7
Pháp luật
&
cuộc sống -
ThứHai 22-4-2019
NHÓMPV
C
hiều 21-4, ông Bùi
ThanhTùng, ChánhVăn
phòng kiêm người phát
ngôn VKSND TP.HCM, cho
biết VKSND quận 4 đã nhận
được quyết định khởi tố vụ
án, khởi tố bị can, lệnh cấm
đi khỏi nơi cư trú đối với ông
Nguyễn Hữu Linh, cựu viện
phó VKSND TP Đà Nẵng,
về tội dâm ô đối với người
dưới 16 tuổi theo Điều 146
BLHS 2015.
Chờ VKSND quận 4
xem xét phê chuẩn
Trước đó, nguồn tin riêng
của
Pháp Luật TP.HCM
xác
nhậnCônganquận4,TP.HCM
đã ra quyết định khởi tố vụ
án, khởi tố bị can với Nguyễn
HữuLinh. “Quyết định khởi tố
có từ ngày 20-4 và đã chuyển
đến VKS đợi phê chuẩn. Quá
trình điều tra, căn cứ kết luận
giám định và hồ sơ, xét thấy
hành động ôm hôn bé gái của
đối tượng trong thang máy đủ
cơ sở kết luận ông này phạm
tội dâm ô đối với người dưới
16 tuổi nên CQĐT ra quyết
định khởi tố” - nguồn tin
cho biết.
Được biết khung hình phạt
theo khoản 1 Điều 146 BLHS
2015 là từ sáu tháng đến ba
năm tù.
Ông Bùi Thanh Tùng cho
biết VKSND quận 4 đang
xem xét để ra các quyết định
đối với các đề nghị phê chuẩn
của CQĐT. Theo quy định
thì VKS có ba ngày để đưa
ra quyết định đối với đề nghị
phê chuẩn của CQĐT.
Cụ thể là theo khoản 3 Điều
179 BLTTHS 2015 thì trong
thời hạn 24 giờ kể từ khi ra
quyếtđịnhkhởitốbịcan,CQĐT
phải gửi quyết định khởi tố
và tài liệu liên quan đến việc
khởi tố bị can cho VKS cùng
cấp để xét phê chuẩn. Trong
thời hạn ba ngày kể từ ngày
nhận được quyết định khởi tố
bị can, VKS phải quyết định
phê chuẩn hoặc quyết định
hủy bỏ quyết định khởi tố
bị can hoặc yêu cầu bổ sung
chứng cứ, tài liệu làm căn cứ
để quyết định việc phê chuẩn
và gửi ngay cho CQĐT.
Trường hợp VKS yêu cầu
bổ sung chứng cứ, tài liệu thì
trong thời hạn ba ngày kể từ
ngày nhận được chứng cứ,
tài liệu bổ sung, VKS phải
Đã khởi tố ông
Nguyễn Hữu Linh
ÔngNguyễnHữu Linh vừa bị khởi tố tội dâmô đối với người dưới 16 tuổi. Ảnh: INTERNET
VKSND quận 4
đang xem xét để ra
quyết định đối với
đề nghị phê chuẩn
của CQĐT; theo
quy định, VKS có
ba ngày để đưa ra
quyết định này.
Nghĩ từvụán
Linh“nựng”
Do dư luận quá mong chờ nên khi có tin khởi
tố ông Linh, nhiều người đã bày tỏ sự vui mừng
“không cưỡng lại được”. Một phần họ cảm thấy
công lý sẽ được thực thi nhưng điều lớn hơn, họ kỳ
vọng vào sự nghiêm minh của pháp luật trong việc
thẳng tay trừng trị hành vi xâm hại tình dục, nhất
là đối với trẻ em.
Nếu vụ này có phán quyết kết tội của bản án có
hiệu lực pháp luật, các cơ quan tố tụng sẽ không
còn lướng vướng bởi hướng dẫn chưa sát thực tiễn
của Thông tư liên tịch số 01 năm 1998 (của liên
ngành tố tụng trung ương). Sẽ không còn người
tiến hành tố tụng nào cảm thấy bị gò ép trong cái
“khuôn” dâm ô là hành vi sờ, bóp... vào những bộ
phận kích thích tình dục của trẻ em nữa.
Thay vào đó, các cơ quan tố tụng khi gặp vụ
tương tự có thể dẫn chiếu đến bản án vụ ông Linh,
dù bản án này có được vào danh sách án lệ hay
không. Lúc ấy, chỉ cần người phạm tội có hành vi
ôm, ép hôn, đụng chạm vào bất kỳ đâu trên cơ thể
trẻ em là có thể bị xem xét, xử lý về tội dâm ô đối
với người dưới 16 tuổi.
Tuy nhiên, về lâu dài, để pháp luật được áp
dụng thống nhất trên cả nước vẫn cần phải có
hướng dẫn rõ ràng của Hội đồng Thẩm phán
TAND Tối cao. Đó cũng là trách nhiệm mà ông
Nguyễn Trí Tuệ, Phó Chánh án TAND Tối cao,
vừa hứa trước Ủy ban Tư pháp của Quốc hội
cách đây ba ngày.
Hướng dẫn này phải vừa tránh chuyện thu hẹp
khái niệm (như hướng dẫn cũ) nhưng đồng thời
cũng không mở rộng ngoại diên quá mức để lại
gây khó khăn cho cơ quan thực thi pháp luật. Nói
như Viện trưởng VKSND Cấp cao tại Đà Nẵng
Nguyễn Quang Dũng, “hiểu mà rộng quá thì chưa
đạt mục đích của BLHS; hiểu hẹp thì chưa đạt yêu
cầu đấu tranh, đảm bảo công bằng xã hội”.
Ngoài ra, có ý kiến lo ngại rằng từ đây những
chuẩn mực xã hội xung quanh quan hệ gia đình
như ông-cháu, chú-cháu… có thể thay đổi. Người
ta sợ những cử chỉ nựng nịu, thể hiện tình cảm yêu
thương tình thân máu mủ ruột rà có thể phải đối
diện với những soi mói, quy kết rằng đó là hành vi
không trong sáng, thậm chí còn bị cha mẹ của trẻ
tố cáo.
Thiết nghĩ đó cũng là những lo ngại, giật mình
cần thiết giúp chúng ta cân chỉnh quan niệm và
thói quen cư xử. Thay vì thể hiện tình cảm một
cách suồng sã, thái quá, người lớn nên thể hiện
tình cảm với trẻ một cách đúng mực, tùy mối quan
hệ cật ruột, thân sơ. Có lẽ sẽ không ai khó chịu khi
thấy ông xoa đầu, cốc nhẹ trán cháu nhưng người
ta sẽ dị nghị, phản ứng nếu bạn hôn má bé gái con
nhà hàng xóm hay con của bạn bè. Nói chung, cho
dù bạn có thật sự trong sáng, bạn vẫn nên tập thói
quen thể hiện cử chỉ, hành vi đúng mực để tránh bị
hiểu nhầm.
Với tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi theo
Điều 146 BLHS hiện hành là vậy, với các hành vi
quấy rối tình dục khác cũng lại là điều đáng bàn.
Người ta không thể nào chấp nhận việc một người
đổi 100 USD tại cơ sở không được cấp phép thì bị
phạt 90 triệu đồng, còn người ép hôn cô gái trong
thang máy lại chỉ bị phạt 200.000 đồng. Rõ ràng
pháp luật bất cập đến buồn cười!
Ở Việt Nam, hành vi quấy rối tình dục trước
giờ chưa được định nghĩa rõ ràng, bộ luật đầu
tiên đề cập đến khái niệm này là Bộ luật Lao
động 2012. Tuy nhiên, trước và sau bộ luật này,
chưa có văn bản pháp luật nào điều chỉnh kèm
chế tài hành vi này. Vì vậy, cần phải luật hóa
nó, phải đưa vào BLHS với hình phạt nghiêm
khắc. Nếu hành vi quấy rối tình dục chưa đến
mức xử lý hình sự thì phải bị phạt hành chính
thật nghiêm.
NHỊ BÌNH
Luật và đời
(Tiếp theo trang1)
ra quyết định phê chuẩn hoặc
quyết định hủy bỏ quyết định
khởi tố bị can.
Sẽ tiến hành các
bước xử lý đảng viên
đối với ông Linh
Như vậy, vụ án đã được
khởi tố trong đúng thời hạn
20 ngày xem xét, xác minh
tin báo về tội phạm theo quy
định. Các quyết định khởi tố
đã được đưa ra đúngmột ngày
sau khi các cơ quan tố tụng
trung ương họp giải trình với
Ủy ban Tư pháp về các vụ án
nổi cộm, trong đó có vụ ông
Nguyễn Hữu Linh dâm ô.
Chiều21-4,traođổivới
Pháp
Luật TP.HCM,
ôngTrần Cảnh
Nhứt (Chủ nhiệmĐoàn Luật
sư TPĐà Nẵng) cho biết hiện
ông đã nắm được thông tin
về việc khởi tố ông Nguyễn
Hữu Linh. “Theo nguyên tắc,
khi vi phạm pháp luật thì Nhà
nước xử lý trước. Hiện nay,
chúng tôi đang chờ các cơ
quan nhà nước xử lý xong
rồi mới tới phía đoàn luật sư
xử lý về mặt vi phạm đạo đức
nghề nghiệp luật sư” - ông
Nhứt nói.
Tối 21-4, PVđã trao đổi với
ông Nguyễn Quang Toản, Bí
thư Đảng ủy phường Thạch
Thang, quận Hải Châu, TP
Đà Nẵng (nơi ông Linh sinh
hoạt Đảng khi nghỉ hưu).
Ông Toản cho biết khi có
quyết định khởi tố từ Công
an quận 4 (TP.HCM) gửi
về, Đảng ủy phường sẽ xem
xét, tiến hành các bước xử
lý kỷ luật đảng viên đối với
ông Linh.
Ông Toản cũng cho hay
sau khi về hưu, sinh hoạt ở
địa phương thì ông Linh chỉ
là đảng viên bình thường,
không giữ chức vụ gì. Hiện
ông Linh đang sinh hoạt tại
chi bộ Thuận Lập B17.
“Từ khi xảy ra vụ việc đến
nay, chi bộ vẫn chưa thể liên
lạc được với ông Linh (đã liên
lạc nhưng không gặp được -
PV). Khi có quyết định khởi
tố gửi về địa phương thì chi
bộ sẽ tiến hành xử lý theo
quy trình” - ông Toản nói. •
Sauđúng 20ngày từkhi thực hiệnhànhvi “nựng”, ôngNguyễnHữuLinh
bị khởi tố tội dâmô đối với người dưới 16 tuổi.
Vụ ông Nguyễn Hữu Linh dâmô có vài nét
tương đồng với vụ ông Nguyễn Khắc Thủy ở
Bà Rịa-Vũng Tàu. Ban đầu cơ quan tố tụng
cũng có những lấn cấn, chậm trễ trong việc
khởi tố. Sau đó, ông Thủy bị khởi tố, điều tra,
truy tố và xử phạt ba năm tù (giam).
Lúc ấy, vụ này nóng đến nỗi nhiều đại biểu
Quốc hội phải lên tiếng. Tại phiên thảo luận
về các báo cáo tư pháp sáng 7-11-2017, Viện
trưởng VKSND Lê Minh Trí đã có giải trình về
vụ này. Viện trưởng Lê Minh Trí nói các vụ án
xâmphạmtình dục trẻ em là“nỗi bức xúc, nỗi
đau của toàn xã hội, chúng ta cần phải bảo
vệ đối tượng trẻ em”và“đây là vấn đề chúng
ta phải quyết tâm ngăn chặn”.
“Tâm lý bình thường sợ oan, sai là không
dám khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt giam.
Có đại biểu đề nghị cần có biện pháp điều tra
đặc biệt, tôi nghĩ là cần thiết, đối với những vụ
ánnóngmàdư luậnxãhội quan tâm. Chúng ta
mạnh tay làmđối với những vụ án này, còn về
sau nếu chứng cứ không đủ, chúng ta có thể
đình chỉ cũng được nhưng không nên tạo ra
áp lực đối với cán bộ điều tra và kiểm sát viên
thực hiện những vụ án có tính chất thế này.
Vụ án xảy ra ở Vũng Tàu, VKSND Vũng Tàu
nấn ná nhiều tháng không dám khởi tố, tôi
phải trực tiếp nghe và quyết định phải phê
chuẩn khởi tố thì lúc đó mới phê chuẩn khởi
tố…” - ông Trí nói.
Viện trưởng Lê Minh Trí từng “phê chuẩn” vụ án tương tự