097-2019 - page 15

15
Thể thao -
ThứBảy4-5-2019
TẤNPHƯỚC
T
heo quy chế của FIFA
thì bất kỳ giải bóng đá
quốc tế hay quốc gia nào
nếu trang bị VAR đều phải
đưa lực lượng trọng tài, trợ
lý đi đào tạo và tập huấn do
FIFA mở lớp.
Với V-League 2019, kế
hoạch là giai đoạn 2 sẽ trang bị
VAR cho một số sân và bước
đầu là VAR kiểu “liệu cơm
gắp mắm”. Và mục đích của
những nhà tổ chức đưa VAR
vào không phải là phong trào
mà là để “nâng cấp” bóng đá
lẫn quy mô giải đồng thời…
“đánh thức” sự minh bạch.
Trả lời báo chí, Chủ tịch
VPF Trần Anh Tú cho biết:
“Hiện nay các sân V-League
cũng đủ điều kiện để đặt các
máy quay phục vụ công nghệ
hỗ trợ video cho trọng tài
(VAR). Tối thiểu tám máy
quay đặt trên sân cùng với đó
là các xe chuyên dụng hỗ trợ
như một phòng kỹ thuật hỗ
trợ, thay vì các phòng chức
năng trong sân”…
Trên xe chuyên dụng đó, các
trợ lý VAR sẽ làm việc như
cách chúng ta vẫn thường thấy
ở các giải quốc tế có VAR.
Và nếu V-League có VAR
thì việc hỗ trợ lắp đặt và kỹ
thuật là do phía các công
ty Thái Lan hỗ trợ chính
nhiều mặt.
Tuy nhiên, có một thực tế
rằng việc trang bị VAR cho
giải cần phải được trình lên
FIFA và tổ chức này sẽ hỗ
trợ các lớp đào tạo, tập huấn
chính quy rồi mới được tiến
hành các khâu kỹ thuật chứ
không phải thích là làm.
Hôm29-4, Chủ tịch LĐBĐ
Thái Lan (FAT), tướngSomyot
ra lệnhgiai đoạn2Thai-League
2019 các sân sẽ phải trang bị
VAR. Tuy nhiên, một quan
VAR cho trận đấu là cảmột hệ thống cùng đội ngũ được đào tạo, huấn luyện và cấp phép,
tất nhiên khác xa với kiểu cho trọng tài xem lại từ hình ảnh của nhà đài. Ảnh: CTV
chức trong ban chấp hành
FAT đánh tiếng cảnh báo
rằng không phải muốn làm
là làm ngay. VAR hiện đang
do FIFA quản lý vì nó liên
quan đến luật chơi và có sự
can thiệp mạnh mẽ của IFAB
(Ủy ban Các LĐBĐ quốc tế,
nơi quyết định luật chơi bóng
đá) nên khi áp dụngVAR vào
giải thì phải đề xuất lên FIFA
và tổ chức này tiến hành các
lớp tập huấn, đào tạo chính
quy cho trọng tài, trợ lý và
trợ lý VAR một cách căn cơ,
cùng với đó là trang thiết bị
VAR phải được FIFA kiểm
tra nhiều hạng mục.
Nói khác đi là việc trang
bị VAR phải có lộ trình, mà
lộ trình này là không phải
một sớmmột chiều được. Nó
phải qua các đề án, trình lên
FIFA, FIFAbố trí tổ chức các
lớp đào tạo, tập huấn, thẩm
định kỹ thuật trang thiết bị
VAR…
FIFA rất nghiêm khắc và
cẩn thận với VAR, việc mùa
UEFA Champions Leagua
này không có một trọng tài
Anh nào làm nhiệm vụ từ tứ
kết cũng dễ hiểu vì Premier
Việc trang bị VAR cho
giải cần phải được
trình lênFIFA và tổ
chức này sẽ hỗ trợ các
lớp đào tạo, tập huấn
chính quy rồi mới
được tiến hành.
Chuyện đã được tranh luận từ lâu
rồi nhưng đến trận bán kết lượt đi
Champions League giữa Tottenham
với Ajax thì FIFA mới chịu ngồi lại.
Nguyên do vấn đề đấy đang thách
thức giữa luật chơi và tính nhân đạo.
Người đứng đầu tiểu ban y tế của
FIFAMichael D’ Hooghe đã chính
thức thông báo với báo chí là FIFA,
UEFA sẽ có cuộc họp liên thông về
những trường hợp bất khả kháng của
các đội khi đã dùng đủ quyền thay
người.
Trong trận bán kết lượt đi
Champions League, khi Tottenham
đã dùng hết quyền thay người thì Jan
Vertonghen bị chấn thương đầu rất
nặng nhưng không thể thay ra được vì
Tottenham đã hết quyền thay người.
Vấn đề được đặt lên bàn họp là tính
nhân đạo và kể cả mạng sống của
cầu thủ khi có ý kiến cho rằng việc
ráng sức của cầu thủ chấn thương,
nhất là chấn thương vùng đầu liên
quan đến não bộ sẽ cực kỳ nguy hiểm
khi không được nghỉ mà phải tiếp
tục cuộc chơi. Cầu thủ đấy có thể sẽ
phải trả giá rất đắt liên quan đến sức
khỏe và mạng sống. Đây là vấn đề mà
FIFA cần coi lại trong một số trường
hợp đặc biệt được phép thay người.
Người đứng đầu tiểu ban y tế của
FIFAMichael D’ Hooghe phân tích:
“Cầu thủ chấn thương rơi vào trường
hợp cụ thể như Jan Vertonghen vừa
qua rất nguy hiểm. Họ vô tình hoặc
cố ý nói dối để tiếp tục thi đấu vì
nếu ra nghỉ để an toàn tính mạng thì
đội bị thiếu người. Hoặc khi họ vô
tình không biết chấn thương đang
tổn hại não rất nặng nhưng họ không
thấy đau đớn và tiếp tục thi đấu căng
thẳng, va chạm thì mức độ nguy hiểm
cho tính mạng rất cao”.
Thực chất đây là một vấn đề không
phải FIFA lạnh lùng, chưa biết hay
không quan tâm nhưng nó cũng có
nhiều lý do… Cũng có ý kiến cho
rằng nếu được thay người trong
trường hợp bất khả kháng thì chắc
chắn sẽ có chuyện đóng kịch để nhận
được trường hợp đặc biệt thay người
thứ tư.
Có ý kiến đưa ra là một khi có
trường hợp cụ thể như Jan Vertonghen
thì bác sĩ của đội là người quyết định
nhưng liệu cầu thủ hoặc đội bóng dùng
tiểu xảo đóng kịch thì sao?
Nhiều khả năng cuộc họp của
FIFA, UEFA xem xét vấn đề này sẽ
đưa ra một số trường hợp cụ thể để
dần đi đến quyết định và thậm chí là
có thể bổ sung luật. Chẳng hạn như
trường hợp chấn thương vùng đầu sẽ
có tổ bác sĩ trung lập đứng ra xem xét
cụ thể và chịu trách nhiệm…
Trở lại với chấn thương của Jan
Vertonghen thì nhiều khả năng cầu
thủ này sẽ phải phẫu thuật trong vài
ngày tới.
TẤN PHƯỚC
VAR cho V-League để
“đánh thức” sự minh bạch
Những nhà tổ chức V-League đang quyết tâmbằngmọi giá đưa và “mua” VAR về để trang bị cho V-League.
1 ca chấn thươngbuộcFIFA,UEFAphải họp
Tổng Biên tập:
MAI NGỌC PHƯỚC
Phó Tổng Biên tập:
HOÀNG CHƯƠNG -
CÁT THỊ KIMXUÂN -
NGUYỄNTHỊ THUTÂM
PhóTổngBiêntậpkiêmTổngThưkýTòasoạn:
NGUYỄNĐỨC HIỂN
Tòa soạn:
34 HoàngViệt, phường 4, quậnTân Bình,TP.HCM.
ĐT:Tổngđài:
(028)39910101-39914701;
Tiếpbạnđọc:
(028)39919613;
Quảng cáo:
(028) 39914669 - 39919614;
Fax: Văn phòng:
39914661,
Tòa soạn:
39914663;
Email:
.
Phòng phát hành: (028) 38112421
Email:
- Hotline: 094.6360.966 - 090 606 3847
Phát hành quamạng lưới Bưu điệnViệt Nam; Mã B131;
Hotline: 1800.585855
VănphòngđạidiệntạiCầnThơ:
Lầu3,số107TrầnVănHoài,phườngXuânKhánh,
quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ; Email:
Văn phòng đại diện tại Hà Nội:
Tầng hai, tòa nhà Á Châu, 24 Linh Lang,
phường Cống Vị, quận Ba Đình, Hà Nội. ĐT: (024) 37623009; Fax: (024) 37623010;
Email:
VănphòngđạidiệntạiĐàNẵng:
240 LêDuẩn, quậnThanhKhê. ĐT: (0236) 3751378
Giêëy pheáp
hoaåt àöång baáo chñ
söë
36/GP-BTTTT
ngaây 5-1-2012 cuãa Böå
TTTT.
Chïë
baãn, in taåi Cöng ty TNHH
MTV Lï Quang Löåc TP.HCM
League chưa chịu trangbịVAR
nên trọng tài Anh chưa được
tập huấn. Tất nhiên họ bị loại
khỏi cuộc chơi Champions
League từ tứ kết (vòng đầu
tiên bắt đầu có VAR) là phù
hợp. Nói thế để thấy rằng
công tác con người và kỹ
thuật phục vụ khi có VAR là
rất quan trọng.
Thái Lan nơi có các công ty
thi công kỹ thuật VAR nhưng
họ còn đang mắc mứu nhiều
vấn đề. NếuV-League nhờ vả
các công ty Thái Lan thi công
kỹ thuật VAR thì cần phải coi
lại những thủ tục và kỹ thuật
từ đòi hỏi của FIFA.
Cũng cần biết gần đây các
công ty thi công sân cỏ và
thiết bị cho bóng đá từ Thái
Lan đã thâm nhập sang Việt
Nam rất mạnh. Thậm chí có
những sân như sân Thống
Nhất họ sẵn sàng “chào hàng”
kiểu làmmiễn phí toàn bộ để
làmmẫu cho nhiều sân có đội
bóng V-League nhưng chưa
nâng cấp loại cỏ chỉ. Tất nhiên
VAR cũng thế nhưng là hoạt
động “nặng đô” hơn, cao cấp
hơn với giá trị rất lớn.•
Ca chấn thương đầu rất nặng của Jan
Vertonghen buộc FIFA vàUEFAphải ngồi
lại bàn về tính nhân đạo liên quan đến luật
bóng đá. Ảnh: GETTY IMAGES
Vì sao Thái Lan đưa VAR vào rồi dừng?
Sau những scandal dàn xếp tỉ số mùa bóng 2017 liên
quan đến giới trọng tài, cầu thủ và một số quan chức đội
bóng, LĐBĐ Thái Lan đã đưa VAR vào và xem đấy là
giải pháp thử nghiệm nhằm hạn chế tiêu cực.
Lần đầu tiên VAR được sử dụng tại Thái Lan là trận
tranh Siêu cúp giữa Buriram Utd và Chiangrai Utd ngày
19-1-2018. Tuy nhiên, chỉ hơn hai tháng sau, cụ thể là
cuối tháng 3-2018, LĐBĐ Thái Lan phải tạm dừng việc
sử dụng VAR. Nói về việc tạm dừng này, Chủ tịch LĐBĐ
Thái Lan Somyot Poompanmoung lên tiếng: “Kể từ ngày
1-4 Thai-League tạm dừng sử dụng VAR do chưa được sự
chấp thuận trước đó của FIFA và AFC”.
Sau đó phía Thái Lan đã ra sức khắc phục bao gồm
hoàn chỉnh những khâu bị tuýt còi và hoàn thiện cả hệ
thống VAR lẫn có sự hỗ trợ, tập huấn và cả giám sát từ
FIFA, AFC, đặc biệt là trang bị kiến thức cần thiết và
đủ cho các trọng tài làm nhiệm vụ liên quan đến VAR
rồi chính thức đưa vào áp dụng trở lại từ vòng 24 Thai-
League 2018 ngày 21-7-2018.
Nói như truyền thông Thái Lan là LĐBĐ Thái Lan và
công ty tổ chức Thai-League có đến 100 ngày để chuẩn
bị lại các thủ tục và những vấn đề cần thiết để VAR được
hoạt động một cách chính thống thay vì “thích là làm”.
Cũng cần biết trước khi đưa VAR vào hoạt động ở Thai-
League, LĐBĐ Thái Lan đã sử dụng AAR (Additional
Assistant Referee) để thay thế cho công nghệ Goal-line.
AAR, tức mỗi trận đấu sẽ có thêm hai trợ lý trọng tài đứng
ở hai cầu môn để xác định bóng đã vào hay chưa.
NG.HUY
1...,5,6,7,8,9,10,11,12,13,14 16
Powered by FlippingBook