096-2019 - page 6

6
Pháp luật
&
cuộc sống -
ThứSáu3-5-2019
bà Nhung quản lý; các bà Yến,
Dảnh được giao quản lý một phần
di sản thừa kế của cụ Thẻ để lại.
Các đương sự có trách nhiệm liên
hệ với các cơ quan có thẩm quyền
để làm giấy chủ quyền.
Sau đó VKSND huyện kháng
nghị với lý do tòa giao di sản như
vậy là không đúng, việc chia tạm
giao các phần di sản cho các đương
sự nhưng không ghi tứ cận rõ ràng
gây khó khăn cho thi hành án. Năm
2015, TAND tỉnh Bình Phước xử
phúc thẩm, chấp nhận kháng nghị
và tuyên hủy án sơ thẩm.
Tháng 5-2018, tòa huyện xử sơ
thẩm lần hai, tuyên chấp nhận yêu
cầu khởi kiện của nguyên đơn là
bà Dảnh và yêu cầu độc lập của
người liên quan là bà Yến yêu cầu
tòa chia thừa kế theo pháp luật đối
với phần di sản chung của cha mẹ
để lại. Theo đó, các đương sự được
chia phần di sản có ghi rõ tứ cận đầy
đủ, trong đó việc chia phần nhiều
hay ít hơn cho từng người dựa trên
công sức đóng góp trong việc cải
tạo, gìn giữ, quản lý di sản.
Tháng 6-2018, đến lượt VKSND
tỉnh Bình Phước kháng nghị bản án
sơ thẩm lần hai. Theo kháng nghị,
căn cứ Điều 36 Pháp lệnh 44/1990
của Hội đồng Nhà nước thì đã hết
thời hiệu khởi kiện đối với yêu cầu
chia di sản của cụ Cháu (giống nhận
định của bản án sơ thẩm lần thứ
nhất - PV).
Tháng 8-2018, TAND tỉnh xử
phúc thẩm lần hai, bác kháng nghị
của VKSND cùng cấp. Theo tòa,
yêu cầu chia thừa kế đất của vợ
chồng cụ Cháu, cụ Thẻ được tòa án
sơ thẩm thụ lý khi BLDS 2015 đã
có hiệu lực. Căn cứ điểm d khoản
1 Điều 688 BLDS 2015 và Nghị
quyết 103/2015 của Quốc hội, tòa
áp dụng khoản 1 Điều 623 BLDS
2015 về thời hiệu thừa kế để thụ
lý, giải quyết vụ án dân sự tranh
chấp về thừa kế tài sản và xác định
thời hiệu là vẫn còn.
Mới đây, bị đơn là bà Nhung có
đơn đề nghị xem xét theo thủ tục
giám đốc thẩm vì theo bà, đã hết
thời hiệu để tòa giải quyết vụ tranh
chấp di sản này.
VKS kháng nghị đúng?
Hiện bản án phúc thẩm lần hai đã
có hiệu lực pháp luật nhưng vẫn có
ý kiến khác nhau về thời hiệu khởi
kiện yêu cầu chia thừa kế đối với
phần di sản của cụ Cháu còn hay hết.
TheoThSLưuMinhSang (Trường
ĐHKinh tế - Luật TP.HCM), kháng
nghị của VKS là có cơ sở bởi thời
hiệu chia di sản không còn. Điều 2
Nghị quyết 103/2015 của Quốc hội
quy định đối với các tranh chấp, yêu
cầu về dân sự, phát sinh trước ngày
1-1-2017 thì áp dụng quy định về
thời hiệu tại Điều 159 và điểm h
khoản 1 Điều 192 BLTTDS 2004
để giải quyết. Trong khi Điều 645
BLDS 2005 quy định thời hiệu khởi
kiện để người thừa kế yêu cầu chia
di sản là 10 năm, kể từ thời điểm
mở thừa kế. Thời điểm để tính mở
thừa kế trong vụ việc này là ngày
10-9-1990 (ngày công bố Pháp lệnh
thừa kế), trong khi các đương sự có
tranh chấp phân chia di sản vào năm
2008 là đã 18 năm (quá 10 năm) nên
thời hiệu là không còn.
Đồng tình, luật sư (LS) Nguyễn
HoàngNam, Đoàn LSTP.HCM, cho
rằng cần áp dụng quy định pháp luật
tại thời điểm tòa thụ lý vụ án. Vụ án
được tòa thụ lý sơ thẩm lần một vào
tháng 9-2008, thụ lý sơ thẩm lần hai
vào tháng 5-2016. Tại hai thời điểm
này, BLDS 2005 và BLTTDS 2004
đang có hiệu lực thi hành. Như vậy,
xét theo quy định Điều 645 BLDS
2005 và điểm a khoản 1 Điều 168
BLTTDS 2004 thì thời hiệu khởi
MINHCHUNG
C
ụ Nguyễn Cháu và vợ là cụ
Nguyễn Thị Thẻ có tám người
con, trong đó có bốn người đã
mất (đều không có con cái) và bốn
người còn sống là các bàNguyễnThị
Quýt, Nguyễn Thị Dảnh, Nguyễn
Thị Yến, Nguyễn Thị Nhung. Cụ
Cháu mất năm 1984 và cụ Thẻ mất
năm 2008, cả hai người đều không
để lại di chúc. Di sản của hai cụ
là mảnh đất 3.162,8 m
2
ở huyện
Chơn Thành, Bình Phước chưa
được cấp giấy đỏ.
Rắc rối thời hiệu khởi kiện
Tháng 8-2008, bà Dảnh khởi kiện
bà Nhung yêu cầu chia di sản thừa
kế và được TAND huyện Chơn
Thành thụ lý (bà Yến và bà Quýt
là người liên quan trong vụ án).
Năm 2014, tòa huyện xử sơ thẩm,
xác định đã hết thời hiệu yêu cầu
phân chia di sản của cụ Cháu, chỉ
giải quyết yêu cầu phân chia di
sản của cụ Thẻ. Theo đó, giao di
sản mà bà Quýt được hưởng cho
Tòa xử đến đâu,
viện kháng nghị
tới đó
kiện chia di sản của cụ Cháu đã hết.
LS Nguyễn Văn Hồng, Đoàn LS
TP.HCM, phân tích thêm: TAND
Tối cao có Công văn 01/2018 hướng
dẫn vướngmắc về nghiệp vụ cho các
tòa cấp dưới về việc tính thời hiệu
khởi kiện đối với trường hợp người
để lại di sản thừa kế là bất động sản
chết trước năm 1987 mà hiện nay
tòa mới thụ lý.
Theo đó, kể từngàyBLDS2015 có
hiệu lực thi hành, theo điểmd khoản 1
Điều 688 BLDS 2015, khoản 4 Điều
4 Nghị quyết 02/2016 của Hội đồng
Thẩm phán TAND Tối cao (hướng
dẫn thi hànhNghị quyết 103/2015 của
Quốc hội về việc thi hành BLTTDS
2015) thì từ ngày 1-1-2017, tòa
áp dụng khoản 1 Điều 623 BLDS
2015 về thời hiệu thừa kế để thụ lý,
giải quyết vụ án dân sự tranh chấp
về thừa kế tài sản. Cụ thể, thời hiệu
để người thừa kế yêu cầu chia di
sản là 30 năm đối với bất động sản
kể từ thời điểm mở thừa kế. Nhưng
trong vụ này, tòa sơ thẩm thụ lý sơ
thẩm lần một vào năm 2008 và lần
hai vào năm 2016 nên phải áp dụng
luật tại thời điểm thụ lý, tức phải áp
dụng BLDS 2005.•
TheoTS Nguyễn XuânQuang (PhóTrưởng khoa Luật
dân sự, ĐH Luật TP.HCM), phải áp dụng BLDS 2015 để
giải quyết vụ án này. Bởi thời hiệu yêu cầu chia thừa kế
đối với bất động sản là 30 năm, căn cứ vào điều khoản
chuyển tiếp tại Điều 688 BLDS 2015 thì thời hiệu trong
trường hợp này là vẫn còn.
LS Huỳnh KimNgân, Đoàn LSTP.HCM, cũng cho rằng
cần áp dụng luật tại thời điểm xét xử chứ không phải
thời điểm thụ lý vụ án. Vì BLDS 2015 đã có hiệu lực và
là văn bản quy phạm có giá trị pháp lý cao hơn nên dù
có những quy định khác nhau trong việc tính thời hiệu
cũng nhất thiết phải áp dụng luật này. Theo Điều 623
BLDS 2015 thì thời hiệu để người thừa kế chia di sản
là 30 năm đối với bất động sản. Như vậy, cụ Cháu mất
năm1984, thời điểmtínhmở thừa kế từ ngày 10-9-1990
đến khi phát sinh tranh chấp thì chưa đủ 30 năm. Vậy,
vẫn còn thời hiệu yêu cầu chia di sản thừa kế và nhận
định của HĐXX phúc thẩm là hợp lý.
Quan điểm khác
Tháng 6-2018, đến
lượt VKSND tỉnh Bình
Phước kháng nghị bản
án sơ thẩm lần hai theo
hướng đã hết thời hiệu
khởi kiện đối với yêu cầu
chia di sản của cụ Cháu.
Phúc thẩmvụánbàbán tạphóavà“cáimặt nhìn thấy ghét”
TAND tỉnh Bạc Liêu vừa hoãn xử phúc thẩm vụ “bà bán
tạp hóa” và vụ án “nhìn mặt thấy ghét” do vắng mặt bị cáo
Nguyễn Tấn Anh, bị hại, luật sư và chín người làm chứng.
Dự kiến sáng 16-5 tới, tòa sẽ mở lại.
Đây là vụ án đánh nhau gây thương tích giữa những
người hàng xóm xảy ra từ hơn hai năm trước. Thụ lý từ
tháng 5-2018, TAND TP Bạc Liêu đã nhiều lần dời phiên
tòa sơ thẩm vì các lý do như hội thẩm nhân dân vắng mặt
mà không có hội thẩm thay thế, thẩm phán bận công tác
đột xuất... Có phiên tòa sau 13 ngày xét hỏi, tranh luận và
nghị án kéo dài thì tòa trả hồ sơ điều tra bổ sung.
Đến tháng 1-2019, tòa đã tuyên phạt bị cáo Lý Thị
Sự 27 tháng tù, bị cáo Châu Thị Nhị 24 tháng tù, Nguyễn
Tấn Anh sáu tháng tù, cùng về tội cố ý gây thương tích.
Bị cáo Sự kháng cáo kêu oan vì cho rằng trong khi xô xát,
nhiều người chứng kiến bà bị tấn công nhiều nhất.
Như
Pháp Luật TP.HCM
đã phản ánh, gia đình bà
Sự buôn bán tạp hóa ở ấp VĩnhAn, xã Vĩnh Trạch, TP Bạc
Liêu. Gia đình chị Hồng Thị Bích Ngân cách nhà bà Sự con
đường mương, thường xuyên mua hàng, có đôi khi nợ tiền.
Ngày 4-3-2017, bà Sự gặp chị Ngân đòi tiền thì xảy ra cự cãi
và đánh nhau. Công an xã hòa giải không thành, đang tiếp tục
xác minh để mời hòa giải tiếp thì 13 ngày sau xảy ra vụ án.
Theo cáo trạng, khi bà Sự xách giỏ đi chợ thì gặp chị
Ngân, do “nhìn cái mặt chị Ngân thấy ghét” nên xảy ra ẩu
đả. Cả hai ngồi đè lên người nhau đánh qua đánh lại bằng
tay không. Lúc này, bà Nhị (chị dâu bà Sự) thấy vậy bèn
nhào đến đánh phụ cũng bằng tay không. Những người
khác trong nhóm bà Sự và nhóm chị Ngân cầm cây, gậy
gộc lao vào ẩu đả loạn xạ...
Lát sau, bị cáo Tấn Anh (em chồng chị Ngân) hay tin, lấy
hai con dao chạy đến chém một nhát vào tay em rể bà Sự.
Hậu quả của vụ ẩu đả là chị Ngân bị chảy máu dưới mắt và
đuôi cung mày. Bà Sự và bà Nhị cũng bị bầm và sưng ở các
vùng trên cơ thể. Tấn Anh bị sẹo ở vai và hông...
Bà Sự, bà Nhị và Tấn Anh cùng bị khởi tố về tội cố ý gây
thương tích. Ngoài ra, Công an TP Bạc Liêu cũng ra quyết
định xử phạt vi phạm hành chính đối với 13 người về hành
vi xâm hại sức khỏe của người khác.
PHƯƠNG LOAN
Bà Lý Thị Sự
(phải)
kháng cáo kêu oan. Ảnh: PL
Người cha mất năm 1984, để lại mảnh đất
đã tạo ra một vụ kiện thú vị khi từ đầu đến
cuối luôn có tranh cãi pháp lý về thời hiệu
khởi kiện.
1,2,3,4,5 7,8,9,10,11,12,13,14,15,...16
Powered by FlippingBook