102-2019 - page 8

8
Đô thị -
ThứSáu10-5-2019
Bộ GTVT: Sử dụng
tên “trạm thu tiền”
để phù hợp luật
Tạidựthảothôngtưvềxâydựng,
tổ chức và hoạt động của trạmthu
tiền dịch vụ sử dụng đường bộ để
thay thế choThông tư 49/2016 về
xây dựng, tổ chức và hoạt động
của trạm thu giá dịch vụ sử dụng
đường bộ, Bộ GTVT đổi“trạm thu
phí dịch vụ sử dụng đường bộ”
thành “trạm thu tiền dịch vụ sử
dụng đường bộ”.
Bộ GTVT lý giải việc thay tên
nhằm đưa ra khái niệm cũng như
giải thíchnội hàmcủa các trạmthu
tiềnsửdụngdịchvụđườngbộtheo
đúng quy định của Luật Giá. Việc
thay tên không ảnh hưởng doanh
nghiệp vì các trạmBOT không cần
phải thay đổi tên.
Bên cạnh đó, việc thu tiền hay
thugiá…thìmức thuđềudựa trên
phương án tài chính của dự án và
cập nhật các yếu tố biến động để
điều chỉnh phù hợp theo các quy
định hiện hành.
nhà đầu tư để xây dựng công trình
kết cấu hạ tầng. Sau khi hoàn thành
công trình, nhà đầu tư được quyền
kinh doanh công trình trong một thời
hạn nhất định và chuyển giao cho
cơ quan nhà nước khi hoàn đủ vốn.
Giai đoạn trước ngày 1-1-2017, Ủy
ban Thường vụ Quốc hội ban hành
Pháp lệnh Phí và lệ phí số 38/2001.
Theo đó, “phí sử dụng đường bộ” nằm
trong danhmục phí, lệ phí quy định tại
pháplệnhnàyvàdo
Nhà nước quản lý,
ban hành (đối với
quốc lộ thuộc thẩm
quyềnBộTàichính
ban hành, đối với
đường địa phương
thuộc thẩmquyền
UBND cấp tỉnh).
Từ ngày 1-1-2017, Luật Phí và lệ
phí số 97/2015/QH13 có hiệu lực
thi hành. Trong danh mục các sản
phẩm, dịch vụ chuyển từ phí sang
giá dịch vụ do Nhà nước định giá
kèm theo Luật Phí và lệ phí thì “phí
sử dụng đường bộ các dự án đầu tư
để kinh doanh được chuyển thành
“giá dịch vụ sử dụng đường bộ các
dự án đầu tư xây dựng đường bộ để
kinh doanh và thực hiện theo quy
định của Luật Giá”.
Sự chuyển đổi này hoàn toàn phù
hợp với bản chất kinh tế của nó trong
nền kinh tế thị trường. Nghị định
149/2016 của Chính phủ quy định
chi tiết và hướng dẫn thi hành một số
điều của Luật Giá xác định rõ về thẩm
quyền và trách nhiệm định giá của
các cơ quan quản lý nhà nước. Theo
đó, điểm e khoản 2 Điều 8 nghị định
này xác định bộ trưởng Bộ GTVT có
trách nhiệm quy
định giá đối với
dịch vụ sử dụng
đường bộ gồm:
“Đường quốc lộ,
đường cao tốc các
dự án đầu tư xây
dựng đường bộ để
kinh doanh…”.
Như vậy, nếu hệ thống hạ tầng
đường bộ do Nhà nước đầu tư, tiền
thu được gọi là phí sử dụng đường
bộ. Khi tư nhân tham gia đầu tư,
không còn là dịch vụ công, nếu gọi
là phí sử dụng đường bộ sẽ không
phù hợp với bản chất kinh tế của nó
và trái với luật đã ban hành.
Đổi tên không có gì sai
Thời cơ chế kinh tế kế hoạch hóa
tập trung, ngôn ngữ tiếng Việt không
có những thuật ngữ chứng khoán, cổ
phiếu, nợ công, đấu giá… và phải
sau này mới được bổ sung. Trong
cơ chế thị trường, hoạt động mua
bán hàng hóa, dịch vụ thì ngôn ngữ
thường dùng đối với người mua
là trả giá, thanh toán tiền giá, trả
tiền giá hàng hóa, dịch vụ. Đối với
người bán là nhận tiền trả giá, nhận
tiền thanh toán giá, thu tiền giá của
người mua hàng hóa, dịch vụ... Vì
thế, việc xuất hiện từ ngữ mới “thu
giá” gây ra nhiều ý kiến trái chiều
là bình thường.
Do vậy, xét về bản chất kinh tế
của phí và giá, việc đổi tên “trạm thu
phí” sang “trạm thu giá” là không
có gì sai và không trái với luật định.
Tuy nhiên, vấn đề đặt ra ở đây là tại
sao dư luận lại phản đối rất mạnh
mẽ trước việc đổi tên này?
Theo tôi, quá trình thực hiện đầu
tư các dự án BOT đã nảy sinh nhiều
vấn đề gây bức xúc xã hội, nhất là
mức phí và vị trí đặt các trạm thu
phí. Đó là nguyên nhân dẫn tới sự
phản đối của dư luận trước việc đổi
tên các trạm BOT của Bộ GTVT.
Vậy nên gọi tên các trạm BOT
như thế nào để phù hợp với bản chất
PGS-TSNGÔTRÍ LONG
B
ộGTVTđang khiến dư luận xôn
xao khi đề xuất đổi tên “trạm
thu phí” (trước đó là “trạm
thu giá” - PV) thành “trạm thu tiền”
trong dự thảo thông tư thay thế cho
Thông tư 49/2016 (xem thêm trên
Pháp Luật TP.HCM
ngày 9-5, bài
“Vì sao đổi tên
“trạm thu giá”
thành “trạm thu
tiền”?
). Để xem
đề xuất đổi tên
này đúng hay sai,
chúng ta cần làm
rõ bản chất kinh
tế của thuật ngữ
trong nền kinh
tế thị trường và trong các văn bản
pháp luật hiện hành.
Phải làm rõ bản chất
thuật ngữ
Về bản chất kinh tế, phí và giá là
giống nhau nhưng giữa chúng cũng có
điểm khác biệt. Cụ thể, phí là khoản
tiền phải trả do dịch vụ công cung
cấp, mang tính phục vụ, nhằm bù đắp
một phần ngoài khoản mà ngân sách
nhà nước đã hỗ trợ trực tiếp; hoặc
cơ bản bảo đảm bù đắp chi phí, có
tính đến chính sách phát triển kinh
tế-xã hội trong từng thời kỳ.
Trong khi đó, giá là khoản tiền
phải trả (thanh toán) trong hoạt động
mua bán hàng hóa, dịch vụ theo quy
luật thị trường (quy luật giá trị, cạnh
tranh, cung cầu). Bản chất kinh tế
của giá trong cấu thành của nó là
tính đúng, tính đủ chi phí trong sản
xuất hàng hóa, dịch vụ.
Hiện nay, giá và phí được điều
chỉnh bởi hai luật: Luật Giá 2012
và Luật Phí và lệ phí 2015 (có hiệu
lực từ ngày 1-1-2017).
CònBOT là hợp đồng được ký giữa
cơ quan nhà nước có thẩm quyền với
BộGTVT đang đề xuất đổi tên “trạmthu phí” thành “trạmthu tiền”. Ảnh: VIẾT LONG
kinh tế, với luật định cũng như ngôn
ngữ phổ thông của tiếng Việt? Có
ý kiến cho rằng vẫn để nguyên tên
như cũ (trạm thu phí) vì bản chất
của nó cũng là thu tiền dịch vụ BOT.
Nhưng nếu để nguyên như vậy là trái
với Luật Giá và Luật Phí và lệ phí,
trái với bản chất của giá dịch vụ sử
dụng đường bộ do tư nhân đầu tư.
Cũng có nhiều ý kiến khác cho rằng
nên gọi trạm BOT là trạm thu tiền,
trạm trả tiền, trạm thu giá… Theo
tôi, để phản ảnh đúng bản chất của
giá dịch vụ sử dụng đường bộ, đúng
luật pháp đã ban hành, dễ hiểu, phù
hợp với ngôn ngữ tiếng Việt, tên của
các trạm BOT nên đổi thành “trạm
thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ”.•
VIẾT LONG
ghi
Để đúng luật, dễ hiểu,
phù hợp với ngôn ngữ
tiếng Việt, tên của các
trạm BOT nên đổi thành
“trạm thu tiền dịch vụ sử
dụng đường bộ”.
Nước thải đen ngòm lại đổ thẳng ra
biển Nha Trang
Ngày 9-5, một số cống xả nước thải đen ngòm, bốc mùi
hôi thối tiếp tục đổ thẳng ra bãi biển Hòn Chồng, TP Nha
Trang (Khánh Hòa). Người dân khu vực cho biết từ chiều
8-5, sau cơn mưa lớn, nước từ trong các cống xả bắt đầu
chảy ra đen ngòm, có mùi hôi, đổ thẳng ra biển tạo thành
những mảng đen lớn.
Tương tự, ở khu vực Đặng Tất, Hà Ra, nước thải từ các
cống xả càng lúc càng đen đặc, đổ trực tiếp ra biển gây ô
nhiễm trên diện rộng.
Một lãnh đạo UBND TP Nha Trang cho rằng do lượng
mưa lớn, các máy bơm nước thải xung quanh khu vực cửa xả
bị quá tải nên nước thải chảy tràn qua cửa xả rồi trào ra biển.
Còn lãnh đạo Công ty Cấp thoát nước Khánh Hòa thừa
nhận hai cống xả ở khu vực Đặng Tất, Hòn Chồng trên
đường Phạm Văn Đồng, khu vực cồn Tân Lập xuất hiện
nước thải chảy thẳng ra biển và cửa sông Cái.
Theo vị này, bình thường nước thải được đưa về nhà máy
xử lý. Do lượng mưa lớn, các máy bơm nước thải bị quá tải
nên nước thải mới chảy thẳng ra biển.
TẤN LỘC
Vì sao người dân phản ứng trạm BOT
quốc lộ 6?
Những ngày qua, trạm thu phí BOT quốc lộ 6 Hòa Lạc -
Hòa Bình (vừa thu phí từ ngày 3-5) có khoảng 30-40 chủ xe
sinh sống trên địa bàn xã Yên Quang (huyện Kỳ Sơn, Hòa
Bình) tắt máy và dừng, đỗ xe tại các làn thu phí khiến giao
thông ùn tắc. Chủ đầu tư phải liên tục xả trạm.
Theo người dân, do thường xuyên qua lại tuyến đường
này như đi chợ, đưa con đi học... trong khi mức phí qua
trạm cao (thấp nhất 35.000 đồng/xe dưới 12 chỗ) nên họ
yêu cầu phải mở rộng khu vực miễn phí qua trạm.
Nhiều người dân còn cho rằng cần phải miễn giảm luôn
cho các xe không chính chủ, tương tự như chính sách đang
áp dụng tại trạm thu phí BOT trên quốc lộ 6 đoạn Hòa Bình.
Ông Bùi Quang Bát, Giám đốc Công ty TNHH BOT
Quốc lộ 6 Hòa Lạc - Hòa Bình (doanh nghiệp dự án), cho
biết đơn vị đã đối thoại nhiều lần với các chủ xe nhưng
không thể giải quyết được kiến nghị của chủ xe. Lý do là
phương án miễn giảm phí phải được Bộ GTVT, UBND tỉnh
Hòa Bình chấp thuận.
Trong khi đó, Tổng cục Đường bộ Việt Nam cho biết đã
có văn bản hồi đáp nhà đầu tư BOT Hòa Lạc - Hòa Bình.
Theo đó, quy định hiện hành chỉ áp dụng miễn giảm phí cho
phương tiện của người dân trong bán kính 5 km quanh trạm
thu phí và chỉ áp dụng với xe chính chủ.
VIẾT LONG
Không sai khi gọi trạm BOT là
“trạm thu tiền”
Đó là quan điểm của PGS-TS Ngô Trí Long, chuyên gia kinh tế-tài chính, khi nói về dự thảo thông tư
thay thế choThông tư 49/2016 của Bộ GTVT.
PGS-TSNgôTríLong.
Một cửa xả nước đen ngòmchảy ra biểnNha Trang. Ảnh: TB
1,2,3,4,5,6,7 9,10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook