm cà phê hòa tan mang nhãn
hiệu “Coffee G7 cà phê hòa tan”,
“Coffee G7 Instant coffee”, “The
No.1 coffee G7 cà phê thứ thiệt”
do Công ty Cổ phần Cà phê hòa
tan Trung Nguyên Chi nhánh Bắc
Giang sản xuất.
Được biết phía ông Vũ - bị đơn
vụ kiện đã nhận được tin về vụ kiện
này sau khi tòa xử ly hôn được
một ngày, cùng ngày với quyết
định áp dụng biện pháp khẩn cấp
tạm thời.•
Bà Thảo yêu cầu tòa
buộc ông Vũ chấm dứt
hành vi tố cáo các sản
phẩm cà phê hòa tan
mang nhãn hiệu
Trung Nguyên và G7
là hàng giả, hàng không
chính phẩm.
Bà Thảo nói muốn
đoàn tụ với ông Vũ
Trướcđó,ngày27-3,HĐXXTAND
TP.HCM đã tuyên án sơ thẩm vụ
ly hôn giữa bà Thảo và ông Vũ.
Ngoài việc tuyên ly hôn, tòa còn
chia tài sản chung của vợ chồng
ông Vũ, bà Thảo là bảy công ty
thuộc Tập đoàn Trung Nguyên
theo tỉ lệ 6:4 cổ phần. Đồng thời,
tòa giao cho ôngVũ sở hữu toàn
bộ số cổ phần tại các công ty này
và trả chênh lệch cho bà Thảo.
Ngoài ra, bản án sơ thẩm của
TAND TP.HCM còn tuyên đình
chỉ tất cả yêu cầu khác của các
bên đương sự (là ông Vũ và bà
Thảo) đối với các công ty thuộc
Tập đoàn Trung Nguyên phát
sinh trong các hoạt động kinh
doanh thương mại với tư cách
là cổ đông và thành viên công
ty liên quan đến việc thành lập,
chuyển nhượng, hoạt động, giải
thể… chuyển đổi hình thức tổ
chức công ty và các hoạt động
khác về kinh doanh thươngmại
liên quan đến tất cả công ty
thuộc Tập đoàn Trung Nguyên.
Phầntuyênánnàycủatòađược
cho là vượt quá yêu cầu khởi kiện
của các đương sự... Bản án ly hôn
này đang có kháng nghị củaVKS
cùng cấp và kháng cáo của cả hai
bên, trong đó kháng cáo của bà
Thảo có nội dung là muốn đoàn
tụ với ông Vũ.
Ngày 16-4, TAND TP Cần Thơ xét xử phúc phẩm đã
chấp nhận một phần kháng nghị của VKS, sửa một phần
bản án sơ thẩm vụ cựu phóng viên báo
Hòa Nhập và Phát
Triển
(Văn phòng đại diện phía Nam) đòi tiền để gỡ bài
báo. Theo đó, tòa tuyên phạt Phạm Lê Hoàng Uyển bốn
năm tù và Võ Hoàng Hà (nguyên chủ tịch HĐQT Công
ty CP Hóa chất khử trùng châu Á) hai năm tù, cùng về
tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Trước đó, xử sơ thẩm, TAND quận Ninh Kiều cũng đã
tuyên phạt hai bị cáo mức án trên nhưng về tội môi giới
hối lộ. Đồng thời, tòa này kiến nghị CQĐT xem xét dấu
hiệu tội đưa hối lộ đối với Võ Thanh Long (tổng giám đốc
Công ty Cổ phần Bất động sản Cao Thắng và Công ty Cổ
phần Quốc tế Ước Mơ Việt).
Tại phiên phúc thẩm, bị cáo Uyển thường xuyên ôm
bụng kêu đau nên tòa đã cho mời bác sĩ đến thăm khám,
túc trực suốt phiên xử. Uyển giữ nguyên yêu cầu kháng
cáo xin giảm nhẹ hình phạt để sớm trở về với gia đình.
Trong phần tranh luận, đại diện VKS cho rằng cấp sơ
thẩm căn cứ vào tin nhắn messenger để xử hai bị cáo tội
môi giới hối lộ là chưa thuyết phục. Nội dung tin nhắn
messenger do Uyển cung cấp không thể xác thực được
người nhắn tin cho Uyển có phải là Nguyễn Lê Yến Thy
hay không vì hiện Thy đã rời khỏi Việt Nam. Uyển cũng
thừa nhận không có khả năng giúp Long gỡ bài nhưng vẫn
nhận lời Long với giá 700 triệu đồng. Long giao tiền gỡ bài
là giao cho Uyển và không thể hiện việc giao cho Uyển để
chuyển cho Hà. Hành vi của Uyển và Hà đã đủ yếu tố cấu
thành tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Từ đó đại diện VKS đề
nghị tòa chấp nhận kháng nghị, tuyên phạt hai bị cáo tội lừa
đảo và giữ nguyên mức án sơ thẩm đối với hai bị cáo.
Cuối cùng, tòa phúc thẩm chấp nhận lập luận này của
VKS. Về số tiền tang vật, tòa cho rằng trước đó do Long
đã có đơn tố cáo và cơ quan công an điều tra mới phát
hiện hành vi của hai bị cáo nên không có cơ sở tịch thu số
tiền này, cũng không có cơ sở xử lý Long về tội đưa hối lộ
như bản án sơ thẩm kiến nghị.
Đối với kháng cáo của bị cáo, cấp sơ thẩm xử các bị cáo
dưới mức khung hình phạt là phù hợp, có xem xét đầy đủ
tình tiết giảm nhẹ, vai trò của từng bị cáo nên không có cơ
sở chấp nhận.
Như
Pháp Luật TP.HCM
đã đưa tin, từ ngày 31-7-2017
đến 4-8-2017, báo
Phụ Nữ TP.HCM
 có đăng một số bài báo
có nội dung phản ánh Công ty Cổ phần Bất động sản Cao
Thắng và Công ty Cổ phần Quốc tế Ước Mơ Việt hoạt động
kinh doanh, huy động vốn không minh bạch, có dấu hiệu
lừa đảo. Sau đó, ông Long gọi điện thoại cho Uyển nhờ lo
gỡ ba bài báo này. Uyển báo giá lại với Long rằng để gỡ bài
phải chi 700 triệu đồng, kê thêm 30 triệu đồng tiền chi phí
đi lại và sẽ hợp thức hóa nhận tiền thông qua hợp đồng mua
bán cây cảnh với công ty của Hà. Sau đó, Uyển đã liên hệ
nhờ bà Nguyễn Lê Yến Thy (trưởng ban kinh tế, Cơ quan đại
diện phía Nam báo
Người Tiêu Dùng
) tìm cách lo tiền gỡ ba
bài báo trên và Thy cho giá là 600 triệu đồng.
Đến ngày 6-8-2017, Uyển và Hà đến một quán cà phê
ở Cần Thơ gặp ông Long để nhận 280 triệu đồng thì bị
công an bắt quả tang.
HẢI DƯƠNG
Cựunữphóngviênđòi 700 triệuvẫnbị 4nămtù
Tòa phúc thẩm chỉ thay đổi tội danh từmôi giới hối lộ sang tội lừa đảo đối với cựu nữ phóng viên PhạmLê Hoàng Uyển.
1,2,3,4,5,6 8,9,10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook