097-2019 - page 9

9
“Chỉ 10 năm, tư nhân làm xong
sân bay Long Thành”
CHÂNLUẬN
T
ại Diễn đàn Kinh tế tư
nhânViệt Nam2019 (diễn
ra hai ngày 2 và 3-5) có
nhiều đề xuất tuy táo bạo so
với thông lệ nhưng lại rất hợp
lý với tầm vóc và đóng góp
của khu vực kinh tế tư nhân.
Chỉ cần 10 năm,
không cần 30 năm
Ông Nguyễn Trung Chính,
Chủ tịch Tập đoàn CMG kiêm
Phó Chủ tịch Hội Doanh nhân
tư nhân Việt Nam, thẳng thắn
đề nghị: “Chính phủ nên giảm
bớt việc, giao việc cho tư nhân.
Những gì tư nhân có thể làm
được thì đề nghị Chính phủ
mạnh dạn giao cho tư nhân”.
ÔngTrươngGiaBình,Trưởng
banNghiên cứu phát triển kinh
tế tư nhân (Ban IV), cùng quan
điểm này với ông Chính. Ông
Bình đề xuất Chính phủ giao
“nhiệm vụ to” cho tư nhân và
cho rằng nếu tin tưởng giao
doanh nghiệp (DN) tư nhân
làm các dự án lớn có thể rút
ngắn 2/3 thời gian thực hiện.
“Tôi nói ví dụ như dự án
đường sắt Bắc-Nam hay Cảng
hàng không quốc tế (CHKQT)
Long Thành. Nếu Chính phủ
giao cho khối tư nhân thì tôi
tin chắc rằng việc thực thi
không phải mất 30 năm mà
chỉ trong vòng dưới 10 năm.
Đây là những nỗ lực mà khối
DN tư nhân sẵn sàng nhận
nhiệm vụ với Chính phủ” -
ông Bình nói.
Ông cũng cho rằng quốc tế
ấn tượng tốt với các chỉ số về
khu vực kinh tế tư nhân Việt
Nam thời gian qua. Đặc biệt
là về môi trường kinh doanh,
logictics, đổi mới sáng tạo...
đều tăng 25 bậc trong nămqua.
Tuy nhiên, ông cũng thừa nhận
thực tế vẫn còn tình trạng “trên
trải thảm đỏ, dưới trải đinh”.
Không chỉ ông Bình, ông
Chínhmà nhiều công ty tưnhân
khác cũng đề xuất giao việc cho
mình. Chẳng hạn ôngĐinhViệt
Phương, Phó Tổng Giám đốc
hãng hàng khôngVietJet, nhận
định: “Năng lực hệ thống kết
cấu hàng không hiện nay đang
thiếu hụt về hạ tầng, cản trở đến
kinh tế và du lịch. Nhiều sân
bay đang quá tải khi vượt qua
công suất thiết kế”.
Từ nhận định trên, ông
Phương đề nghị nếu ngân sách
khó khăn, không đầu tư cơ sở
hạ tầng được thì nên giao cho
tư nhân. Ông còn cam kết:
“Nếu được giao, tư nhân có
thể hoàn thành trong 12-18
tháng một nhà ga mới và có
thể làm thay đổi cả năng lực
cạnh tranh, khai thác ở sân
bay, tương tự như trường hợp
CHKQT Vân Đồn”.
Chủ tịch HĐQT VietJet
Nguyễn Thanh Hà mong các
DN tư nhân được sự đối xử
bình đẳng, công bằng của cơ
quan quản lý; đồng thời đề
nghị Bộ GTVT ưu tiên tập
trung xây dựng quy hoạch
phát triển hạ tầng sân bay, nhà
ga, tạo điều kiện cho các tập
đoàn kinh tế tư nhân có tiềm
lực được tham gia, đầu tư cơ
sở vật chất, hạ tầng sân bay.
“Ví dụ như đề xuất dự án
nâng cấp sân bay Điện Biên,
hãng tính phải 60-70 nămmới
hoàn vốn nhưng dự án có ý
nghĩa lịch sử, một địa danh
gắn với chiến thắng Điện Biên
Phủ. Do đó hãng nhận thấy cần
đầu tư thành điểm đến quốc tế
mang tính lịch sử, một vùng
kinh tế phát triển văn minh”
- bà Hà nói.
“Sẵn sàng giao cho
tư nhân”
Trước những đề xuất trên,
Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn
VănThể nhấnmạnhChính phủ
đã có chủ trương huy động
mọi nguồn vốn để nâng cấp
Mới đây, tại phiên họp của Ủy ban Kinh
tế Quốc hội, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn
Nhật đã đề cập đến những khó khăn về vốn
đối với các dự án hạ tầng. Hiện có tám dự
án đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông theo
hình thức BOT nhưng cũng khá khó khăn.
Ông Nhật cho rằng các nhà đầu tư tư nhân
trong nước không đủ năng lực tham gia theo
quy định, còn các nhà đầu tư nước ngoài lại
không mặn mà.
“Thực sự Quốc hội phải đẩy nhanh tiến độ
xây dựng luật PPP, hiện nay các văn bản ở tầm
nghị định, thông tư kêu gọi nhà đầu tư rất khó
khăn. Chúng tôi đã họp rất nhiều cuộc rồi,
mong Quốc hội sớm hoàn chỉnh luật này. Các
nhà đầu tư từ các nước phát triển như Pháp,
Anh, Mỹ, Nhật… chưa thấy ai tìm hiểu (các dự
án BOT của Việt Nam)” - Thứ trưởng Nhật nói
tại phiên họp.
Thứ trưởng Nhật cũng cho hay các nhà đầu
tư lớn có ba yêu cầu mà Việt Nam không đáp
ứng là bảo lãnh doanh thu, bảo lãnh chuyển
đổi tỉ giá và bảo lãnh rủi ro chính phủ. Vì vậy,
các nhà đầu tư lớn không vào, đặc biệt các
nước phát triển, duy nhất chỉ có Trung Quốc
vào nhiều nhất.
“Tư nhân tham gia
đầu tư vào lĩnh vực
giao thông mang lại
hiệu quả kinh tế rất
lớn.”
Bộ trưởng Bộ GTVT
Nguyễn Văn Thể
hạ tầng giao thông vận tải,
trong đó có DN tư nhân. Ông
Thể khẳng định sẵn sàng mời
gọi các nhà đầu tư góp vốn
nâng cấp, xây dựng các sân
bay và cả hệ thống đường sắt
quốc gia trong thời gian tới.
Đánh giá cao việc SunGroup
đã đầu tư xây mới sân bay
quốc tế Vân Đồn hay VietJet
đang vươn lên thành thương
hiệu hàng không mạnh, ông
Thể nói: “Điều này chứng tỏ
DN tư nhân đầu tư vào ngành
giao thông mang lại hiệu quả
kinh tế rất lớn”.
Đồng thời, ông cho biết Bộ
GTVT kêu gọi tư nhân đầu tư
xây dựng sân bay Sa Pa (Lào
Cai), sân bay Lai Châu hay
sân bay Nà Sản (Sơn La)…
vì những sân bay này đều có
tiềm năng lớn để phát triển.
Sau khi đề cập đến việc có
một tập đoàn quan tâm đến
việc đầu tư CHKQT Long
Thành, Bộ trưởng Thể khẳng
định: “Chúng tôi sẵn sàng mời
các nhà đầu tư có điều kiện
vào để hình thành nguồn vốn
giúp xây dựng sân bay quốc
tế Long Thành”.
Đối với vấn đề cụ thể mà
VietJet đưa ra là xây dựng sân
bayĐiện Biên, ôngThể lại cho
rằng đây là một trong 21 sân
bay nhà nước giao cho DN
nhà nước - Tổng Công ty CHK
Việt Nam (ACV). “Hiện nay,
chúng tôi xây dựng một đề án
xemACV có thể đầu tư những
sân bay nào. Chúng tôi sẽ mời
gọi các nhà đầu tư với những
sân bay mà khả năng củaACV
gặp khó khăn” - ông Thể nói.
Liên quan tới hàng không,
ôngVũThếBình, PhóChủ tịch
Thường trực Hiệp hội Du lịch
Việt Nam, bày tỏ quan điểm
hàng không tác động trực tiếp
đến ngành du lịch. Vì vậy, bên
cạnh những vấn đề về cơ sở hạ
tầng hàng không, đào tạo nhân
lực, miễn visa…ông Bình còn
cho hay: “Việc cấp phép thêm
các hãng hàng khôngmới được
nhiều DN đề xuất để nâng cao
hạ tầng ngành hàng không”.
Trả lời vấn đề này, Bộ trưởng
BộKH&ĐTNguyễnChí Dũng
cho hay đây là ngành nghề có
ảnh hưởng đến an ninh quốc
gia nên cần có thẩm quyền của
Chính phủ. DN xin cấp giấy
kinh doanh của ngành dựa trên
Luật Hàng không. Cơ quan
quản lý cũng sẽ rà soát nếu các
điều khoản của luật liên quan
trùng lặp sẽ tiến hành lược bỏ
như điều kiện về vốn.•
“Nếu tin tưởng giao doanh nghiệp tư nhân làm các dự án lớn có thể rút ngắn 2/3 thời gian thực hiện”
- ông Trương Gia Bình.
Ông TrươngGia Bình
(bên trái)
:“Nếu giao cho tư nhân làmdự án sân bay Long Thành, cao tốc Bắc-Nam
chỉ mất 10 nămthay vì 30 năm”. Bộ trưởng BộGTVTNguyễn Văn Thể: “Sẵn sàngmời tư nhân xây dựng
sân bay, đường sắt quốc gia”. Ảnh: CTV
Trung Quốc vào nhiều nhất!
Điều động, bổ nhiệm một loạt cán bộ
Tổng cục Quản lý thị trường
Lãnh đạo Bộ Công Thương vừa trao quyết định điều
động, bổ nhiệm bảy chức danh lãnh đạo cục, vụ, văn phòng
cho Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT). Đây là đợt bổ
nhiệm cán bộ đầu tiên tại Tổng cục QLTT.
Bảy cán bộ được bổ nhiệm gồm: Ông Nguyễn Quang Huy
giữ chức phó vụ trưởng Vụ Tổng hợp - Kế hoạch - Tài chính;
ông Ngô Văn Phong giữ chức phó vụ trưởng Vụ Thanh tra
- Kiểm tra; ông Hoàng Quốc Bình giữ chức phó vụ trưởng
Vụ Tổ chức cán bộ; bà Nguyễn Minh Phương giữ chức phó
vụ trưởng Vụ Tổng hợp - Kế hoạch - Tài chính; ông Nguyễn
Tiến Đạt giữ chức phó cục trưởng Cục Nghiệp vụ; bà Vũ Thị
Minh Ngọc giữ chức phó vụ trưởng Vụ Tổng hợp - Kế hoạch
- Tài chính và bà Lê Thị Thu Hương giữ chức phó chánh Văn
phòng Tổng cục.
PV
Nhiều cửa hàng ngừng bán
xăng sinh học E5
Công ty TNHH MTV Dầu khí TP.HCM (Saigon Petro)
mới đây đã có văn bản gửi Bộ Công Thương và Bộ Tài chính
liên quan đến việc kinh doanh và sử dụng xăng sinh học E5.
Văn bản nêu rõ xăng E5 chưa phát triển tương xứng với
yêu cầu và mục đích đề ra là thay thế RON 92 đã ngưng
kinh doanh từ đầu năm 2018. Qua khảo sát nhiều đầu mối
có hệ thống phối trộn và mạng lưới kinh doanh xăng dầu
lớn, tỉ trọng xăng E5 trong cơ cấu xăng (bao gồm E5 và
A95) ngày càng giảm.
“Tỉ trọng xăng E5 bình quân năm 2018 của công ty
là 30,06%, trong khi tháng 3-2019 giảm xuống chỉ còn
19,76%. Đây là con số rất đáng báo động cho thấy tỉ trọng
xăng E5 có chiều hướng tiếp tục giảm trong thời gian tới” -
Saigon Petro dẫn chứng.
Doanh nghiệp này cho rằng chênh lệch giá xăng giữa E5
và A95 chưa đủ lớn để hấp dẫn người dùng quan tâm, sử
dụng loại xăng này. Ngoài ra, chiết khấu thấp cũng khiến
các đại lý, cửa hàng bán lẻ dần lơ là giới thiệu bán xăng E5,
thậm chí bỏ hẳn trụ bơm bán xăng E5 và chuyển sang bán
A95 khoáng.
Từ thực tế trên, Saigon Petro đề xuất xem xét giảm thuế
bảo vệ môi trường xăng E5 theo số tuyệt đối một cách phù
hợp, ví dụ 500-1.000 đồng/lít, không tính thuế bảo vệ môi
trường xăng E5 theo tỉ lệ ethanol như hiện nay. Mục tiêu là
tạo ra chênh lệch giá bán lẻ giữa xăng E5 và A95 khoảng
2.000-2.500 đồng/lít.
Theo Sở Công Thương TP.HCM, hiện nay tỉ lệ tiêu thụ
xăng A95 chiếm 60%-70%, E5 chiếm 30%-40% tổng lượng
tiêu thụ. Khoảng cách chênh lệch về giá giữa xăng E5 và
A95 khoảng 1.500 đồng/lít.
TÚ UYÊN
1,2,3,4,5,6,7,8 10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook