088-2019 - page 9

9
Nhà đầu tư nói chỉ là hư hỏng nhỏ
Trao đổi với PV
Pháp Luật TP.HCM,
ông Đặng Viết Thanh, Phó Tổng Giám
đốc Cienco 4, xác nhận vừa qua có xuất hiện hai vị trí hư hỏng với diện tích
rất nhỏ (1,5 m
2
). Sau đó đơn vị đã chỉ đạo sửa chữa tạm thời để đảmbảo an
toàn giao thông, đồng thời yêu cầu rà soát lại các vị trí có khả năng phát
sinh hư hỏng để tiến hành các bước sửa chữa theo quy định.
“Dù hư hỏng nhỏ nhưng chúng tôi có báo cáo gửi Cục Quản lý đường
bộ 2 và lãnh đạo Cục đã xuống hiện trường kiểm tra và báo cáo Tổng cục
Đường bộ Việt Nam…” - ông Thanh khẳng định.
Đối với một số hư hỏng vị trí hai đầu cầu Bến Thủy, ông Thanh cho biết
đoạn trên trước đây được một đơn vị khác đầu tư khai thác, sau đó bàn
giao lại. “Vừa qua Cienco 4 đã đề xuất sửa chữa đột xuất, tuy nhiên chưa
được chấp thuận” - ông Thanh nói.
can cứng giữa đường, lúc đó xe khách
76B-003.36 (của nhà xe Chín Nghĩa,
chạyhướngTP.HCM-HàNội)đãthắng
gấp để tránh hiện trường vụ tai nạn
nên bị mất lái, lật nghiêng bên đường.
Trước đó, cũng tại đoạn đường
này, xe khách 17B-007.25 bị tai nạn
lật nghiêng giữa quốc lộ khiến hai
người chết và nhiều người bị thương...
Anh NVL (tài xế, trú Nghệ An)
phản ánh: “Đoạn đường tránh thị
xã Hồng Lĩnh nhiều khúc lún hằn
vệt bánh xe nên khi chuyển làn, xe
chao đảo cực kỳ nguy hiểm. Đặc
biệt trời mưa thì mặt đường có nhiều
con mương chạy dọc đọng nước nên
khi ô tô chạy qua làm nước bắn té
sang người đi xe máy. Tôi qua đoạn
đường này đã chứng kiến nhiều vụ
tai nạn giao thông”.
Ông Hoàng Minh Việt, Phó ban
An toàn giao thông tỉnh Hà Tĩnh,
cũng cho biết đã có vụ lật xe khách
do đường lún sống trâu dẫn đến làm
hai người chết trên đoạn đường này.
Và liên tục vá, sửa
Dự án cải tạo, nâng cấp quốc lộ 1
đoạn từ phía Nam cầu Bến Thủy đến
phía Bắc đường tránh TPHà Tĩnh và
tuyến nhánh 8B (tránh thị xã Hồng
Lĩnh) được thiết kế theo tiêu chuẩn
đường cấp III đồng bằng, bề rộng
đường 20,5 m, đảm bảo bốn làn xe
cơ giới và hai làn xe thô sơ, dải phân
cách giữa, hệ thống thoát nước dọc.
Tháng 1-2014, công trình được đưa
vào sử dụng, được xem là động lực
quan trọng kích thích phát triển kinh
tế cho hai tỉnh NghệAn và Hà Tĩnh,
rút ngắn thời gian hành trình và giảm
thiểu tai nạn trên địa bàn. Vậy nhưng
ngay sau khi đưa vào sử dụng, đoạn
đường liên tục bị sụt lún, xuống cấp
nhanh và liên tục sửa chữa.
Hiện nhiều điểm trên mặt đường
nứt toác, trở thành ổ gà, ổ trâu. Nhiều
điểm lún hằn vệt bánh xe và trồi lên
như luống khoai. Đơn vị thi công đã
ĐẮC LAM
Đ
oạn quốc lộ 8B dài hơn 35 km
từ phía Nam cầu Bến Thủy 2
đến phía Bắc đường tránh TP
Hà Tĩnh liên tục sụt lún và phải sửa
chữa, vá víu quanh năm, gây nhiều
vụ tai nạn giao thông chết người. Đây
là tuyến đường do Tổng Công ty Xây
dựng công trình giao thông 4 (Cienco
4) làmchủ đầu tư theo hình thức BOT
với tổng đầu tư hơn 2.400 tỉ đồng.
Liên tục xảy ra tai nạn
Sáng 20-4, trên quốc lộ 8B (tuyến
đường tránh thị xã Hồng Lĩnh, Hà
Tĩnh), một nhóm công nhân đang vá
đường dưới nắng chói chang. Các xe
Bắc-Nam qua đoạn đường này phải
chạy chậm lại để tránh nguy cơ xảy
ra tai nạn giao thông.
Chỉ mới cách đây vài ngày, đêm
15-8, tài xế Bùi Thanh Cảnh (trú Hòa
Bình) điều khiển ô tô chở người thân
đi Quảng Trị đón hài cốt liệt sĩ, khi
đến đoạn đường trên gặp mặt đường
xấu nên đánh lái sang trái để chuyển
làn. Ngay lúc đó, xe container do tài
xế Lê Văn Thạch (trú Bình Định)
điều khiển chạy sau tông trúng xe
con khiến xe này ủi lên dải phân
cách giữa đường rồi lật nghiêng. Ba
người trên ô tô con bị thương nặng,
phải đưa đi cấp cứu.
Ngày 24-2, cũng tại đoạn đường
trên, một xe tải mất lái đâm vào lan
Đường BOT 2.400 tỉ đồng
liên tục sụt lún
đưa máy cào cắt “luống khoai” để
mặt đường bằng phẳng nhưng do
vậy đường thêm gồ ghề.
Theo ông Việt: “Dự án đường này
sử dụng được vài tháng đã sụt lún,
tiềm ẩn nguy cơ tai nạn giao thông
và thực tế đã xảy ra nhiều vụ tai nạn
giao thông. Ban An toàn giao thông
tỉnh Hà Tĩnh đã có văn bản đề xuất
UBND tỉnh Hà Tĩnh và Bộ GTVT
sửa chữa rất nhiều lần. Chủ đầu tư
khắc phục xong chỗ này thì chỗ kia
lại hư hỏng”. •
Ban An toàn giao thông
tỉnh Hà Tĩnh đã có văn
bản đề xuất sửa chữa rất
nhiều lần, chủ đầu tư
khắc phục xong chỗ này
thì chỗ kia lại hư hỏng.
Dự án đưa vào sử dụng được vài tháng đã sụt lún, gây ra nhiều vụ tai nạn giao thông lật xe, chết người.
Công nhân đang sửa
chữa tuyến đường BOT
tránh thị xãHồng Lĩnh,
Hà Tĩnh.
Ảnh: ĐẮC LAM
Các vết nứt, lún trên
tuyến đường BOT tránh
thị xãHồng Lĩnh tiềm
ẩn nguy cơ tai nạn
giao thông
(ảnh nhỏ).
Ảnh: ĐẮC LAM
Họ đã nói
Đường BOT thu phí thì chủ đầu tư
phải chịu trách nhiệm về chất lượng,
đảm bảo an toàn cho dân. Đường có
tốc độ khai thác nhiều đoạn trên 80
km/giờnhưng cónhiềuổgà, sống trâu
rất nguy hiểm, tiềmẩn nguy cơ tai nạn.
Tỉnh đã có nhiều văn bản đề xuất ra Bộ
GTVT và lãnh đạo tỉnh HàTĩnh đã từng
nói nếu như đường không đảm bảo
chất lượng đề xuất không cho thu phí.
Ông
HOÀNG MINHVIỆT
,
Phó ban An toàn
giao thông tỉnh Hà Tĩnh
Dừng đào hầm metro số 1 do
đất lún bất thường
Ông Bùi Xuân Cường, Trưởng ban Quản lý (BQL) đường
sắt đô thị TP.HCM, vừa ký văn bản khẩn gửi Sở Xây dựng
và UBND quận 1 liên quan đến việc hạ nước ngầm đột
ngột, gây ảnh hưởng độ lún nền và công trình lân cận đoạn
hầm đào hở đường Lê Lợi thuộc dự án tuyến metro số 1
Bến Thành - Suối Tiên. Đây là lần thứ hai BQL đường sắt
đô thị gửi văn bản kiến nghị đến Sở Xây dựng và UBND
quận 1. Trước đó, đầu tháng 4, BQL có gửi văn bản kiến
nghị nhưng đến nay chưa nhận được phản hồi.
BQL đề nghị Sở Xây dựng và UBND quận 1 rà soát,
kiểm tra việc thi công bơm rút nước ngầm dự án thi công
khách sạn kết hợp nhà ở tại địa chỉ 129 Lê Thánh Tôn, do
Công ty TNHH Linh Hạ làm chủ đầu tư, nhằm có giải pháp
kịp thời không gây ảnh hưởng đến sự ổn định các công
trình lân cận và tiến độ dự án metro số 1. Theo BQL, trong
kế hoạch nhà thầu sẽ tiến hành đào đoạn hầm hở trên đường
Lê Lợi. Tuy nhiên, kể từ khi có hiện tượng mực nước ngầm
hạ đột ngột nói trên, độ lún nền và độ lún công trình lân cận
tăng bất thường. BQL đã yêu cầu đơn vị tư vấn kiểm tra
thường xuyên và khuyến cáo nhà thầu tạm dừng công tác
đào đất khu vực này.
Nhà thầu đã tạm dừng hai tuần nay để cơ quan chức năng
kiểm tra các số liệu một cách khách quan. Mặc dù vậy, số
liệu quan trắc ngày 15-4 thể hiện mực nước ngầm tiếp tục
hạ thấp, độ lún nền và tòa nhà lân cận đo tại 52 Lê Lợi vẫn
tăng. Cụ thể, số liệu thể hiện: độ lún nền và lún công trình
lân cận tại nhà 52 Lê Lợi hiện nay lớn hơn 27 mm (mức
phải dừng thi công là 30 mm).
Theo tiến độ, tuyến metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên
phải hoàn thành cuối năm 2020, vì vậy nhà thầu đang phải
tính toán đẩy nhanh thi công, không thể dừng thi công lâu
hơn nữa.
TÁ LÂM
Bắt đầu tháo dỡ cầu Phú Long
hơn 100 năm tuổi
Từ ngày 20-4, đơn vị thi công tiến hành tháo dỡ cầu sắt
Phú Long cũ nối quận 12 (TP.HCM) với thị xã Thuận An
(Bình Dương). Nhiều người dân đi ngang qua đây dừng lại
chụp ảnh cây cầu 106 năm tuổi, nơi lưu giữ những giá trị
lịch sử, nơi gắn bó với biết bao thế hệ người Bình Dương
và TP.HCM.
Cầu Phú Long cũ được xây dựng từ thời Pháp vào năm
1913. Cầu có chiều dài hơn 251 m, được xây dựng toàn bộ
bằng dàn thép Eiffel. Sau thời gian dài hoạt động đáp ứng
được nhu cầu di chuyển của các phương tiện. Bên cạnh đó,
trong chiến tranh cầu bị sập nhiều lần và được phục hồi với
mặt cầu một phần bằng bê tông, một phần mặt sắt. Hiện cầu
đã xuống cấp nặng, chỉ cho người đi bộ và xe hai bánh lưu
thông.
Trong khi đó, cầu Phú Long mới thay thế cầu cũ đã đi
vào hoạt động từ năm 2012. Cầu có chiều dài hơn 1.400
m, có chiều rộng mặt cầu 26 m với sáu làn xe, đáp ứng tốt
nhu cầu đi lại của người dân. Việc tháo dỡ cầu Phú Long cũ
sẽ phát huy tiềm năng giao thông đường thủy, kết nối giao
thông, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế, góp phần
giảm áp lực về giao thông đường bộ hiện nay. Vì cây cầu có
tính lịch sử nên dự kiến sau khi tháo dỡ, một phần kết cấu
của cầu sẽ được Bảo tàng TP.HCM lưu giữ.
LÊ ÁNH
Đơnvị thi công tháodỡnhữngbộphậnđầu tiên của cầuPhú Long cũ
ngày 20-4. Ảnh: LÊ ÁNH
1,2,3,4,5,6,7,8 10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook