102-2019 - page 3

3
Thời sự -
ThứSáu10-5-2019
ĐỨCMINH
T
ại cuộc họp báo thường
kỳ của Bộ Nội vụ diễn
ra chiều 9-5, báo chí hỏi
về việc bỏ hình thức giáng
chức và có nên “luật hóa”
chuyện nịnh bợ trong Luật
sửa đổi, bổ sung một số điều
của Luật Cán bộ, công chức
và Luật Viên chức.
Cân nhắc việc nịnh bợ
Tại cuộc họp báo, báo chí
hỏi quan điểm của Bộ Nội vụ
về đề xuất “luật hóa” các quy
định “công chức không được
nịnh bợ cấp trên”.
Thứ trưởng Bộ Nội vụ
Nguyễn Trọng Thừa cho biết
việc có “luật hóa” các quy
định về hành vi nịnh bợ hay
không được đặt ra trong quá
trình xây dựng dự thảo Luật
sửa đổi, bổ sung Luật Cán bộ,
công chức và Luật Viên chức.
Có một số ý kiến đề nghị đưa
quy định này vào. Bộ Nội vụ
đã tiếp thu và tính toán đưa
nội dung này vào một số
điều luật… “Chúng ta sống
và làm việc theo pháp luật.
Những gì luật hóa được mà
tốt thì các cấp có thẩm quyền
sẽ xem xét, xây dựng” - ông
Nguyễn Trọng Thừa nói.
điểm trình Chính phủ, Chính
phủ cũng thống nhất trình
bỏ hình thức kỷ luật giáng
chức” - Phó Vụ trưởng Vụ
Công chức - Viên chức (Bộ
Nội vụ) Nguyễn Tư Long cho
biết. Ông thông tin thêm vừa
qua, Ủy ban Thường vụ Quốc
hội đã thảo luận vấn đề này
và còn có ý kiến khác nhau.
Ngoài ra, việc giữ hình thức
kỷ luật giáng chức có xung
đột với các yêu cầu về vị trí
việc làm. Vị trí việc làm xác
định rất rõ, ví dụ một cấp
trưởng, ba cấp phó.
“Một người đang là trưởng
bị giáng chức, tức là được bổ
nhiệm vào một chức vụ thấp
hơn. Bây giờ có ba ông phó
ngồi đó rồi thì làm gì còn
vị trí việc làm để bổ nhiệm
ông ấy làm cấp phó” - ông
Long dẫn chứng. Ông cho
biết điều này khiến thực tế
sinh ra một số trường hợp
bị giáng chức, chẳng hạn từ
vụ phó xuống trưởng phòng,
tức là từ cấp phó lại sang cấp
trưởng, không tương đương.
Ngoài ra, theo ông Long,
việc bỏ hình thức kỷ luật
giáng chức đáp ứng yêu cầu
tương thích với bốn hình
thức kỷ luật bên Đảng quy
định gồm khiển trách, cảnh
cáo, cách chức, khai trừ khỏi
Đảng. Điều này giúp bảo đảm
sự liên thông trong công tác
cán bộ.
Con được nâng điểm,
sao “bêu tên” cha?
PV đặt câu hỏi: “Bộ Nội
vụ đánh giá thế nào về việc
có nhiều cán bộ, công chức,
viên chức có con được nâng
điểm trong kỳ thi tốt nghiệp
THPT vừa qua? Quan điểm
xử lý những cán bộ này thế
nào, có công bố danh tính
hay không?”.
Ông Nguyễn Tư Long nói
quy định của pháp luật rất
rõ: “Sai phạm đến đâu xử lý
đến đó”. Theo ông, cần đặt
vấn đề công bố danh tính cha
(hoặc mẹ) để làm gì. Nếu các
cán bộ đó có hành vi vi phạm
pháp luật thì sẽ bị xử lý theo
quy định của pháp luật hình
sự, hành chính. Nếu có việc
tác động đến việc chạy điểm
thì sẽ bị xử lý nghiêm. Lúc
đó, việc có công bố danh tính
hay không ở tại giai đoạn tố
tụng phải theo quy định của
pháp luật.
“Việc công bố danh tính
phải cân nhắc nhiều vấn
đề, đặc biệt là có hành vi vi
phạm hay không, nếu không
sẽ ảnh hưởng đến quyền về
nhân thân của cán bộ” - ông
Long nói.•
Phó Vụ trưởng Vụ Công chức- Viên chức (BộNội vụ) Nguyễn Tư Long trả lời tại cuộc họp báo.
Ảnh: T.TUẤN
Đề xuất bỏ hình thức kỷ luật giáng chức
Nịnh bợ cấp trên có thể được “luật hóa”, còn giáng chức được đề xuất…bỏ.
“Luật hóa được (việc nịnh
bợ) thì cũng tốt” - ông Thừa
bình luận thêm.
Báo giới đặt vấn đề nịnh
bợ là vấn đề thuộc văn hóa,
đạo đức công vụ, công chức,
vậy sẽ được quy định như thế
nào từ cấp độ ứng xử hằng
ngày đến luật.
Thứ trưởng Nguyễn Trọng
Thừa cho biết BộNội vụ được
Thủ tướngChính phủ giao xây
dựng đề án văn hóa công vụ.
Khi đề án được ban hành, Bộ
tiếp tục xây dựng kế hoạch,
trong đó nêu rõ mục đích, yêu
cầu, phân công một số nội
dung cho các bộ. “MTTQ và
các ban của Đảng đề nghị đề
án sẽ áp dụng toàn diện trong
hệ thống chính trị” - ôngThừa
nói và cho biết ý tưởng của cơ
quan xây dựng (Bộ Nội vụ)
là chỉ áp dụng trong khuôn
khổ khối nhà nước.
Theo Thứ trưởng Nguyễn
Trọng Thừa, đề án văn hóa
côngvụđánhgiámột cách toàn
diện vấn đề thực thi nhiệmvụ.
Kế hoạch đã được bộ trưởng
Bộ Nội vụ ban hành và đã có
lộ trình cụ thể.
Bỏ giáng chức để
tránh duy tình
“Bộ Nội vụ đã nêu quan
“Câu hỏi đầu tiên là bỏ hình
thức kỷ luật giáng chức có
làm bớt tính nghiêm minh,
nghiêm khắc của việc thực
thi pháp luật hay không?
Câu trả lời là không! Vì hình
thức kỷ luật giáng chức chỉ
áp dụng đối với công chức
lãnh đạo quản lý. Ngoài hình
thức này còn có hình thức
kỷ luật cách chức” - vẫn lời
ông Long.
Nếu có thêm giáng chức
thì sẽ có năm hình thức xử
lý kỷ luật đối với cán bộ,
công chức là khiển trách,
cảnh cáo, giáng chức, cách
chức và buộc thôi việc. “Ranh
giới giữa giáng chức và cách
chức là rất mỏng. Mà quá
trình thực thi người Việt
Nam ta nhiều khi duy tình.
Đáng lẽ ra phải cách chức
thì đâu đó có hiện tượng chỉ
giáng chức. Đây không phải
là lách luật mà là giảm nhẹ
hình thức kỷ luật đi” - ông
Long nói.
“Các quy định về
hành vi cấp dưới
có được nịnh bợ
cấp trên hay không
đang được Bộ
Nội vụ tiếp thu và
tính toán đưa vào
Luật Cán bộ, công
chức và Luật Viên
chức…”
Thứ trưởng Bộ Nội vụ
Nguyễn Trọng Thừa
Báo chí đã đặt câu hỏi về việc vừa qua Đà
Nẵng cómột số trường hợp kỷ luật cán bộ trẻ
như ông Nguyễn Xuân Anh và gần đây nhất
là trường hợp ông Nguyễn Bá Cảnh. “Bộ Nội
vụ có bình luận gì về việc nhiều cán bộ trẻ
liên tục bị kỷ luật, có rút được kinh nghiệmgì
trong việc bổ nhiệmcán bộ trẻ”- báo chí nêu.
Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Trọng Thừa
cho rằng chính sách đối với cán bộ trẻ được
Đảng và Nhà nước rất quan tâm. “Ít có nước
nào quy định 15% cán bộ trẻ tham gia cấp
ủy” - ông Thừa nói và khẳng định các chính
sách về cán bộ trẻ của Việt Nam không thua
kém bất cứ nước nào, thậm chí có những
chính sách vượt trội.
Ông Nguyễn Tư Long (Phó Vụ trưởng Vụ
Công chức - Viên chức, Bộ Nội vụ) cho biết
thêm:Việc xử lý kỷ luật cánbộ trẻ, việc thuhút
cán bộ trẻ có năng lực lúc nào cũng cần thiết.
“Cái cần làmnhất là thắt chặt và làmnghiêm
túc hơn tốt hơn đầu vào, tuyển đúng cán bộ
trẻ có năng lực, có trình độ và cómongmuốn
cốnghiến trongbộmáynhànước.Tuyểndụng
rồi, cần đào tạo họ thực hiện đúng nhiệm
vụ, không dẫn đến vi phạm” - ông Long nói.
Trước đó, Thành ủy Đà Nẵng xác định ông
CảnhviphạmĐiều5LuậtHônnhânvàgiađình,
viphạmQuyđịnh47củaTrungươngvềnhững
điềuđảngviênkhôngđượclàm,đềnghịkỷluật
cách tất cả chức vụ trong Đảng đối với ông.
Báo chí hỏi về việc kỷ luật ông Nguyễn Bá Cảnh
“Người nghiệnma túyđángày càngmanrợ”
Chiều 9-5, Viện trưởng VKSND Tối cao Lê Minh Trí
cùng các đại biểu Quốc hội TP.HCM gồm ông Huỳnh
Thành Đạt (Giám đốc ĐH Quốc gia TP.HCM) và ông
Phạm Phú Quốc (Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát
triển TP.HCM) đã có buổi tiếp xúc với cử tri quận 10
trước kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XIV.
Tại buổi tiếp xúc, nhiều cử tri bày tỏ thái độ lo ngại
trước tình trạng tội phạm ma túy ngày càng gia tăng khi
thời gian qua ngành công an đã phá được nhiều vụ án ma
túy, thu được lượng ma túy lên đến hàng tấn.
Nhiều cử tri đề nghị Quốc hội sớm bổ sung vào Luật
Phòng, chống ma túy là phải xử lý nghiêm, mạnh tay hơn
đối với những đối tượng buôn bán trái phép chất ma túy.
Trả lời cử tri, ông Lê Minh Trí cho biết các nhóm tội
phạm ma túy đang chiếm tỉ trọng rất cao trong cơ cấu
tội phạm của cả nước với khoảng 24% các vụ án và 60%
phạm nhân trong trại giam có liên quan đến ma túy. Cả
nước cũng có hơn 226.900 người nghiện có hồ sơ.
Ông Lê Minh Trí chỉ ra một thực trạng là người nghiện
có xu hướng chuyển sang dùng ma túy đá thay vì ma túy
truyền thống như thuốc phiện, morphine, heroin. “Ma
túy truyền thống thì khi đói thuốc, người nghiện hung
hăng, dữ dằn để thỏa mãn cơn nghiện, còn ma túy đá khi
sử dụng nó kích thích thần kinh, phê, ảo giác không biết
gì cả, thực hiện những hành vi rất man rợ” - ông Trí nói
và cho biết ở Việt Nam tiêu thụ khoảng 20% ma túy, còn
80% là trung chuyển sang nước khác.
Từ đó, ông Lê Minh Trí cho biết để mạnh tay với tội
phạm ma túy cần phải kiến nghị một chế tài đủ mạnh, đủ
răn đe, kết hợp đồng bộ nhiều giải pháp khác, cả về quản
lý địa bàn và quản lý vận chuyển.
Sau khi tiếp xúc cử tri quận 10, Viện trưởng VKSND
Tối cao Lê Minh Trí cùng các đại biểu cũng có buổi tiếp
xúc với cử tri quận 5.
Cử tri Nguyễn Văn Triệu đánh giá cao công tác đấu
tranh phòng, chống tham nhũng và nêu kiến nghị cần phải
giải quyết nhanh, hiệu quả, rốt ráo các vụ án tham nhũng
đã phát hiện.
Viện trưởng Lê Minh Trí cho rằng các cơ quan tố tụng
khi giải quyết án phải đảm bảo đồng thời nguyên tắc suy
đoán vô tội để đảm bảo quyền con người. Cạnh đó là mọi
tội phạm đều phải bị phát hiện và xử lý. Theo ông, Việt
Nam mới đây có luật về quyền im lặng chứ các nước họ
đã thực hiện quyền đó từ lâu. Nhưng họ đã có những biện
pháp khác thay thế cho hỏi cung, cho dù anh nhận hay
không nhận tội thì vẫn truy tố, xét xử được. Còn chúng ta
hiện nay còn hạn chế.
“Quản lý một đất nước mà ai mình cũng đòi khởi tố, bỏ
tù hết thì không được. Nhà tù là cần thiết, nghiêm khắc
với những người có hành vi nguy hiểm cho xã hội nhưng
không có nghĩa là bỏ tù hết” - ông Trí nói.
TÁ LÂM
1,2 4,5,6,7,8,9,10,11,12,13,...16
Powered by FlippingBook