088-2019 - page 3

3
Thời sự -
ThứHai 22-4-2019
Phó Giám đốc Sở Tư pháp TP.HCM
PHAN THỊ BÌNH THUẬN
:
Bỏ vách kính ở quầy tiếp nhận
hồ sơ là phù hợp
Sở Tư pháp TP.HCM hiện đã tháo dỡ tấm kính này ở bục tiếp
nhận hồ sơ. Trao đổi với chúng tôi về sự thay đổi này, cô Cao
Thị Út Chính (ngụ quận 5) đến trích lục giấy khai sinh tại Sở Tư
pháp cho hay:“Trước đây đến SởTư pháp tôi cứ tưởng đếnNgân
hàng Nhà nước không à, cái bục gỗ hơi caomà còn dựng thêm
tấm kính nữa. Vừa rồi bỏ tấm kính tôi thấy thoải mái gì đâu. Tôi
cũng dễ nói chuyện, dễ tiếp cận với cán bộ. Nhiều lúc hồ sơ còn
được bày cả ra bàn, hai bên trao đổi thuận tiện hơn rất nhiều.
Hiện nay đi đâu cũng nghe nói cán bộ muốn gần dân hơn, vậy
mà đến làm hồ sơ dân muốn gần cán bộ thì lại bị ngăn cách
bởi tấm kính, gần dân sao được”.
Chú Lý Đồng Thắng (Việt kiều Mỹ) nhìn nhận: “Tôi rất thích
không gian như thế này. Tuy bục còn hơi cao nhưng không bị
vướng tấm kính nên tôi quan sát được sự làm việc của cán bộ.
Thật là minh bạch. Sở Tư pháp đã làm thì các cơ quan hành
chính khác sao khôngmạnh dạn thực hiện? Gỡ bỏ những lề lối
làm việc cũ để mở rộng đường cho cán bộ và người dân tiến
lại gần nhau hơn”.
Bà Phan Thị Bình Thuận, Phó Giám đốc Sở Tư pháp TP.HCM,
cho hay trước đây tại nhiều cơ quan, tổ chức đều có vách kính
ngăn ở quầy tiếp nhận và giải quyết hồ sơ mà không theo
tiêu chuẩn, quy định cụ thể nào, tại Sở Tư pháp cũng vậy.
“Qua thời gian thực hiện, chúng tôi nhận thấy việc đặt vách
kính ngăn này có nhiều bất tiện trong quá trình tiếp nhận,
hướng dẫn, giải thích thủ tục hành chính cho người dân, ví dụ
như có những trường hợp cả người tiếp nhận và người nộp
hồ sơ phải cúi sát xuống qua khoảng trống nhỏ để giao tiếp vì
cả hai bên đều nghe không rõ, nhất là đối với khách hàng lớn
tuổi” - bà Thuận phân tích.
Để xử lý trở ngại trên, bà Phan Thị Bình Thuận cho rằng việc
dỡ bỏ nó là việc làm phù hợp, nhằm tạo không gian thông
thoáng, thân thiện và thuận tiện trong việc tiếp nhận và giải
quyết hồ sơ hành chính cho người dân. Không chỉ Sở Tư pháp
đã tháo bỏ vách kính ngăn tại quầy tiếp nhận, giải quyết hồ
sơ hành chính mà một số cơ quan khác cũng đã mạnh dạn
tháo bỏ vách kính này.
kính ngăn
“Dựng tấm kính lên rồi
khoét vài cái lỗ như vậy gây
khó cho cả cán bộ và người
dân. Nhiều lúc nói chuyện sẽ
không nghe được. Không gian
thoáng đãng thì bà con ngồi
đó nói chuyện dễ dàng, tạo
sự gần gũi. Không phải e dè,
rụt rè gì với cán bộ hết. Nhiều
người có tâm lý ngại đến cơ
quan chính quyền, sợ cán bộ
hoạnh họe. Nếu có tấm kính
càng làm người dân ác cảm,
khúm núm, lom khom” - ông
Vinh nói.
Chưa kể không có tấm kính
người dân có thể dễ quan sát,
giám sát cán bộ. Một cử chỉ,
hành động, lời nói của cán bộ
nếu không đúng mực cũng sẽ
bị nhân dân phát hiện ra ngay.
Cánbộcũngsẽkhôngdámngồi
chơi điện thoại, tám chuyện,
Ông
ĐỖ VĂN ĐẠO
,
Phó Giám đốc Sở Nội vụ TP.HCM
:
Xây dựng sự thân thiện mà để
kính ngăn khi tiếp dân làm gì?
Về ý kiến cá nhân, tôi hoàn
toàn đồng tình với việc một số địa
phương dỡ bỏ tấm kính ở bộ phận
tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả cho
người dân. Lâu nay chúng ta cứ nói
xây dựng môi trường thân thiện,
gần gũi giữa cán bộ, công chức với
người dân, doanh nghiệp. Vậy thì
còn để tấm kính ngăn cách đó làm gì?
Thực tế, đặt tấm kính trên bàn tiếp dân là không cần
thiết. Chẳng hạn ngân hàng, những nơi cần bảo quản tiền
thì mới cần tấm kính này. Còn đây là cơ quan hành chính
nhà nước, nhẽ ra nên làm sao để việc giao tiếp giữa
người dân với cán bộ thực sự thân thiện vì Nhà nước là
phục vụ dân mà. Nếu vẫn duy trì tấm kính thì chắc chắn
sẽ tạo ra khoảng cách giữa nhân dân và chính quyền.
Trong những năm qua, TP.HCM đã yêu cầu 100% cơ
quan hành chính phải xây dựng và bố trí “bộ phận tiếp
nhận và trả kết quả” tại nơi trang trọng, dễ nhận thấy và
đầy đủ phương tiện làm việc để phục vụ người dân, doanh
nghiệp. Về mặt chỉ đạo chung, chúng ta có đề cập đến việc
bố trí bộ phận này làm sao để phục vụ người dân tốt nhất.
Rõ ràng khi thấy nhiều nơi mạnh dạn dỡ bỏ tấm kính
đã tồn tại rất nhiều năm nay với ý chí cầu thị, bước tới
gần người dân hơn, phục vụ tốt cho người dân hơn, đây
là tín hiệu rất đáng mừng.
Ông
VŨ THANH LƯU
,
đại biểu HĐND TP,
Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.HCM
:
Dỡ bỏ tấm kính ngăn khi tiếp dân
là rất nên làm
Việc một số phường, quận tháo
bỏ tấm kính đó là rất đúng, rất tốt,
bởi có gì đâu mà phải để tấm kính
ngăn giữa người dân và cán bộ.
Thứ nhất, có tấm kính che chắn
thì cán bộ nói phía trong, người
dân nói phía ngoài sẽ rất khó nghe.
Thứ hai, tấm kính dường như sẽ tạo
khoảng cách giữa người dân và chính quyền, người dân
muốn hỏi cái gì phải chồm người vào một cái lỗ như
vậy thì không nên.
Thực sự lâu nay không có quy định nào nói về việc phải
kê bàn ghế nơi tiếp dân như thế nào, nên việc có bố trí hay
không bố trí tấm kính ở bàn làm việc với dân là tùy vào
quan điểm của lãnh đạo địa phương đó. Nhưng nếu dỡ bỏ
đi thì nhìn hay hơn, vì ở một góc cạnh nào đó thì tấm kính
khá phản cảm. Chúng không có tác dụng gì hết.
Còn nếu địa phương nào sợ xảy ra mâu thuẫn nên để
tấm kính thì theo tôi thấy cùng lắm là hai bên lớn tiếng
trao đổi do nghe không rõ, hiểu không hết. Tấm kính
cũng không có tác dụng bảo vệ tài sản của cơ quan nhà
nước vì hồ sơ khi làm xong sẽ được cất trong tủ, khóa lại.
Ông
NGUYỄNVĂN LONG
,
cán bộ hộ tịch,
UBND phường Bến Thành, quận 1
:
Chưa bao giờ phường có xung đột
với dân vì không có tấm kính
Qua 26 năm công tác ở UBND
phường Bến Thành, dù không có tấm
kính ngăn cách ở khu vực tiếp nhận hồ
sơ và trả kết quả nhưng chưa bao giờ
có sự xung đột nào giữa người dân và
chính quyền. Phải chăng chỉ là hai bên
nói qua nói lại thì cán bộ giải thích cặn
kẽ hơn rồi mọi người cũng hiểu nhau.
Có lẽ một số nơi e sợ chuyện này nhưng nếu cán bộ gần
gũi, thân thiện, thấu lý đạt tình với dân thì bà con cũng không
nóng nảy để làm gì. Còn nếu có đối tượng cá biệt nào muốn
gây khó thì có hay không có tấm kính cũng không ngăn nổi
họ. Riêng chuyện mất giấy tờ, hồ sơ thì ở đây cũng chưa bao
giờ xảy ra, người dân bình thường lấy trộm cũng không để
làm gì. Hồ sơ quan trọng của dân thì được lưu trữ ở kho và cả
trên máy tính chứ đâu để khơi khơi được.
Bấy lâu nay người dân đến cơ quan chính quyền thường
có tâm lý rất ngại, sợ cán bộ hoạnh họe với mình nên
khúm núm, không thoải mái. Khi bỏ tấm kính, bỏ một
vách ngăn giữa người dân và chính quyền, người dân
không còn phải e dè, rụt rè, sợ hãi nữa. •
Từ đầu năm 2017, khi đến UBND phường 4, người dân đã
không còn thấy gò bó, chật hẹp hay bất kỳ kiêng dè nào vì tấm
kính nữa.
Chủ tịch UBND phường 4 nhìn nhận: “Cái lợi nhất là
người dân sẽ hài lòng hơn trong vấn đề giao tiếp với cán bộ.
Khi họ ngồi chờ đợi sẽ không thấy quá nhàm chán, vì hiện
nay khi giao dịch ở nhiều nơi như ngân hàng hay phòng vé
máy bay đều có không gian như thế này. Thứ nữa, không
còn tấm kính, người dân dễ dàng trải hồ sơ, tài liệu ra cùng
cán bộ phân tích, hiệu quả giải quyết công việc cho dân sẽ
cao hơn, làm việc thoải mái hơn… Vì dù gì đi chăng nữa
người dân cũng muốn được cán bộ giải thích, hướng dẫn tận
tình thì không gian trao đổi cũng phải thoải mái nhất. Làm
như vậy vô hình trung cán bộ sẽ dành nhiều thời gian cho
dân hơn… Chưa kể tạo không gian thoáng mát hơn, sóng
điện thoại, Internet cũng mạnh hơn hẳn”.
“Người dân cũng giám sát được cán bộ, chủ tịch cũng giám
sát được nét mặt, thái độ của cán bộ khi tiếp dân có cau có,
quạu quọ hay không, quan sát được tâm lý của người dân…
Nhiều cái lợi vô cùng. Chính bản thân tôi sau khi bỏ tấm kính
cũng đã trực tiếp hỏi người dân, đa số đều rất hài lòng” - ông
Sơn nói thêm.
LÊ THOA
Vì không có tấmkính nên người dân dễ dàng chồm lên trao đổi
hồ sơ với cán bộ Sở Tư pháp TP. Ảnh: LÊ THOA
ăn uống trong giờ làm việc;
từ đó cán bộ sẽ hoàn thiện bản
thân hơn. Đặc biệt, không gian
thoáng như vậy cũng khó xảy
ra các vấn đề tiêu cực vì bất cứ
hànhđộnggì cũng sẽ bị thấy rõ.
Một lãnh đạo UBND quận
Thủ Đức cho hay trước đây ở
bộ phận tiếp nhận hồ sơ của
UBND quận luôn có một tấm
kính làm vách ngăn.
“Nhiều lần đi dạo vòng
quanh phòng tiếp dân, chúng
tôi nhận thấy mặc dù có ghế
ngồi nhưng nhiều người dân
vẫn đứng để nói chuyện với
cán bộ hoặc vì tấm kính ngăn
ra nên dân nói cán bộ không
nghe rõ, hai bên giao tiếp với
nhau có sự xa cách, người dân
phải khom hẳn người xuống
để nói thì mới nghe rõ cán bộ
đang nói gì” - đại diện lãnh
đạo quận Thủ Đức chia sẻ.
Vị lãnh đạo này cũng nói
thêmrằng cán bộ, công chức là
người phục vụ dân thì không
có lý gì khi dân đến giải quyết
thủ tục lại phải đứng còn cán
bộ thì ngồi, nhiều người dân
đã lớn tuổi thì phải cúi người
xuống mới nói chuyện được.
“Đó phải là mối quan hệ của
sự bình đẳng, thân thiện và gần
gũi chứ không phải là sự ngăn
cách qua một tấm kính” - vị
này nói thêm.
Chínhvì thếmàphíaThường
trực UBND quận Thủ Đức đã
bắt tay vào thay đổi từ những
điều nhỏ nhất trong văn phòng
tiếp công dân: Từ việc điều
chỉnh chiều cao của chiếc ghế,
sau đó là tháo luôn tấm kính.
“Việc tháo tấm kính giúp
cả hai bên có cảm giác nhẹ
nhàng, bình đẳng và thoải mái
hơn trong giao tiếp. Điều này
cũng giúp cán bộ gần dân hơn,
lắng nghe và sâu sát với tiếng
nói của người dân, hai bên
gần gũi với nhau hơn để giải
quyết vấn đề. Cán bộ cũng sẽ
hiểu được trách nhiệm, ý thức
rõ rằng anh là người phục vụ
dân” - đại diện lãnh đạo quận
Thủ Đức nói. •
1,2 4,5,6,7,8,9,10,11,12,13,...16
Powered by FlippingBook