103-2019 - page 13

13
Huyđộngbác sĩ lúc
0giờ cứusảnphụ
ngưng tuầnhoàn
Thông tin từ Trung tâm Sản nhi BV đa khoa
tỉnh Phú Thọ ngày 10-5 cho biết nơi đây vừa cấp
cứu thành công cho sản phụ ngưng tuần hoàn do
sản giật trong quá trình chuyển dạ.
Bệnh nhân là chị Lương Thị Hồng Hạnh (trú
phường Gia Cẩm, TP Việt Trì, Phú Thọ), mang
thai ở tuổi ngoài 40. Mặc dù đã ý thức được
những nguy hiểm tiềm ẩn khi mang thai lớn tuổi,
tuy nhiên chị vẫn bỏ qua những dấu hiệu về bệnh
lý tiền sản giật.
Do sinh con khi tuổi đã cao nên gia đình chị
Hạnh quyết định làm hồ sơ sinh tại một bệnh
viện ở Hà Nội. Tuy nhiên, gần đến ngày dự kiến
sinh, chị Hạnh có dấu hiệu đau bụng, gia đình
đưa vào Trung tâm Sản nhi BV đa khoa tỉnh Phú
Thọ nhập viện cấp cứu.
“Sau gần một giờ, sản phụ xuất hiện nhiều
cơn co tử cung, huyết áp tâm thu tăng lên
đến 190 mmHg. Đó là một dấu hiệu hết sức
nguy hiểm cho sản phụ nên chúng tôi nhanh
chóng chỉ định mổ lấy thai cấp cứu. Tuy
nhiên, khi vừa lên bàn mổ, sản phụ bắt đầu
xuất hiện cơn sản giật, toàn thân co giật liên
tục, tinh thần hoảng loạn, khó thở, suy hô
hấp và ngừng tuần hoàn. Tình thế lúc đó vô
cùng nguy kịch. Ngay lập tức, chúng tôi đã
báo động đỏ đến các bác sĩ khoa Hồi sức tích
cực - Chống độc, phòng hồi sức sơ sinh cùng
với kíp gây mê để cấp cứu sản phụ và thai
nhi” - BS CKII Nguyễn Tiến Công, Trưởng
khoa Sản thường, bác sĩ trực tiếp phẫu thuật
cho chị Hạnh, kể lại.
Theo ThS-BS Cao Việt Hưng, Trưởng khoa
Hồi sức tích cực - Chống độc, vào khoảng gần
0 giờ ngày 28-4, khoa Hồi sức tích cực - Chống
độc nhận được báo động về tình trạng một
sản phụ đã ngừng tuần hoàn trong khi chuẩn
bị phẫu thuật lấy thai. Sản phụ cần phải phẫu
thuật lấy thai ra ngoài để đình chỉ thai nghén
ngay lập tức.
“Sau 10 phút tiến hành phẫu thuật, cháu bé
đã chào đời an toàn và cất tiếng khóc đầu tiên.
Trong khi sản phụ vẫn trong tình trạng nguy
hiểm, xuất hiện những cơn rung thất sau ngừng
tim, mạch và huyết áp chưa thể đo được. Chúng
tôi vẫn tiếp tục xoa bóp tim ngoài lồng ngực,
sốc điện khử rung tim. Sau 45 phút cấp cứu
tích cực, hai lần sốc điện, tim của sản phụ đã
đập trở lại, huyết áp đo được tại thời điểm đó là
90/60 mmHg, tình trạng ôxy máu ổn định” - BS
Hưng cho biết thêm.
Đến ngày 3-5, sau năm ngày điều trị, sức khỏe
của cả hai mẹ con chị Hạnh đã ổn định và được
chỉ định ra viện.
HÀ PHƯỢNG
Hỗ trợ cấp hộ chiếu cho người
ra nước ngoài chữa bệnh
Ngày 10-5, Đại tá Lê Hồng Thái, Phó
Cục trưởng Cục Quản lý xuất nhập cảnh tại
TP.HCM, cho biết từ ngày 13-5, Cục Quản
lý xuất nhập cảnh (Bộ Công an) sẽ triển
khai chương trình hỗ trợ cấp hộ chiếu cho
các bệnh nhân có nhu cầu ra nước ngoài
chữa bệnh.
Chương trình được thực hiện tại các bệnh viện
gồm BV Chợ Rẫy, BV ĐH Y Dược, BV Nhi đồng
1, BV Nhi đồng 2 và Viện Tim TP.HCM.
Khi bệnh nhân có nhu cầu ra nước ngoài
chữa bệnh, Cục Quản lý xuất nhập cảnh sẽ phối
hợp với các bệnh viện trong danh sách nói trên
cử cán bộ trực tiếp đến giường bệnh để hướng
dẫn, ghi nhận thông tin, chụp ảnh, tiến hành
các thủ tục cấp hộ chiếu kịp thời. Nếu chương
trình đạt hiệu quả, được bệnh nhân và gia đình
đồng tình ủng hộ thì Cục Quản lý xuất nhập
cảnh sẽ nhân rộng triển khai.
PV
Phụ huynh giám sát
bữa ăn học đường
Ban quản lý An toàn thực phẩmTP.HCMkhuyến khích nhà trường và
hội chamẹ học sinh tổ chức kiểm tra, giám sát việc đảmbảo an toàn
thực phẩm tại những cơ sở cung cấp suất ăn sẵn.
TRẦNNGỌC
Con tôi đang học bán
trú tại một trường tiểu
học trên địa bàn quận
12, TP.HCM. Trường này
ký hợp đồng với một cơ sở
cung cấp suất ăn sẵn để phục
vụ cơm trưa cho học sinh
(HS)” - bà Hương (34 tuổi,
ở TP.HCM) nói.
Ba bên khảo sát
điều kiện an toàn
thực phẩm
Theo bà Hương, mỗi khi
con về than “cơm ở trường
không ngon, thức ăn ở trường
nguội lạnh” là bà thấy lo lo.
“Tôi rất sợ con bỏ mứa cơm
canh ở trường vì ảnh hưởng
tới sức khỏe, học tập. Không
chỉ tôi, nhiều phụ huynh
khác luôn phập phồng lo
ngộ độc thực phẩm xảy ra
ở trường” - bà Hương nói
thêm. “Để an tâm, mỗi tháng
tôi cùng hội cha mẹ HS kết
hợp nhà trường đến khảo sát
các điều kiện an toàn thực
phẩm (ATTP) tại cơ sở cung
cấp suất ăn sẵn”.
Ông M. (hiệu trưởng một
trường tiểu học trên địa bàn
huyện Hóc Môn, TP.HCM)
cho biết do còn nhỏ nên cơ
địa HS lớp 1, lớp 2 rất nhạy
cảm với thức ăn. “Sau bữa
ăn, nếu không có chuyện gì
xảy ra, HS vẫn vui chơi bình
thường là ban giám hiệu nhà
trườngmới an tâm. Chỉ vài HS
ói mửa, đau bụng, tiêu chảy…
là cả trường đứng ngồi không
yên” - ông M. nói.
Theo ông M., nhà trường
hợp đồng với một cơ sở cung
cấp suất ăn sẵn có đầy đủ giấy
tờ. Nhà trường cũng yêu cầu
cơ sở này mua nguyên liệu
thực phẩm tại những đơn vị
uy tín. “Ngoài thực đơn hằng
ngày do nhà trường đưa ra,
ban giám hiệu cùng hội cha
mẹ HS và các bậc phụ huynh
mỗi tháng tới khảo sát điều
kiệnATTP tại cơ sở cung cấp
suất ăn sẵn. Nhà trường cũng
đề nghị cơ sở cho xem hồ sơ
nguồn gốc thực phẩm” - ông
M. cho biết.
Trong khi đó, ông H. (chủ
cơ sở cung cấp suất ăn sẵn ở
quận Gò Vấp, TP.HCM) cho
biết cơ sở sẵn sàng đón tiếp
nhà trường và phụ huynh HS
đến khảo sát các điều kiện
ATTP. “Thấy cơ sở sạch sẽ,
gọn gàng, nguyên liệu thực
phẩmlại có chứng từhợp lệ…,
nhà trường và phụ huynh HS
sẽ an tâm” - ông H. chia sẻ.
Nguy cơ mất an toàn
thực phẩm vẫn còn
“ATTP ở trường học rất
quan trọng. Tuy nhiên, vẫn
còn một số trường học mặc
dù hợp đồng với cơ sở cung
cấp suất ăn sẵn nhưng chưa
thường xuyên kiểm soát từng
loại thực phẩmmà cơ sở dùng
chế biến món ăn cho HS”.
ÔngNguyễnVănGiaThụy,
PhóTrưởng phòngChính trị tư
tưởng, Sở GD&ĐTTP.HCM,
đưa ra nhận định trên tại hội
nghị sơ kết công tác đảm bảo
ATTP trong trường học trên
địa bàn TP.HCM giai đoạn
2017-2019 được tổ chức vào
ngày 10-5.
“Chưa hết, vai trò giám sát
cơ sở cung cấp suất ăn sẵn
của cha mẹ HS chưa chặt
chẽ. Một số trường chưa
công khai nhà cung cấp thực
phẩm, nguyên liệu, món ăn
hằng ngày cho phụ huynh
HS theo dõi nên tiềm ẩn
nhiều nguy cơ mất an toàn
cho HS khi sử dụng bữa ăn
hằng ngày ở trường” - ông
Thụy nêu quan điểm.
TheoôngNguyễnĐạiNgọc,
Phó Trưởng phòng Quản lý
ngộ độc, Ban quản lý ATTP
TP.HCM, trên địa bànTPhiện
có hơn 1.970 trườngmầmnon,
tiểu học, THCS và THPT.
Trong đó, trên 290 trường hợp
đồng với cơ sở cung cấp suất
ăn sẵn để phục vụ HS.
Trong năm học 2018-2019,
Ban quản lý ATTP cùng với
Sở GD&ĐT xây dựng sáu
quận thí điểm việc tiêp nhân
nguôn nguyên liêu thực phâm
đảm bảo an toàn trong các
bếp ăn tập thể, căn tin trường
học gồm các quận 3, 5, 6,
8, 11, Bình Thạnh và Tân
Bình. Các cơ sở bếp ăn tập
thể, căn tin trường học của
sáu quận thí điểm này chỉ sử
dụng nguyên liệu thực phẩm
được cung cấp từ các cơ sở
nằm trong chuỗi cung ứng
thực phẩm an toàn được công
nhận của TP, hoặc các cơ sở
đạt các chứng nhận HACCP
hay ISO 22000, VietGAP,
GlobalG.A.P…
“Đặcbiệt,Banquản lýATTP
TP.HCM khuyến khích nhà
trường và hội cha mẹ HS tổ
chức kiểm tra, giám sát việc
đảm bảo ATTP tại những cơ
sở cung cấp suất ăn sẵn” - ông
Ngọc nói thêm.•
Một cơ sở
cung cấp suất
ăn sẵn đang
phân chia
thức ăn cho
học sinh. Ảnh:
TRẦNNGỌC
Năm năm, bảy vụ trong nhà trường
Từ năm 2014 đến 2018, trên địa bàn TP.HCM xảy ra 25 vụ
ngộ độc thực phẩm khiến hơn 1.360 người mắc. Trong đó,
bảy vụ xảy ra tại các trường học.
Năm2014, một vụngộđộc thực phẩmxảy ra trong trường
học khiến gần 100HSmắc. Qua năm2015, cũngmột vụ ngộ
độc thực phẩm xảy ra trong trường học khiến 65 HS mắc.
Năm 2016 và 2017, mỗi năm xảy ra hai vụ ngộ độc thực
phẩm trong trường học khiến số lượng HS mắc lần lượt
gần 130 và gần 30.
Riêng năm 2018 có một vụ ngộ độc thực phẩm trong
trường học làm 25 HS mắc.
Ông
NGUYỄN ĐẠI NGỌC
,
Phó Trưởng phòng Quản lý
ngộ độc, Ban quản lý ATTP TP.HCM
“Nhà trường để
xảy ra ngộ độc
thực phẩm thì hiệu
trưởng phải chịu
trách nhiệm với phụ
huynh HS và lãnh
đạo Sở GD&ĐT
TP.HCM.”
Bùi Thị Diễm Thu,
Phó
Giám đốc Sở GD&ĐT TP.HCM
Đời sống xã hội -
ThứBảy11-5-2019
1...,3,4,5,6,7,8,9,10,11,12 14,15,16
Powered by FlippingBook