084-2019 - page 8

8
Lodựán lấnsôngHàn
ảnhhưởngdòng chảy
Chiều 16-4, Sở Xây dựng TP Đà Nẵng đã
thông tin về dự án lấn sông bất động sản
(BĐS) và bến du thuyền Đà Nẵng tại khu vực
bờ Đông (phường Nại Hiên Đông, quận Sơn
Trà) đang được dư luận lo lắng ảnh hưởng đến
dòng chảy.
Trao đổi với 
Pháp Luật TP.HCM
, ông Thái
Ngọc Trung, Phó Giám đốc Sở Xây dựng TP
Đà Nẵng, cho biết dự án này vốn là một doi đất
lòi ra sông và được doanh nghiệp xin làm cụm
phức hợp. Còn bờ kè thì trước đó đã được Bộ
NN&PTNT thống nhất duyệt. “Hồi năm 2008-
2009 là mình khát cao tầng. Ông nào xin cao
tầng là TP tạo điều kiện tối đa. Bây giờ quá tải
nên hạn chế, sau đó được chỉnh quy hoạch khá
nhiều lần” - ông Trung nói.
Theo Sở Xây dựng, dự án BĐS và bến du
thuyền Đà Nẵng được UBND TP phê duyệt
lần đầu vào năm 2011 với quy mô 175.512 m
2
,
trong đó phần diện tích đất liền là 105.520 m
2
.
Lần quy hoạch vào tháng 2-2016 thì phần ranh
giới dự án được tính từ mép trong công trình đê,
kè sông Hàn trở vào trong với mục đích chống
sạt lở bờ sông, bảo vệ công trình kiến trúc, lịch
sử công trình công cộng và cơ sở hạ tầng hai
bên bờ sông Hàn.
Đại diện sở này cho rằng dự án này không ảnh
hưởng đến dòng chảy sông Hàn, đặc biệt là mùa
lũ lụt. Đồng thời dự án có không gian mở, quy
hoạch các công trình phục vụ công cộng nên
người dân được sử dụng các dịch vụ và tuyến
đường này.
Mới đây nhất, dự án được UBND TP tiếp tục điều
chỉnh quy hoạch chi tiết 1/500 với tổng diện tích
117.311 m
2
.
Cũng liên quan đến dự án trên, ngày 18-3, Phó
Tổng Thanh tra Chính phủ Bùi Ngọc Lam đã ký
thông báo kết luận thanh tra về việc chuyển đổi nhà,
đất công có vị trí đắc địa sang mục đích khác trên
địa bàn TP Đà Nẵng.
Trong số nhà, đất công được nêu trong kết
luận, Thanh tra Chính phủ yêu cầu “thu bổ sung
tiền sử dụng đất đối với dự án BĐS và bến du
thuyền Đà Nẵng vì điều chỉnh quy hoạch làm
tăng diện tích”.
Kết luận của Thanh tra Chính phủ cũng chỉ ra
có hai dự án đầu tư có sử dụng đất và năm lô đất
được giao/cho thuê không thông qua hình thức
đấu giá quyền sử dụng đất vi phạm Điều 58 Luật
Đất đai 2003, Điều 61 Nghị định 181 và Luật
Đất đai 2013. Trong đó có dự án BĐS và bến du
thuyền Đà Nẵng.
Về vấn đề liên quan đến dòng chảy, kiến trúc
sư Hồ Duy Diệm, Chủ tịch Hội Bảo vệ lưu vực
và dải biển Việt Nam, cho rằng việc lấp sông, lấn
sông như ở dự án trên sẽ để lại nhiều hậu quả.
“Việc lấn sông Hàn thô bạo như vậy sẽ gây hậu
quả nặng nề. Vào mùa mưa, khi nước từ thượng
nguồn đổ xuống, nước thủy triều từ biển dâng
lên sẽ khiến lưu lượng nước tăng lên nhiều lần.
Vận tốc nước chảy vì thế cũng mạnh lên nhiều
lần. Vì vậy khi thi công xây dựng chỗ này khiến
nước không phá được thì nó sẽ phải phá chỗ
khác để lập lại cân bằng của tự nhiên, yếu chỗ
nào nó phá chỗ đó” - ông Diệm cảnh báo.
LÊ PHI
Đô thị -
Thứ Tư17-4-2019
Nam bộ nắng nóng
như thiêu như đốt
Theo Đài Khí tượng thủy văn khu vực Nambộ, tình hình nắng nóng sẽ
tiếp tục kéo dài cho đến đầu tháng 5.
NGUYỄNCHÂU
T
ình hình nắng nóng ở Nam
bộ những ngày qua làm
mọi người cảm thấy bức
bối, khó chịu. Nhất là những
người làm công việc ngoài
đường phải ngao ngán vì cái
nắng khắc nghiệt.
“Nhiều ngày nay tôi đi làm
như cực hình, mỗi ngày chạy
mười mấy cuốc xe. Nắng nóng
như thiêu như đốt khiến tôi
nhức đầu, nhiều bữa chạy xe
về phải mua thuốc uống cho
đỡ” - anh Thanh, chạy xe ôm
ở quận Tân Phú (TP.HCM),
chia sẻ.
Chị Thanh Hằng (quận Tân
Bình, TP.HCM) cũng cho hay:
“Mấy hôm nay tôi không dám
đưa con ra đường vì sợ nắng
quá làm bé nhiễm bệnh. Năm
nay nắng nóng kinh khủng
quá, không biết bao giờ thời
tiết mới dịu bớt nữa”.
Ông Lê Đình Quyết, Phó
Trưởng phòng Dự báo Đài
Khí tượng thủy văn khu vực
Nam bộ, cho biết: “Liên tục
mấy ngày qua TP.HCM cũng
như các tỉnh miền Đông, miền
Tây Nambộ diễn ra nắng nóng.
Mức nhiệt độ phổ biến ở các
tỉnh miền Đông (trừ Bà Rịa-
Vũng Tàu) đều cao nhất ngày
là 35-37 độ, một số nơi trên
37 độ. Các tỉnh miền Tây trừ
Bạc Liêu, Cà Mau, Rạch Giá
có mức nhiệt dưới 35 độ, còn
lại 35-36 độ, có nơi xấp xỉ 37
độ (Châu Đốc 36,6 độ). Độ ẩm
thấp nhất phổ biến 35%-38%.
TP.HCM cao nhất 36 độ”.
Ông Quyết cũng cho hay từ
ngày 18-4, áp thấp nóng phía
Tây mạnh và mở rộng về phía
Đông Nam, nắng nóng các tỉnh
Nambộ sẽ tăng ở phạmvi nhiều
tỉnh, thành, mức nhiệt cao nhất
ngày là 35-37 độ, miền Đông
có nơi trên 37 độ.
Năm nay mức nhiệt cao
nhất trên toàn khu vực Nam
bộ ghi nhận được tại Biên
Hòa 37,6 độ (ngày 18-3). Tuy
nhiên, ông Quyết đánh giá:
Theo số liệu trung bình nhiều
năm (TBNN), vào khoảng thời
gian này thường có nhiệt độ
cao nhất tại TP.HCM và phổ
biến các tỉnh miền Đông lên
tới 38-39 độ, nhiều tỉnh miền
Tây 37-38 độ, giá trị nhiệt độ
cao nhất nămnay so với TBNN
vẫn thấp hơn. Diễn biến nhiệt
độ như vậy cũng không có gì
bất thường.
Ông Quyết cũng nhận định
từ nay tới tháng 6 là thời kỳ El
Nino yếu, mùa mưa năm nay
tại các tỉnh Nam bộ sẽ diễn ra
muộn hơn so với TBNNkhoảng
7-10 ngày, phổ biến từ khoảng
giữa đến cuối tháng 5. Tổng
lượng mưa năm sẽ thấp hơn
so với TBNN khoảng 20%-
35%, khu vực Cà Mau, Kiên
Giang, Bạc Liêu có mức thiếu
hụt nhiều nhất.
Trong bối cảnh biến đổi khí
hậu như hiện nay, diễn biến thời
tiết sẽ phức tạp, sẽ có nhiều
hiện tượng thời tiết cực đoan
xảy ra, cần đề phòng dông, lốc,
sét đánh, gió giật, nhất là thời
điểm chuyển mùa vào tháng 5
và tháng 11.•
Nóng trên 35 độ được coi là nguy hiểm
TheoĐài Khí tượng thủy văn khu vực Nambộ, tình hình nắng
nóng diễn ra hết tháng 4, sang tuần đầu tháng 5. Độ ẩmkhông
khí thấp, bức xạ cực tím (UV) cao gây tổn hại đến sức khỏe con
người, cây trồng, vật nuôi. Nóng từ trên 35 độ được gọi là thời
tiết nguy hiểm, làm mất nước, cơ thể mệt mỏi, những người
làm nhiều giờ ngoài trời cần duy trì giải lao 5-10 phút (sau 60
phút). Trang bị quần áo, khẩu trang chống nắng, uống nhiều
nước, ăn nhiều rau xanh, trái cây. Khi vừa đi nắng về cần nghỉ
ngơi, không nên tắm ngay.
Nên hết sức chú ý việc ăn uống vì nắng nhiều làm thức ăn
nhanh ôi thiu, dễ gây ngộ độc thực phẩm. Không nên tắm
nắng từ khoảng 11 giờ đến 15 giờ hằng ngày. Ngoài ra, chú ý
đề phòng chập điện, cháy nổ,…
Từ khoảng ngày 18-4,
nắng nóng các tỉnh
Nam bộ sẽ tăng, mức
nhiệt cao nhất ngày là
35-37 độ, miền Đông
có nơi trên 37 độ.
Người dân ra đường
phải bịt kín để tránh
tác hại của nắng nóng.
Ảnh: N.CHÂU
Cần Thơ: Sạt lở nhấn chìm 4 căn nhà và 80 tấn gạo
Ngày 16-4, thông tin từ huyện Vĩnh Thạnh, TP Cần Thơ
cho biết một ghe chở gạo vừa bị chìm khi đi qua khu vực
sạt lở thuộc Kênh 7, ven quốc lộ 80.
Trước đó, khoảng 11 giờ ngày 15-4, tại ấp Vĩnh Lân, xã
Vĩnh Trinh, huyện Vĩnh Thạnh (đoạn Kênh 7 cập tuyến
quốc lộ 80) đã xảy ra vụ sạt lở bờ sông nghiêm trọng với
chiều dài 29,5 m. Theo đó, vụ sạt lở đã nhấn chìm bốn căn
nhà của dân, ước tính tổng thiệt hại trên 1 tỉ đồng. Rất may
không gây thiệt hại về người.
Nhận định ban đầu, nguyên nhân sạt lở là do đang trong
mùa khô, mực nước rút thấp, có đoạn kè do người dân tự
làm nhưng không đảm bảo độ chắc chắn.
Đến khoảng 18 giờ 30 cùng ngày, anh Đặng Quốc Dũng
(30 tuổi, ngụ huyện Hồng Ngự, Đồng Tháp) điều khiển ghe
tải AG-2116 chở khoảng 80 tấn gạo, lưu thông hướng Kiên
Giang về cầu Cái Sắn lớn.
Khi đến khu vực xảy ra sạt lở nói trên, ghe tránh vượt
với phương tiện khác đi ngược chiều nên đã cọ vào các vật
cứng ở khu vực này khiến ghe bị chìm. Ước tính thiệt hại
tài sản lên đến hơn 1 tỉ đồng.
Thông tin với báo chí, ông Nguyễn Quý Ninh,
Chánh Văn phòng Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên
tai, Tìm kiếm cứu nạn TP Cần Thơ, cho biết đơn vị hỗ
trợ cho các hộ dân bị mất nhà trong vụ sạt lở 20 triệu
đồng/hộ. Trước đó, xã Vĩnh Trinh cũng đã hỗ trợ mỗi
hộ 2 triệu đồng để mua sắm nhu yếu phẩm cần thiết
phục vụ cuộc sống.
Đồng thời ngành chức năng cũng đã cho cắm các biển
báo tại khu vực ghe bị chìm, không cho các phương tiện
giao thông đường thủy qua lại. Tiến hành trục vớt tài sản và
cố định phương tiện bị chìm cập sông phía Bắc Cái Sắn để
chờ trục vớt.
HẢI DƯƠNG
1,2,3,4,5,6,7 9,10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook