096-2019 - page 8

8
Đô thị -
ThứSáu3-5-2019
Ngày 2-5, lãnh đạo UBND TP Cần Thơ cùng các sở, ngành
đi khảo sát thực tế và tìm ra nguyên nhân để có giải pháp khắc
phục hậu quả vụ sạt lở bờ sông xảy ra ngày 24-4 tại quận Ô
Môn khiến 11 ngôi nhà bị ảnh hưởng.
Tại buổi khảo sát, ông Nguyễn Nghĩa Hùng, Phó Viện trưởng
Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam (Viện Khoa học - PV), cho
biết: Bước đầu đơn vị đã xác định nguyên nhân sơ bộ là do nơi
sạt lở có vị trí dòng chảy lớn nên bờ sông bị xói mòn mạnh; nằm
ở vị trí kế tiếp điểm sạt lở năm 2018 và việc sạt lở đã tạo ra vết
nứt trong nội hàm của vùng lân cận; hố xối có xu hướng dịch
chuyển về hạ lưu làmmất ổ dịch mái bờ…Đồng thời công trình
xây dựng bờ kè sông ÔMôn được xây dựng trên nền đất rất
yếu, cục bộ bất thường.
Cũng theo ông Hùng, do địa chất yếu nên phải tăng bản tường
bờ kè lên 5 m, chiều dài cọc 30 m, từ đó kéo theo kinh phí sẽ
tăng lên 8,4 tỉ đồng. Trong khi thi công cần phải kiểm tra thường
xuyên địa hình lòng sông, mái sông để có biện pháp hợp lý vì
khu vực này diễn biến lòng đất rất phức tạp.
Ông Nguyễn Thanh Dũng, Phó Chủ tịch UBND TP, đề nghị
Viện Khoa học sau 10 ngày phải báo cáo hoàn chỉnh khảo sát,
đánh giá nguyên nhân sạt lở và đưa ra kinh phí dự kiến phát
sinh. Tiếp tục cảnh báo nguy hiểm, vận động di dời người dân
nằm trong khu vực sạt lở.
Sau khi nghe báo cáo tham vấn của Viện Khoa học, ông Võ
Thành Thống - Chủ tịch UBND TP Cần Thơ kết luận: Qua
báo cáo sơ bộ của Viện Khoa học cho thấy kết cấu địa tầng
rất phức tạp cho nên UBND TP yêu cầu chủ đầu tư và đơn
vị tư vấn tiếp tục khảo sát, đánh giá chính xác nguyên nhân
và từ đó tìm ra giải pháp khắc phục. “Phải làm sao cho dự án
hoàn thành đúng kế hoạch trước mùa lũ về nhưng phải đảm
bảo bền vững và an toàn cho người dân” - ông Thống nói.
Khi biết có đoàn kiểm tra đến khảo sát, ông Trần Văn Mười
Lớn (83 tuổi, phường Thới An, quận ÔMôn) cho biết nhà của
ông thuộc khu vực bị sạt lở nhưng do nhà nằm sâu bên trong nên
vụ sạt lở vừa rồi đã làm cho nền nhà bị nứt.
“Sáng ngủ dậy, mở mắt ra mà thấy nhà còn nguyên là mừng
rồi. Tôi mong chính quyền sớm khắc phục, hỗ trợ để người dân
an tâm ổn định cuộc sống. Sống trong khu vực này ngày nào cũng
hồi hộp và lo sợ vì không biết sạt lở lúc nào” - ôngMười Lớn nói.
Như
Pháp Luật TP.HCM
đã thông tin, vào khoảng 3 giờ 10
phút ngày 24-4, vụ sạt lở bờ kè sông ÔMôn ăn sâu vào trong 5
m, dài 60 m, làm 11 căn nhà bị ảnh hưởng.
CẨMGIANG
CầnThơ tìmgiải phápkhắc phục sạt lở ởÔMôn
Bướcđầuđơnvị chuyênmônđã xácđịnhnguyênnhân sơbộ của việc sạt lở tại quậnÔMôn, TPCầnThơ.
Tranh cãi về tiền điện tăng
ĐÀOTRANG
M
ặc dù Tập đoàn Điện
lực Việt Nam (EVN)
đã lên tiếng về nguyên
nhân hóa đơn tiền điện tăng
cao song nhiều người dân vẫn
bức xúc, thậm chí có người
cho rằng cách tính tiền điện
theo bậc thang là làm “phát
sinh một khoản rò rỉ” tiền điện
mà khách hàng phải trả dù đó
không phải do khách hàng.
Vì sao trả tiền điện
nhiều hơn?
Phản ánh đến
Pháp Luật
TP.HCM,
chị Nguyễn Thanh
Thảo (quận 1) cho biết hóa đơn
tiền điện của nhà chị tháng 3
tăng cao đột biến. Theo chị
Thảo, tiền điện nhà chị trung
bình một tháng khoảng 1,6-
1,8 triệu đồng, tuy nhiên đến
tháng 3 tăng vọt lên 2,8 triệu
đồng. Cụ thể, lượng điện tiêu
thụ tháng 2 là 637 kWh nhưng
tới tháng 3 là 978 kWh. Chị
đã yêu cầu ngành điện xuống
kiểm tra lại đồng hồ và hệ
thống đường dây điện vì sợ bị
rò rỉ hoặc đồng hồ chạy quá
nhanh nhưng sau khi kiểm
tra thì không có dấu hiệu này.
Tương tự, anhNTB (phường
6, quận 3) cũng bức xúc vì hóa
đơn tiền điện tháng 3 cao gấp
đôi so với tháng 2. Theo anh
B., hằng tháng gia đình anh
thường sử dụng khoảng 1,6
triệu đồng/tháng. Tuy nhiên,
tiền điện trong tháng 3 tăng
lên 2,8 triệu đồng, trong khi
EVN mới chỉ tăng 8,36%,
như vậy là cách tính tiền điện
có vấn đề.
Anh B. lý giải cách tính tiền
điện này không hợp lý và làm
phát sinh một khoản tiền điện
mà không phải do khách hàng.
Cụ thể, EVN phân bổ số kWh
điện trong mỗi bậc giá điện để
áp dụng biểu giá khác nhau.
Song cách tính này rất bất
hợp lý bởi thời gian có tính
tuần tự và sự gia tăng số kWh
điện năng tiêu thụ cũng phải
theo kiểu lũy kế, chứ không
thể “nhảy cóc” giữa biểu giá
này với biểu giá khác như vậy
được. Với cách tính này, EVN
đã vô tình đẩy mức điện năng
tiêu thụ của khách hàng lên
tính ở bậc giá cao hơn.
Giải thích vấn đề này, ông
Nguyễn Duy Quốc Việt, Phó
Tổng Giám đốc Tổng Công
ty Điện lực TP.HCM (EVN
HCMC), cho biết với lượng
điện năng tiêu thụ của chị
Thảo trong tháng 3 là 978
kWh, EVNHCMC tính số tiền
điện theo giá cũ là 2.350.220
đồng, còn tính theo biểu giá
mới là 2.574.855 đồng (chưa
có VAT). Như vậy, khoản tiền
chênh lệch do giá điện tăng là
224.635 đồng.
Nguyênnhânhóađơntiềnđiện
tăng cao, theoôngViệt, thứnhất
doTP.HCMbước vàogiai đoạn
nắngnóngnên sốđiệnnăng tiêu
thụ tăng. Thứ hai, tháng 3 có số
ngày nhiều hơn tháng 2 (31 so
với 28 ngày); cạnh đó tháng 2
rơi vào thời gian nghỉ Tết dài
ngày, các gia đình có thời gian
đi du lịch nên sử dụng điện ít
hơn. Thứ ba, áp dụng giá điện
mới từ ngày 20-3 theo Quyết
định số 648/ QĐ-BCT của Bộ
Công Thương, theo đó mức
giá bình quân tăng 8,36% (từ
1.740,65 đồng/kWh tăng lên
1.864,44 đồng/kWh).
Dùng càng nhiều,
trả tiền càng cao?
Trả lời câu hỏi vì sao người
dân tiêu thụ càng nhiều thì
phải trả giá điện cao hơn, ông
Nguyễn Quốc Dũng, Trưởng
ban Kinh doanh của EVN, cho
biết hiện nay giá bán lẻ cho
nhómkhách hàng sử dụng điện
sinh hoạt gồm sáu bậc. Việc
xây dựng giá điện nhiều bậc
thang (bậc càng cao thì giá
điện càng tăng) là để khuyến
khích người dân sử dụng tiết
kiệm điện, hiệu quả vì mục
Trả tiền điện tháng 3 nhiều hơn tháng 2 khiến nhiều người dân thắc mắc và đề nghị ngành điện có lời
Hóa đơn điện củamột hộ gia đình tháng 3
cao hơn tháng 2. Ảnh: Đ.TRANG
PGS-TS Bùi Xuân Hồi, bộ môn kinh tế công
nghiệp,TrườngĐH Bách khoa Hà Nội, cho biết:
Về nguyên tắc, khi xây dựng biểu giá điện thì
phải đạt được hai mục đích: Thứ nhất là đảm
bảo chính sáchan sinh xãhội (tạođiều kiện cho
ngườinghèo);thứhailàkhuyếnkhíchngườidân
sửdụng tiết kiệmđiện.Vì thế, hai bậc thangđầu
tiên là bậc 1 (0-50 kWh) và bậc 2 (51-100 kWh)
mức giá vẫn được duy trì thấp. Sau đó, với logic
dùng càng nhiều giá càng đắt thì người dân
dùng càng nhiều sẽ phải trả chi phí lớn. Bên
cạnh đó, điện cũng được làm ra từ những tài
nguyên thiên nhiên như nước, nhiên liệu hóa
thạchnênkhông cóquốc gianàokhuyếnkhích
người dândùngnhiềuđiện, thay vàođó là khẩu
hiệu tiết kiệm năng lượng luôn được nhắc tới.
“Chính vì thế, càng dùng nhiều sẽ càng chịu
giá cao cũng làmột biệnphápđểhạn chếhành
vi dùng nhiều điện. Người dân sử dụng điện
vào thời kỳ cao điểm thì dùng càng nhiều sẽ
phải trả nhiều tiền hơn do chi phí họ gây ra
cho hệ thống điện nhiều hơn. Vì thế khó có
chuyện giá điện sáu bậc thì người hưởng lợi là
ngành điện”- PGS-TS Bùi XuânHồi nhấnmạnh.
Cần hiểu đúng về sử dụng điện
Về nguyên tắc, khi
xây dựng biểu giá
điện thì phải đạt
được hai mục đích:
Thứ nhất là đảm
bảo chính sách an
sinh xã hội (tạo
điều kiện cho người
nghèo); thứ hai là
khuyến khích người
dân sử dụng tiết
kiệm điện.
Theo EVN, năm2019 dự báo nhu cầu sử dụng điện tăng hơn 10%so với
năm2018, đặc biệt trong ba thángmùa khô 4, 5, 6. Ảnh: HOÀNGGIANG
1,2,3,4,5,6,7 9,10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook