096-2019 - page 11

11
Kinh tế -
ThứSáu3-5-2019
Các đại gia tư
nhân vẫn kêu
kinh doanh khó!
CHÂNLUẬN-ANHIỀN
C
ó những quy hoạch rất
lạc hậu so với thực tế, có
những chính sách chưa
minh bạch... Đây là đánh giá
chung của các đại gia thuộc
khu vực kinh tế tư nhân tại
Diễn đàn Kinh tế tư nhânViệt
Nam 2019, ngày 2-5. Diễn
đàn doVăn phòng Chính phủ
và Ban Kinh tế Trung ương
phối hợp tổ chức.
Kỳ thị với… công nghệ
Ông Vũ Đức Giang, Chủ
tịch Hiệp hội Dệt may Việt
Nam, trong phiên thảo luận
chuyên đề Hiệp định Đối tác
toàn diện và Tiến bộ xuyên
Thái Bình Dương (CPTPP)
sáng 2-5 nhận xét: Quy hoạch
dệt may của Việt Nam đã lạc
hậu vì trong quy hoạch đó
chỉ tính tới năm 2020 ngành
dệt may đạt kim ngạch 20 tỉ
USD, trong khi đến nay ngành
này đã đạt 36-40 tỉ USD. Mặt
khác, cả những công nghệ về
nhuộmcũng bị các địa phương
kỳ thị, không nhất quán, lúc
đồng ý lúc không.
Từ đó ông Giang kiến nghị
Bộ Công Thương phải là trụ
cột xây dựng nền tảng chuỗi
cung ứng dịch vụ, không để
các doanh nghiệp (DN) mạnh
ông nào ông ấy làm. “Cuối
cùng là vấn đềminh bạch. Các
bộ, ngành phải thấm nhuần
tinh thần minh bạch này, phải
lăn xả với ngành dệt may thì
ngànhmới phát triểnbềnvững.
Bởi DN Việt Nam đã đủ lực
để đầu tư” - ông Giang nói.
Ông Nguyễn Văn Tuấn,
Chủ tịch Hiệp hội Bông sợi
Việt Nam, cũng đề cập đến
công nghệ nhuộm và kể có
một công tyHà Lan đemcông
nghệ nhuộm tiên tiến vàoViệt
Nam. Nhưng có địa phương
dứt khoát không cấp phép
vì… nhuộm mà lại không có
nước thải. Bởi thông thường
hiện nay nhuộm là phải có…
nước thải mới là nhuộm!
Trao đổi lại với hai ông
lớn ngành dệt may Việt Nam,
Thứ trưởng Bộ Công Thương
Trần Quốc Khánh nói rằng:
“Không có vải là vì Hiệp hội
Dệt may đang khuyến khích
nhập khẩu vải. Nếu nhập thì
không phải chịu thuế nhập
khẩu, không có thuế giá trị
gia tăng (VAT). Nếu dùng
vải trong nước thì vừa phải
bỏ tiền tươi ra mua vải, vừa
nộp luôn VAT. Vậy các DN
lựa chọn thế nào?”.
Theo Thứ trưởng Khánh,
Bộ Tài chính đã nhìn thấy
chuyện này nên đề nghị đánh
thuế nhập khẩu đối với vải,
các DN phải nộp VAT, khi
nào xuất khẩu xong thì mới
hoàn thuế VAT. “Không chỉ
vải mà thùng carton, cúc,
chỉ… cũng trong tình trạng
như vậy. Nhưng Hiệp hội Dệt
may phản đối” - Thứ trưởng
Khánh nói.
Sau khi Thứ trưởng Khánh
dứt lời, ông Vũ Đức Giang
tranh luận lại ngay. “Thứ
trưởng Khánh nói đúng về
thuế. Nhưng về VAT chẳng
hạn, DN sẵn sàng ngay song
khi nào được hoàn lại thì là vấn
đề. Mọi chi phí như điện, vận
tải, nước… đều tăng nhưng
giá sản phẩm dệt may thì vẫn
thế” - ông Giang nói.
Ông Giang vẫn cho rằng
nút thắt nằm ở thể chế, ở cách
hiểu về đầu tư cho các khâu
của ngành dệt may từ Chính
phủ cho đến các địa phương
chưa thống nhất.
Vướng từ lúc
khởi nghiệp
Là người ủng hộ cái mới, xu
hướng khởi nghiệp sáng tạo,
Viện trưởngViện Nghiên cứu
quản lý kinh tế Trung ương
NguyễnĐìnhCung nhìn nhận
từ khi start-up khởi sự kinh
doanh thì đã gặp vướng mắc.
Ví dụ, công ty khởi nghiệp
còn “chưa biết làmgì” thì Nhà
nước lại bắt đăng ký cụ thể.
Thủ tướng
NGUYỄN XUÂN PHÚC:
Doanh nghiệp cần nỗ lực cách tân
Từ đầu nhiệm kỳ đến nay, Chính phủ và cá nhân tôi trên
cương vị Thủ tướng đã liên tục động viên tư nhân khởi
nghiệp, nuôi dưỡng khát vọng lớn trong phát triển; kiến
tạo các lĩnh vực dựa trên động viên nguồn lực từ các DN tư
nhân trong nhiều lĩnh vực ngành nghề khác nhau từ sâm
Ngọc Linh đến tôm công nghệ cao, ngành gỗ, ngành lúa
gạo, ngành sản xuất, lắp ráp ô tô…Tôi tin rằng nền kinh tế
Việt Nam chỉ có thể hùng mạnh khi có những DN có năng
lực cạnh tranh toàn cầu.
DN cần có chí tiến thủ, không bằng lòng với hoàn cảnh
đang có mà xông xáo tìm kiếm và nắm bắt cho bằng được
các cơ hội do công nghệ và thị trường mang lại. Nỗ lực tìm
kiếm công nghệ mới, thị trường mới, nguyên liệu mới, đổi
mới tổ chức, đổi mới quản lý được gọi tổng quát là cách tân,
một tố chất quan trọng của nhà DN.
Trách nhiệm xã hội và đạo đức kinh doanh - đó là những
tố chất cần thiết, phổ biến của nhà DN của tất cả các nước.
Riêng đối với Việt Nam, một nước còn ở giai đoạn phát triển
trung bình, cần thêmmột yếu tố là lòng yêu nước, là ý thức
góp phần làm cho dân giàu, nước mạnh.
Các nhà DN cần đề cao triết lý kinh doanh vì xã hội, vì đất
nước, vì tương lai dân tộc.
Họ đã nói
Không còn sợ mang
tiếng chệch hướng
Tôi nhớ năm 2003, một vị
lãnh đạo cấp khá cao thậmchí
không dám đến thăm DN tư
nhân vì sợ mang tiếng chệch
hướng. Nhưnghômnay, chúng
ta ở đây cùng nhau bàn thúc
đẩy phát triển kinh tế tư nhân
thànhđộng lực quan trọng của
nền kinh tế, trong đó có lĩnh
vực nông nghiệp.
Nhưngmuốn phát triển nền
nôngnghiệpvữngmạnh,cókhả
năng cạnh tranh cao trong giai
đoạn mới thì không chỉ phát
huy vai trò kinh tế hộ như đã
làm thời gian quamà cần phát
triển vai trò hạt nhân là cácDN,
chủ yếu là DN tư nhân.
Ông
CAO ĐỨC PHÁT
,
Phó Trưởng ban Kinh tế Trung ương
Không phải Nhà
nước biết đến đâu
quản đến đó, mà
quản lý phải vì
phát triển.
Tưnhânkhôngngửa tay xinvài tỉ đồng!
(Tiếp theo trang1)
“Một mô hình kinh doanh
du lịch nhỏ phải xin phép sáu
tháng, đi đến đâu vướng đến
đấy, ngăn cản đổi mới sáng
tạo. Ứng xử với nó, theo tôi
là đừng lo quản lý, cứ để
dân làm. Không phải Nhà
nước biết đến đâu quản đến
đó, mà quản lý phải vì phát
triển. Start-up sẽ tin rằng khó
khăn của mình sẽ được giải
quyết” - ông Cung bày tỏ.
Nhiều đại gia thuộc khu
vực kinh tế tư nhân Việt Nam
như FPT, THTrueMilk, Vina
Capital, CMC… cũng kiến
nghị Nhà nước tháo gỡ khó
khăn để thúc đẩy tư nhân
phát triển. Đơn cử, Phó Tổng
GiámđốcTập đoànVingroup,
phụ trách VinFast - ông Võ
Quang Huệ nhận định rằng
khu vực kinh tế tư nhân tại
Việt Nam đang ngày càng
phát triển và đóng góp tới
40% tổng GDP. Các DN tư
nhân có thể đóng góp hơn
nữa cho GDP nếu thể chế
về đầu tư, kinh doanh được
cải cách.
Từ thực tế của VinFast,
ông Huệ đề nghị cần có chính
sách khuyến khích, hỗ trợ tư
nhân đầu tư vào công nghệ
cao, R&D và các hoạt động
chuyển giao công nghệ. Bên
cạnh đó là những vấn đề về
nhân lực, kết nối và thúc đẩy
công nghiệp phụ trợ.
Tổng Giám đốc Tập đoàn
Trường Hải (THACO) Phạm
Văn Tài thì cho rằng trong
bối cảnh hội nhập, tư nhân
trong nước, cụ thể là tập đoàn
của ông phải cạnh tranh rất
gay gắt.
ÔngTài kiếnnghịChínhphủ
sớm trìnhQuốc hội chính sách
không tính thuế tiêu thụ đặc
biệt đối với linh kiện phụ tùng
sản xuất trong nước nhằmphát
triển công nghiệp hỗ trợ và
giảm giá thành. Đồng thời,
cũng cần có hậu kiểm để các
DN trong lĩnh vực này được
hưởng ưu đãi khi có tỉ lệ nội
địa hóa đạt tối thiểu 40%.•
Thủ tướng thamquan triển lãmcủa các doanh nghiệp tư nhân. Ảnh: VGP
“Kinh tế tư nhân nổi lên nhưmột trong những động
lực quan trọng, dẫn dắt sự tăng trưởng của nền kinh
tế” -Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc.
Thực ra, đây có thể là một
“mâu thuẫn” khi khu vực
kinh tế tư nhân vừa cần một
không gian tự do để kinh
doanh, mặt khác lại cần Nhà nước hỗ trợ với nhiều mục tiêu
khác nhau.
Về bản chất, Nhà nước triển khai nghiêm những quy định
của Hiến pháp, pháp luật về tự do kinh doanh đã là một cách
“hỗ trợ” hữu hiệu nhất đối với cả nền kinh tế. Vì những hỗ trợ
cụ thể về thuế hay tài chính thực ra không đáng là bao so với
vốn liếng mà tư nhân đã bỏ ra đầu tư vào nền kinh tế.
Chẳng thế mà từ giữa năm 2017, Phó Thủ tướng Vương
Đình Huệ luôn nhất quán một quan điểm rằng những hỗ trợ
tài chính, thuế… từ Nhà nước cho doanh nghiệp (DN) thực ra
không đáng là bao so với những gì DN cần. Ấy là chưa kể đến
việc những thủ tục để nhận được hỗ trợ này cũng rất nhiêu
khê. Thay vì hỗ trợ cụ thể dăm ba tỉ thì có lẽ cách thức hỗ trợ
tốt nhất là đơn giản hóa thủ tục về kinh doanh.
Nhưng có lẽ đó cũng mới chỉ là một phần thiết yếu mà khu
vực kinh tế tư nhân cần. Từ trước tới nay, các cơ quan chuyên
môn, cơ quan độc lập và ngay cả bản thân DN luôn mong
muốn có một môi trường kinh doanh bình đẳng và an toàn.
Sự an toàn ấy thật ra phải đến từ một “sự bảo vệ” mà Thủ
tướng Nguyễn Xuân Phúc nhắc đến chiều 2-5.
Thủ tướng nêu rõ DN cần được bảo vệ quyền tài sản, quyền
tự do kinh doanh, quyền và lợi ích hợp pháp theo Hiến pháp,
pháp luật. Giảm sự chồng chéo, tầng lớp trong thanh tra,
kiểm tra chuyên ngành, tạo môi trường thông thoáng cho
kinh tế tư nhân.
Đó mới là điều cốt lõi cho DN yên tâm đầu tư, kinh doanh
và phát triển. Bởi lẽ, một khi quyền tài sản của DN và cả người
dân không được đảm bảo thì “thể chế tước đoạt” có thể bóp
nghẹt mọi nỗ lực kinh doanh. Những cuộc thanh tra, kiểm tra
mà nhiều DN từng lên tiếng khi không chịu nổi, thực ra ở một
góc độ nào đó sẽ phương hại tới quyền tài sản của DN.
Những vụ “hình sự hóa” quan hệ kinh tế chân chính đã làm
nhiều DN dính vào lao lý là một biểu hiện rõ hơn của việc
quyền tài sản chưa được pháp luật bảo vệ. Thế mới biết rằng
một khi DN đem tài sản ra kinh doanh thì yêu cầu đầu tiên là
quyền tài sản được tôn trọng.
Và hệ quả tất yếu là: Khi quyền tài sản của DN và người dân
được tôn trọng thì trong bất cứ trường hợp nào, quyền này sẽ
là “kim chỉ nam” dẫn dắt toàn bộ chính sách kinh tế. Vì thực
ra khi nói tới môi trường kinh doanh bình đẳng, cạnh tranh
thì mục tiêu cuối cùng cũng là để bảo đảm quyền tài sản.
Vậy câu hỏi “tư nhân cần gì?” đã có câu trả lời từ Thủ
tướng!
CHÂN LUẬN
1...,2,3,4,5,6,7,8,9,10 12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook