084-2019 - page 9

9
Họ đã nói
Việc xây dựng cao ốc trong đô thị
phải đảm bảo tuân thủ nghiêm ngặt
Luật Quy hoạch đô thị. Theo quy định,
việc triển khai các quy hoạch chi tiết
đã được phân cấp cho địa phương. Tại
từng dự án cụ thể cần phải cân nhắc
để phát triển đô thị một cách hài hòa,
bền vững, giảm tải lên khu vực trung
tâm nội đô. Bộ Xây dựng sẽ có trách
nhiệm phối hợp với địa phương kiểm
tra, giám sát vấn đề này.
Ông
LÊ QUANG HÙNG
,
Thứ trưởng Bộ Xây dựng
Phải lắng nghe ý kiến của người dân
Liên quan đến việcVinaconex đề xuất xây dựng tòa cao ốc 18 tầng tại khu
đô thị Trung Hòa - Nhân Chính, trả lời
Pháp Luật TP.HCM
, bà Trần Thu Hằng,
Vụ trưởng Vụ Quy hoạch-Kiến trúc (Bộ Xây dựng), cho hay về thẩm quyền
quy hoạch chi tiết khu vực thuộc UBNDTP Hà Nội. Việc điều chỉnh phải đảm
bảo tuân thủ Luật Quy hoạch đô thị, chặt chẽ, công khai, minhbạch, được sự
đồng thuận của người dân và tính khả thi khi thực hiện.“Qua thông tin phản
ánh của báo chí, chúng tôi cũng có văn bản đề nghị Hà Nội cân nhắc, lắng
nghe ý kiến của người dân khi triển khai quy hoạch này. Nếu không được sự
đồng thuận thì cần phải điều chỉnh cho đảmbảo tính pháp lý”- bà Hằng nói.
Bà Hằng cũng cho hay việc xây dựng cao ốc tại Hà Nội phải thực hiện
theo quy định của pháp luật và các quy chế đã được phê duyệt. Đó là quy
hoạch chung Hà Nội, quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc khu vực nội đô
lịch sử…“Việc Hà Nội cho phép triển khai xây nhà cao tầng tại nội đô phải
đảm bảo các căn cứ pháp lý như vậy” - bà Hằng nhấn mạnh.
Vinaconex được nghiên cứu đập bỏ
tòa nhà cũ để xây dựng cao ốc 18
tầng, ba tầng hầm.
Việc thay đổi quy hoạch trên khi
được đưa ra lấy ý kiến người dân đã
gặp sự phản ứng dữ dội của các hộ
dân tại khu đô thị Trung Hòa - Nhân
Chính. Họ cho rằng mật độ cao ốc tại
khu đô thị đã rất dày đặc, nếu chất
thêm một tòa cao ốc tại đây nữa thì
hạ tầng sẽ quá tải; gia tăng dân số
sẽ gây áp lực lên giao thông, điện,
nước, môi trường sống…
Ngày 22-3, UBND phường Nhân
Chính (quận Thanh Xuân) đã có văn
bản báo cáo quận về ý kiến của cư dân
liên quan đề xuất xây cao ốc tại khu
vực trên của Vinaconex. Theo chính
quyền phường, qua nhiều buổi họp
lấy ý kiến, 100% hộ dân đều phản
đối việc Vinaconex xin điều chỉnh
quy hoạch trên. UBNDphườngNhân
Chính cũng đề nghị cấp trên cân nhắc
việc cho xây dựng cao ốc 18 tầng tại
khu vực này vì lo ngại người dân phản
đối, phát sinh điểm nóng.
Ngoài trường hợp trên, thời gian qua
Hà Nội cũng liên tục xin ý kiến các
cấp có thẩm quyền về việc cho triển
khai các dự án tòa nhà có số tầng cao
vượt quy hoạch đã phê duyệt. Cụ thể
đầu năm2018, Hà Nội có văn bản xin
ý kiến Bộ Xây dựng về đề xuất xây
cao ốc 36 tầng tại khu vực Hồ Tây
của Công ty CP Khách sạn Thắng
Lợi, trong khi theo quy hoạch chung
thủ đô Hà Nội (được Thủ tướng phê
duyệt vào tháng 7-2011) không cho
phép khu vực này xây nhà cao tầng.
Mới đây, Hà Nội cũng có văn bản
xin ý kiến Thủ tướng Chính phủ về
điều chỉnh quy hoạch kiến trúc tại phố
Lý Thường Kiệt. Theo đó, Hà Nội đề
nghị Thủ tướng xem
xét ýkiếnđề xuất của
các chủ đầu tư cho
phép xây cao ốc 12
tầng tại hai ôđất vàng
trên phố Lý Thường
Kiệt (khu đất số 31-
35 và số 45B), trong
khi quy chế quản lý
quy hoạch kiến trúc
của Hà Nội không
cho phép xây các công trình cao trên
chín tầng tại khu vực này…
Giải thích của
ông Nguyễn Đức Chung
Trao đổi với
Pháp Luật TP.HCM
về đề xuất xây cao ốc 18 tầng của
Vinaconex tại khu đô thị Trung Hòa
- Nhân Chính, Chủ tịch UBND TP
Hà Nội Nguyễn Đức Chung khẳng
TRỌNGPHÚ
H
àNội đang loay hoay giải quyết
vấn nạn ùn tắc giao thông,
trong đó có tính đến cấm xe
máy vào nội đô. Thế nhưng thời
gian gần đây UBND TPHà Nội liên
tục đồng ý về chủ trương hoặc xin
ý kiến cấp có thẩm quyền cho các
dự án cao ốc tại nội đô được nâng
thêm chiều cao. Người dân lo ngại
với các chủ trương thiếu đồng nhất
này, khu vực trung tâm TP sẽ tiếp
tục đối mặt với tình trạng quá tải…
Dân phản đối,
phường lo ngại
Mới đây, việc Hà Nội “đồng ý
về mặt nguyên tắc” cho Tập đoàn
Vinaconex xây dựng cao ốc 18 tầng
tại khu đô thị Trung Hòa - Nhân
Chính (quận Thanh Xuân) đã gặp
sự phản đối của người dân, sự lo
ngại của chính quyền phường vì lo
hạ tầng khu vực quá tải.
Theo phản ánh của các hộ dân, lô
đất mà Vinaconex đề xuất được xây
dựng cao ốc 18 tầng vốn nằm trong
quy hoạch chi tiết khu đô thị Trung
Hòa - Nhân Chính (rộng 32 ha, được
cấp thẩmquyền phê duyệt năm1998).
Nơi đây có tòa nhà cao gần ba tầng
được xây dựng theo quy hoạch (hiện
làm trung tâm dịch vụ thời trang cao
cấp), tuy nhiên năm 2018 Hà Nội
đã đồng ý về mặt nguyên tắc với đề
xuất của Vinaconex cho điều chỉnh
quy hoạch tại khu vực này. Theo đó,
Tòa nhà cao gần ba tầng tại khu đô thị TrungHòa - Nhân Chính này là nơi Vinaconex đề nghị cho xây dựng cao ốc 18 tầng.
Ảnh: TRỌNGPHÚ
Hà Nội cấm xe máy nhưng “mở”
nhà cao tầng nội đô?
Thời gian qua, Hà Nội liên tục đề xuất cho triển khai các dự án nhà cao tầng khiến người dân lo ngại
nội đô quá tải…
định “không có chuyện cho xây nhà
cao tầng” tại khu vực này. “Chỗ
Vinaconex, đường Lê Văn Lương
chắc chắn chúng tôi yêu cầu làm
đúng quy hoạch. Cái đó rõ rồi, không
có chuyện xây nhà cao tầng ở đấy
đâu” - Chủ tịch Hà Nội nói.
Đối với đề xuất cho nâng tầng
một số dự án tại khu nội đô lịch sử,
ông Chung cho hay hiện Hà Nội chỉ
đề nghị nâng tầng cho ba dự án, tuy
nhiên có nguyên nhân cụ thể. “Cái
đó có lý do thế này, chứ không phải
Hà Nội cho phép nâng tầng. Trước
đây, họ làm dự án từ năm 2007 thì đã
đồng ý cho xây 14 tầng rồi. Lúc đó
chưa làm quy hoạch chung. Sau đó
họ làm chủ trương đầu tư, phê duyệt
thiết kế 14 tầng.
Đến khi làm quy
hoạch chung (Thủ
tướngphêduyệtvào
năm 2011) thì hạ
xuống còn 12 tầng.
Đến nay việc triển
khai các dự án này
gặp khúcmắc giữa
hai văn bản trên.
Chính vì vậy Hà
Nội mới đề xuất Thủ tướng xem xét
để tháo gỡ khó khăn cho triển khai
các dự án trên” - ông Chung nói.
Cũng theo ông Chung, từ khi Hà
Nội ban hành Quyết định 11 về quy
chế quản lý quy hoạch, kiến trúc khu
vực nội đô lịch sử (tháng 4-2016),
đến nay Hà Nội không có công trình
cao ốc nào được nâng tầng vượt quá
quy định của quyết định này.•
Grab nói về dự thảo Nghị định 86
Grab tiếp tục kiến nghị Bộ GTVT không gắn hộp đèn trên nóc xe đối với xe sử dụng hợp đồng điện tử.
Chủ tịch Hà Nội khẳng
định từ khi có quy chế
quản lý quy hoạch, kiến
trúc khu vực nội đô lịch
sử (tháng 4-2016), đến
nay Hà Nội không có
công trình cao ốc nào
vượt quy định.
Công ty TNHH Grab vừa có văn bản gửi Bộ GTVT góp ý
dự thảo Nghị định 86 về kinh doanh và điều kiện kinh doanh
vận tải hành khách bằng ô tô. Theo đó, Grab cho rằng đưa
vào khái niệm “trực tiếp điều hành phương tiện, lái xe” hoặc
“quyết định giá cước vận tải” sẽ được coi là kinh doanh vận
tải bằng ô tô dễ dẫn tới cách hiểu khác nhau.
“Việc chỉ đưa hai công đoạn nêu trên vào mà bỏ qua
những công đoạn cốt lõi khác như sử dụng và quản lý ô tô,
thuê và quản lý người lái xe, điều khiển phương tiện… là
không hợp lý” - Grab nhấn mạnh. Grab đề xuất bổ sung các
công đoạn cốt lõi, đặc trưng của hoạt động kinh doanh vận
tải vào khái niệm “kinh doanh vận tải bằng ô tô”.
Trong bản góp ý này, một lần nữa Grab khẳng định việc
áp dụng quy định gắn hộp đèn trên nóc taxi kết nối với hành
khách qua ứng dụng và xe sử dụng hợp đồng điện tử như dự
thảo là không cần thiết.
“Bởi nếu để các cơ quan chức năng nhận diện thì hiện nay
đã có niêm yết phù hiệu “Xe taxi” hoặc “Xe hợp đồng” ở
kính trước theo quy định. Còn khách hàng, thông qua ứng
dụng họ đã nhận biết thông tin về xe, tài xế, số điện thoại liên
lạc… Các xe này cũng không đón khách vãng lai trên đường
nên cần bỏ quy định này” - Grab nêu ý kiến.
Ngoài ra, Grab đề nghị Bộ GTVT quy định rõ các điều kiện
kinh doanh phù hợp với các công đoạn của hoạt động kinh
doanh vận tải tương ứng. Vì quy định tại Điều 13 và khoản 2
Điều 3 đang “đá nhau”. “Việc này dẫn đến khả năng một đơn
vị dù chỉ thực hiện một công đoạn của hoạt động kinh doanh
vận tải nhưng vẫn phải xin phép kinh doanh và tuân thủ toàn
bộ điều kiện kinh doanh vận tải. Như vậy không hợp lý và
không có cơ sở pháp lý…” - Grab khẳng định.
Trước đó, Grab có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ đề
xuất nếu cần phải có sự phân biệt giữa taxi được kết nối qua
ứng dụng trực tuyến và taxi truyền thống thì có thể yêu cầu
lắp đặt bảng đèn LED gắn trong xe, ngay phía sau kính chắn
gió. Các bảng đèn LED này phải được bật khi xe đang kinh
doanh và có thể tắt đi khi xe không phục vụ.
VIẾT LONG
1,2,3,4,5,6,7,8 10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook