088-2019 - page 6

6
Pháp luật
&
cuộc sống -
ThứHai 22-4-2019
Ngày 29-9-2015, MBAMCmới mời
bà Đ. lên họp, bà không đồng ý với
cách xử lý của MBAMC là bán đấu
giá hai mảnh đất. Bà Đ. đề nghị cho
Công ty Đông Tây thêm thời gian để
thu xếp trả nợ và MBAMC không
có ý kiến trong văn bản làm việc.
Tháng 4-2016, MBAMC đã xử
lý nợ bằng cách kết hợp với Trung
tâm Dịch vụ bán đấu giá tỉnh Bà
Rịa-Vũng Tàu bán đấu giá đất
nhưng không thông báo cho Công
ty Đông Tây và vợ chồng bà Đ. Sau
đó, do người trúng đấu giá là ôngA.
không nhận được đất (dù ông này
đã trả hết tiền) nên khởi kiện yêu
cầu phía NH phải bàn giao cho ông.
Vợ chồng bà Đ. là người liên quan
cũng có yêu cầu độc lập là hủy hai
hợp đồng bán đấu giá trên.
Tháng6-2018,TANDTPVũngTàu
xét xửsơ thẩm, tuyênánchấpnhậnyêu
cầu của ôngA., bác yêu cầu của bàĐ.
Tuy nhiên, sáu tháng sau, TAND tỉnh
Bà Rịa-Vũng Tàu xử phúc phẩm đã
sửa án, chấp nhận yêu cầu của bà Đ.
hủy hai hợp đồng bán đấu giá tài sản.
Theo tòa phúc thẩm, tại buổi làm
việc với MBAMC, bà Đ. đã thể hiện
việc không muốn bán đấu giá hai
mảnh đất. Tuy tại điều 4 hợp đồng thế
chấp có quy định “ủy quyền không
hủy ngang, vô điều kiện” nhưng bên
ủy quyền có thể chấm dứt hợp đồng
bất cứ lúc nào do đây là ủy quyền
không có thù lao. Vì vậy, NH bàn
giao tài sản cho Trung tâm Dịch vụ
bán đấu giá tỉnh mà không được sự
đồng ý của bà Đ. là trái luật.
Ngoài ra, phía NH đã vi phạm về
thực hiện thông báo xử lý nợ đối
với bà Đ., việc định giá tài sản thì
thấp hơn nhiều so với thực tế. NH
tự tiến hành xử lý tài sản bảo đảm
bằng phương thức bán đấu giá để
thu hồi nợ không đúng nên hợp đồng
vô hiệu. Từ đó, HĐXX đã tuyên vô
hiệu đối với hai hợp đồng mua bán
tài sản đấu giá giữa ôngA. và Trung
tâm Dịch vụ bán đấu giá tỉnh.
Bế tắc việc thi hành bản án
Sau khi có bản án phúc thẩm, Công
tyĐôngTây đã liên hệ với MBAMC
yêu cầu được trả toàn bộ nợ gốc và
lãi để NH trả lại tài sản thế chấp cho
vợ chồng bà Đ. Theo công ty, tòa
tuyên hợp đồng vô hiệu tức là các
bên phải trả lại cho nhau những gì đã
nhận, phía MBAMC phải trả lại tiền
cho ôngA., tài sản thì trả về NH. Tuy
nhiên, MBAMC không chịu vì lý do
khoản nợ đã được hạch toán vào số
tiền bán đấu giá tài sản.
Bà Đ. cũng đề nghị NHđược nhận
lại hai mảnh đất sau khi bà và công
ty Đông Tây tự nguyện trả hết nợ
nhưng đến nay NH không đưa ra
hướng giải quyết nào. Sau đó, bà
Đ. cũng có đơn yêu cầu thi hành
án nhưng Chi cục Thi hành án dân
sự TP Vũng Tàu không nhận đơn
vì bản án phúc thẩm chỉ tuyên hủy
hợp đồng bán đấu giá tài sản do vô
hiệu mà không có nội dung nào liên
quan đến việc thực hiện nghĩa vụ
của các bên.
Để tìm hiểu rõ thông tin,
Pháp
Luật TP.HCM
đã nhiều lần liên hệ
với NH nhưng chưa nhận được trả
lời với lý do lãnh đạo bận họp và
phải thực hiện theo quy trình làm
việc nội bộ… Trong khi trao đổi
với PV, một đại diện của MBAMC
(không đồng ý nêu tên) cho rằng
việc nhận chuyển nợ và xử lý tài
sản của công ty là đúng. Nếu PV
muốn biết cụ thể hơn thì phải có
văn bản yêu cầu…
MINHVƯƠNG
T
háng 6-2013, Công ty Cổ phần
Dược phẩm Đông Tây (gọi tắt
là Công ty Đông Tây) ký hợp
đồng tín dụng với Ngân hàng (NH)
TMCP Quân đội - Chi nhánh Bắc
Sài Gòn (gọi tắt là NH) vay 4,5 tỉ
đồng. Để đảm bảo cho khoản vay
cho Công ty Đông Tây, vợ chồng bà
Đ. (trú quận 7, TP.HCM) đã dùng
hai mảnh đất để thế chấp cho NH.
Hai mảnh đất này đều đứng tên bà
Đ. và thuộc xã Tân Hòa, huyện Tân
Thành, Bà Rịa-Vũng Tàu.
Án phúc thẩm:
Bán đấu giá tài sản sai
Do Công ty Đông Tây không trả
được nợ nên NH chuyển nợ cho
Công ty TNHH Quản lý nợ và khai
thác tài sản NH TMCP Quân đội -
Chi nhánh Hồ Chí Minh (viết tắt là
MBAMC) để xử lý tài sản của bà Đ.
Mảnh đất của bàĐ. là tài sản thế chấp cho hợp đồng vay. Ảnh: MV
Được tòa tuyên
thắng kiện
nhưngđươngsự
khóc ròng
Ngày 10-4, trao đổi với
Pháp
Luật TP.HCM
, ông Nguyễn Quốc
Thắng, Chủ tịch HĐQT Công ty
Đông Tây, cho biết trước đây NH
không có thông báo chính thức nào
cho công ty và bà Đ. về việc chuyển
nợ sang MBAMC. Việc không thể
thanh lý hợp đồng tín dụng là do
phía MBAMC tự ý bán đấu giá sai,
dẫn đến ảnh hưởng đến quyền tài
sản của bà Đ. Hiện nay cả công ty
và bà Đ. đã có đơn đề nghị được
thanh toán tiền lãi và tiền gốc nhưng
vẫn chưa có kết quả.
Ngày 18-4 mới đây, ông TrầnVăn
Tứ, Chi cục trưởng Chi cục Thi hành
án dân sự TPVũng Tàu, cho biết cơ
quan thi hành án không thể thi hành
án vì nội dung của bản án không có
yêu cầu thi hành cụ thể. Căn cứ pháp
lý là điểm a khoản 5 Điều 31 Luật
Thi hành án dân sự sửa đổi, bổ sung
năm 2014. Ngoài ra, khoản 4 Điều
7 Nghị định 62/2015 của Chính phủ
cũng quy định rõ: Cơ quan thi hành
án từ chối thi hành án trong trường
hợp bản án, quyết định không xác
định cụ thể người phải thi hành án
và nghĩa vụ thi hành án. •
Theo TS Nguyễn Văn Tiến, Trường ĐH Luật TP.HCM,
bản án phúc thẩm chưa đưa ra hướng xử lý tài sản là
chưa giải quyết thấu đáo vụ kiện, khiến các bên không
có lối ra. Để xử lý tận cùng tài sản thế chấp, nhữngngười
liên quan phải yêu cầu giám đốc thẩm để hủy cả hai
bản án, giải quyết lại từ đầu. Ngoài ra, người mua trúng
đấu giá là ông A. có thể khởi kiện NH yêu cầu đòi bồi
thường vì lỗi bán đấu giá sai, gây thiệt hại cho ông. Lúc
này, phía chủ tài sản là bà Đ. cũng có quyền yêu cầu
thực hiện được việc trả nợ cho NH để nhận lại tài sản.
Luật sưMaiThị KimSa, ĐoànLuật sưTP.HCM, cũngcho
rằngcái sai banđầu là việcNHchuyểnnợchoMBAMCđể
bán đấu giá là sai. Vì theo quy định, đối với tài sản đăng
ký sở hữu thì NH bắt buộc phải khởi kiện tại tòa án để
xử lý. Hiện nay ông A. có thể khởi kiện yêu cầu NH bồi
thường cho mình. Về phía bà Đ. muốn trả nợ thay cho
người vay để thuhồi lại đất thì cũngphải thôngquamột
bản án có hiệu lực. Nhưng cũng có thể giải quyết bằng
một thỏa thuậngiữa cácbênnếuphíaNHcó tráchnhiệm
tự khắc phục sai sót củamình. Theo đó, NH có thể trả lại
tiền trúng đấu giá cho ông A. rồi trả lại đất cho bà Đ. sau
khi bà này và Công ty Đông Tây tất toán hết khoản nợ.
Giải quyết cách nào?
Bà Đ. đề nghị được nhận
lại hai mảnh đất sau
khi bà và Công ty Đông
Tây tự nguyện trả hết nợ
nhưng NH không đưa ra
hướng giải quyết nào.
Vũ“nhôm” lại hầu tòa cùngTrầnPhươngBình
Theo kế hoạch, sáng nay (22-4), TAND Cấp cao tại
TP.HCM sẽ đưa vụ án gây thất thoát hơn 3.608 tỉ đồng xảy
ra tại Ngân hàng Thương mại CP Đông Á (DAB) ra xét xử
phúc thẩm. Các bị cáo bị đưa ra xét xử về các tội cố ý làm
trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả
nghiêm trọng; lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài
sản; thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.
Trước đó, sau nửa tháng xét xử, ngày 20-12-2018, TAND
TP.HCM đã tuyên án sơ thẩm đối với 26 bị cáo. 18/26 bị
cáo đã kháng cáo. Trong số này có cựu tổng giám đốc DAB
Trần Phương Bình nhận án chung thân về tội lạm dụng chức
vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản, 20 năm tù về tội cố ý làm
trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả
nghiêm trọng, tổng hợp hình phạt chung là chung thân.
Cựu phó tổng giám đốc DAB Nguyễn Thị Kim
Xuyến nhận 18 năm tù tội lạm dụng chức vụ, quyền
hạn chiếm đoạt tài sản, 20 năm tù tội cố ý làm trái, tổng
hợp hình phạt chung là 30 năm tù. Phan Văn Anh Vũ
(tức Vũ “nhôm”, chủ tịch HĐQT Công ty CP Xây dựng
Bắc Nam 79)
nhận 17 năm
tù về tội lạm
dụng chức
vụ, quyền
hạn chiếm
đoạt tài sản
(cộng với
tám năm tù ở
bản án trước,
tổng hình
phạt chung
là 25 năm tù), kháng cáo kêu oan.
Đặc biệt, bị cáo Nguyễn Hồng Ánh (cựu trung tá, cán
bộ Công an TP.HCM), bị tuyên 10 năm tù về tội cố ý làm
trái dù tại tòa ông nhận tội và đại diện VKS chỉ đề nghị
phạt ông 5-6 năm tù, cũng kháng cáo.
Trong đơn kháng cáo, Vũ trình bày cấp sơ thẩm chưa
đánh giá toàn diện, khách quan chứng cứ làm mình bị
oan. Cụ thể, Vũ cho rằng kết luận của CQĐT và chứng cứ
được thẩm tra tại tòa có sự mâu thuẫn nên không có đủ
căn cứ buộc tội Vũ lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm
đoạt tài sản. Vũ dẫn chứng tại tòa bị cáo Trần Phương
Bình thừa nhận rằng ông đã che giấu Vũ tình trạng DAB.
Điều này trái với nội dung cáo trạng.
Đồng thời Vũ khẳng định không bàn bạc, thống nhất với
những bị cáo, cũng không câu kết, thông đồng lập chứng từ
khống hòng rút tiền ngân hàng. Vũ nói mình không ăn chia,
hưởng lợi trong việc Công ty CP Xây dựng Bắc Nam 79 vay
200 tỉ đồng của cá nhân ông Bình. Vũ nộp 203 tỉ đồng là để
trả cho ông Bình chứ không phải khắc phục hậu quả.
Theo cáo trạng, Trần Phương Bình với vai trò là tổng
giám đốc DAB đã chỉ đạo các hoạt động ngân quỹ, đầu
tư tại DAB trái quy định khiến ngân hàng này thiệt hại
hơn 3.608 tỉ đồng. Hành vi vi phạm của bị cáo Bình là
nguyên nhân dẫn đến việc DAB lỗ lũy kế đến 31.000 tỉ
đồng và âm vốn chủ sở hữu hơn 25.000 tỉ đồng vào cuối
năm 2015.
PHƯƠNG LOAN
Vũ “nhôm” và Trần Phương Bình cùng
kháng cáo. Ảnh: PLO
Sau khi án có hiệu lực, người mua trúng đấu giá
không nhận được tài sản, chủ đất muốn trả hết
nợ để nhận lại đất cũng không xong, thi hành
án thì bó tay...
1,2,3,4,5 7,8,9,10,11,12,13,14,15,...16
Powered by FlippingBook