089-2019 - page 13

13
Đời sống xã hội -
ThứBa23-4-2019
HOÀNG LAN
C
hia sẻ về lý do hiến
một phần cơ thể sau
khi mất, diễn viên Việt
Trinh cho hay cách đây hai
năm, chị được mời làm MC
chương trình “Tỏa sáng giữa
đời thường” do báo
Công An
TP.HCM
tổ chức. Tại chương
trình, chị đã có dịp giao lưu
với khách mời là nghệ sĩ nổi
tiếng Minh Vương và được
nghệ sĩ chia sẻ câu chuyện
mình được cứu sống nhờ
được cho quả thận từ một
người xa lạ. Ca phẫu thuật
được thực hiện tại BV Chợ
Rẫy và nghệ sĩ không phải
tốn bất cứ khoản phí nào trả
cho quả thận này.
Nghĩa cử cao đẹp của
những người không có mối
quan hệ nào vẫn sẵn sàng
cho đi một phần thân thể của
mình khiến Việt Trinh rơi
nước mắt. “Lúc đó nghệ sĩ
Minh Vương rất yêu đời và
cho biết ông cảm thấy mình
chỉ như 24 tuổi vì chàng trai
cho ông thận ra đi khi vừa
tròn 24 tuổi” - diễn viên Việt
Trinh nhớ lại.
Liên hệ đến những phận
đời đã từng gặp trong những
chuyến đi từ thiện, Việt Trinh
lại càng thấm thía hơn ý nghĩa
của việc đăng ký hiến tạng
sau khi mất. “Khi gặp những
bệnh nhân bị suy thận giai
đoạn cuối, tôi có thể tặng họ
tiền nhưng không thể nào tặng
họ được quả thận. Không có
thận ghép thì cuối cùng họ
cũng mất” - diễn viên Việt
Trinh trăn trở.
Tuy nhiên, Việt Trinh cho
biết chị cũngmất thời gian đấu
tranh tư tưởng vì quan niệm
chết phải toàn thây của người
Việt. Cho đến mới đây, theo
dõi một phóng sự về người
vợ hiến tạng của chồng cứu
được năm người, chị mới
giải thoát khỏi mọi lấn cấn.
Bản thân là người theo đạo
Phật nên chị cũng hỏi thêm
ý kiến của “sư phụ” và được
“sư phụ” ủng hộ, cho rằng
việc làm này rất nhân văn,
đúng theo lời dạy của Phật
nên chị càng có thêm đầy đủ
sức mạnh và tinh thần đi đến
quyết định cuối cùng.
Diễn viên Việt Trinh trải
lòng cuộc sống ai cũng từng
có những vấp váp nhưng
không thể quay trở lại quá
khứ để sửa chữa được nên
điều quan trọng là hiện tại
biết nhìn nhận và cố gắng
làm những việc tốt. Đăng
ký hiến tạng, chia sẻ một
phần thân thể, giúp ích cho
người khác kể cả khi không
còn sống là một trong những
điều chị cảm thấy có ích cho
xã hội mà chị có thể làm
trong hiện tại. 
“Nếu mình chết đi rồi thì
trái tim, quả thận của mình
cũng chết theo, thay vì nếu
hiến đi thì biết đâu một đứa
con sẽ không mất đi cha, mẹ,
một người vợ không mất đi
người chồng. Tôi tin rằng
con trai tôi cũng sẽ hiểu nếu
lỡ tôi mất đi mà trái tim, quả
thận tôi vẫn còn sống trong
cơ thể người khác thì con
cũng sẽ không mất mẹ. Cái
chết của mình nhưng là bắt
đầu sự sống của người khác
thật ý nghĩa” - diễn viên Việt
Trinh chia sẻ.
Cùng dịp này, MC Minh
Hoàng được biết đến là người
đồng hành cùng bệnh nhân
nghèo trong suốt 13 số Chủ
nhật chia sẻ yêu thương do
BVChợRẫy tổ chức cho bệnh
nhân nghèo được vui chơi,
giải trí cũng mạnh dạn đăng
ký hiến tạng.Anh Hoàng chia
sẻ ban đầu anh muốn hiến
xác phục vụ nghiên cứu sau
khi qua đời. Tuy nhiên, sau
khi tìm hiểu địa chỉ đăng ký
hiến tạng tại BV Chợ Rẫy đã
giúp hồi sinh nhiều cuộc sống
nên anh đã thay đổi ý định. 
ThS LêMinh Hiển, Trưởng
phòng Công tác xã hội, BV
Chợ Rẫy, cho hay ngay từ
những ngày đầu phát hành
đơn đăng ký hiến tạng nhân
đạo vào tháng 6-2014, bệnh
viện đã nhận được rất nhiều
sự ủng hộ. Hiện nay, bệnh
viện đã tiếp nhận được 9.000
đơn đăng ký hiến tạng, trong
đó gần 3.000 lượt trao đổi
và đăng ký hiến tạng qua
email:dieuphoigheptangbvcr@
gmail.com. Đã có 31 trường
hợp hiến tạng sau khi qua đời
đã kịp gửi lại 49 quả thận,
bảy lá gan, bốn trái tim, một
khối tim phổi và 29 giác mạc
giúp hồi sinh những cuộc
đời khác. •
Diễn viên
Việt Trinh
đăng ký
hiến tạng.
Ảnh: HL
Họ đã nói
“Tôi tin rằng con
trai tôi cũng sẽ hiểu
nếu lỡ tôi mất đi mà
trái tim, quả thận
tôi vẫn còn sống
trong cơ thể người
khác thì con cũng sẽ
không mất mẹ.”
Diễn viên
Việt Trinh
Quản lý giáo dục: Đừng
chọn“conôngcháucha”
Sáng 22-4, Hội đồng Tư vấn khoa học, giáo dục
và môi trường thuộc Ủy ban Trung ương MTTQ
Việt Nam tổ chức hội nghị “phản biện dự thảo Luật
Giáo dục (sửa đổi)”. 
GS Nguyễn Đăng Dung nêu quan điểm về việc
sửa Luật Giáo dục. Theo GS Dung, dự thảo luật
được chỉnh sửa quá nhiều lần nên không theo dõi
nổi. “Nguyên tắc là luật sửa luật hiện hành thì phải
giữ lề cũ chứ thế này cứ rối tung lên, rất phí phạm.
Thử xem hiến pháp Mỹ, từ bản đầu tiên có bảy điều
năm 1789 sau nhiều lần tu chính thì đến nay thành
34 điều. Nhưng cách của họ là cũng chỉ thêm vào
chứ có vứt hết đi đâu” - GS Dung so sánh.
Theo GS Dung, điều cần thiết nhất là phải có tinh
thần học thuật trong luật này. Nếu không, dù 5 hay
10 năm nữa, luật vẫn khó có thể thành công trong
việc thúc đẩy tinh thần tự do học thuật.
Ngay cả vấn đề triết lý giáo dục, GS Dung đề nghị
cần quy định rõ trong luật thay vì đưa ra chương về
“chính sách giáo dục” trong luật.
“Tôi cảm giác như bản dự thảo này là cốt để đem
thị trường “ốp” vào đây. Nhưng không thể vận dụng
nguyên cả thị trường vào giáo dục. Làm sao phải
khuyến khích, thúc giục được tinh thần tự do học
thuật trong dự luật này chứ không thì rất khó, không
phát triển được” - GS Dung nói.
Còn TS Nguyễn Viết Chức phát biểu rất nhiều vấn
đề trong dự thảo luật. Một trong những vấn đề mà
ông Chức nêu là quản lý giáo dục. Ông Chức nói
vấn đề quản lý giáo dục đang được xã hội rất quan
tâm. Bối cảnh của nó là có nhiều cán bộ vi phạm
giáo dục, lợi dụng quyền hạn để làm những điều trái
giáo dục…
TS Chức đề nghị: “Luật phải ghi rất rõ quyền phải
làm được gì, làm đến đâu, tiêu chí gì để quản lý giáo
dục. Điều này để tránh hiện tượng con ông cháu cha
là vào hệ thống quản lý giáo dục. Vì quản lý là phải
quản lý “máy đào tạo ra con người” chứ không phải
chọn những người quản lý không ra gì”.
Về hệ thống giáo dục phổ thông 12 năm, TS
Chức nói đây là điều vô cùng bất cập. Ông và
nhiều nhà giáo dục nổi tiếng như Văn Như Cương,
Hồ Ngọc Đại… đều thấy hệ thống giáo dục 12 năm
này lạc hậu lắm rồi. “Trẻ em giờ phát triển tốt hơn
nhiều rồi. Thời tôi thì giỏi là học chín năm, dốt hơn
10 năm là được. Vậy thì lý do gì cứ phải khư khư
giữ 12 năm?” - TS Chức đặt câu hỏi.
Ý kiến các đại biểu tham dự hội nghị đều cho
rằng đây là một luật quan trọng, cần tạo ra được
cơ sở pháp lý để giải quyết những vấn đề nổi cộm
trong giáo dục hiện nay.
CHÂN LUẬN
ĐH Kinh tế quốc dân xử lý 7 thí sinh
Sơn La được nâng điểm
Sáng 22-4, ông Bùi Đức Triệu, Trưởng phòng
Quản lý đào tạo Trường ĐH Kinh tế quốc dân, cho
biết hội đồng tuyển sinh nhà trường đã tổ chức họp
liên quan đến việc xử lý các thí sinh (TS) theo danh
sách từ Sở GD&ĐT tỉnh Sơn La gửi về.
Theo danh sách, bảy TS Sơn La có điểm được
điều chỉnh từng trúng tuyển vào trường, trong đó
năm TS điểm thấp hơn so với điểm chuẩn trúng
tuyển nên bị xóa tên trong danh sách trúng tuyển.
Hai trường hợp còn lại điểm sau chấm thẩm định
dù hạ so với ban đầu nhưng vẫn cao hơn điểm
chuẩn trúng tuyển nên được học bình thường.
Được biết trong số hai TS được giữ lại trường có
TS NYK, con trưởng Phòng Giáo dục trung học,
Sở GD&ĐT tỉnh Sơn La. Tuy nhiên, sau khi có kết
quả chấm thẩm định vẫn đạt trên điểm chuẩn 0,5
điểm nên đủ điều kiện tiếp tục theo học tại trường.
Trước đó, Trường ĐH Kinh tế quốc dân cũng đã
nhận được danh sách năm TS được nâng điểm từ
Sở GD&ĐT tỉnh Hòa Bình và ra quyết định xóa tên
khỏi danh sách trúng tuyển, buộc thôi học đối với
hai TS do thiếu điểm trúng tuyển sau chấm thẩm
định. Ba trường hợp còn lại sau chấm thẩm định
vẫn đủ điểm chuẩn nên nhà trường cho phép tiếp
tục theo học.
HẢI ÂU
Tín hiệu đáng mừng
cho việc hiến tạng
Quan niệm chết toàn thây
trong xã hội đang thay đổi dần.
Có nhiều trường hợp bị bệnh
tiên lượng tử vong liên hệ hiến
tạngnhưngkhôngphải trường
hợp nào cũng nhận được tạng
do lý do bệnh lý. Có những
người dù lúc sống chưa đăng
ký hiến tạng nhưng gia đình
vẫn đồng thuận cho đi thân
thể của người thân là tín hiệu
đáng mừng.
TS-BS
DƯ THỊ NGỌC THU
,
Trưởng đơn vị điều phối ghép tạng,
BV Chợ Rẫy
“Người đẹp Tây Đô”
trải lòng về quyết
định hiến tạng
Sáng 22-4, diễn viên Việt Trinh, được biết đến qua bộ phim truyền hình
nổi tiếng
Người đẹp Tây Đô
đã đến BVChợ Rẫy (TP.HCM) để làm
thủ tục đăng ký hiến tạng.
1...,3,4,5,6,7,8,9,10,11,12 14,15,16
Powered by FlippingBook