103-2019 - page 6

6
Pháp luật
&
cuộc sống -
ThứBảy11-5-2019
Căn nhà là tài sản dùng để thi hành án liên quan đến vụ việc. Ảnh: NGÂNNGA
Ngoài ra, vụ án còn phức tạp hơn khi hai cơ quan thi
hành án có quan điểm trái ngược nhau về tác nghiệp
của chấp hành viên.
Bán tài sản nhưng
sót người thừa kế
NGÂNNGA
T
háng 4-2013, TAND tỉnh Tây
Ninh xử phúc thẩm vụ tranh
chấp hợp đồng vay tài sản đã
tuyên buộc vợ chồng ông Nguyễn
Văn Dững có nghĩa vụ trả nợ cho
vợ chồng ông Phan Hiệp Thông
hơn 500 triệu đồng.
Lý giải của thi hành án
Sau khi bản án có hiệu lực pháp
luật, Chi cục Thi hành án dân sự
(THADS) TP Tây Ninh tổ chức
thi hành bản án. Quá trình tổ chức
THA, vợ chồng ông Dững chỉ trả
được hơn 100 triệu đồng nên Chi
cục THADS TP Tây Ninh đã kê
biên hơn 440 m
2
đất và nhà trên đất
của vợ chồng ông và thẩm định giá
hơn 1,1 tỉ đồng. Đến năm 2014 thì
vợ ông Dững mất.
Sau 13 lần giảm giá, giá nhà và
đất của vợ chồng ông Dững chỉ
còn chưa đầy 600 triệu đồng. Lúc
này, người được THAlà ông Thông
có đơn xin nhận lại toàn bộ giá trị
tài sản của ông Dững để khấu trừ
nợ và được THA chấp nhận. Năm
2016, Chi cục THADSTPTây Ninh
ra quyết định cưỡng chế và thông
báo cưỡng chế giao tài sản cho ông
Thông. Nhưng hai năm nay Chi
cục vẫn chưa xử lý xong vụ việc.
Đến năm2018, anhNguyễnPhước
Vinh (con trai của ông Dững) khiếu
nại cho rằng mẹ anh mất năm 2014
là đã phát sinh nghĩa vụ thừa kế.
Tuy nhiên, khi xử lý tài sản, chấp
hành viên không thông báo cho anh
cùng bốn anh chị em của anh để trả
nợ thay cho mẹ. Vì thế, việc chấp
hành viên ra quyết định giao nhà
cho ông Thông là chưa chính xác.
Đơn khiếu nại của anhVinh bị Chi
Khi vợ ông Dững mất
thì chấp hành viên phải
áp dụng Điều 54 Luật
THADS để chuyển giao
quyền và nghĩa vụ THA
cho người thừa kế.
Cấp dưới nói chấp hành viên sai, cấp trên bảo đúng
cục THADS TP Tây Ninh từ chối
thụ lý vì lý do: “Hành vi bị khiếu
nại không liên quan trực tiếp đến
quyền, lợi ích hợp pháp của anh
Vinh”. Anh Vinh tiếp tục khiếu nại
lên Cục THADS tỉnh thì cơ quan
này cũng bác với lý do: “Anh Vinh
không có quyền và nghĩa vụ liên
quan tới bản án của TAND tỉnh
Tây Ninh”.
Trong khi anh Vinh cho biết căn
nhà trên là do ông bà để lại và anh
em anh Vinh có điều kiện kinh tế
để trả nợ, giữ lại căn nhà để làm nơi
thờ cúng. Do khiếu nại không được
nên mới đây anh Vinh đã khởi kiện
người cha, yêu cầu chia di sản thừa
kế và đã được tòa thụ lý giải quyết.
Để làm rõ lý do vì sao không thông
báo cho anhVinh và các thừa kế biết
để chuyển giao quyền và nghĩa vụ
THA,
Pháp Luật TP.HCM
đã liên hệ
với cơ quan THADS. Trao đổi với
PV, Phó Cục trưởng Cục THADS
tỉnh Tây Ninh Trần Văn Cưng cho
biết: “Tại thời điểm xử lý kê biên,
thẩm định giá, vợ ông Dững còn
sống, sau lần giảm giá thứ năm bà
ấy mới chết. Việc phát sinh ra thừa
kế thì anh Vinh chẳng biết được
quyền và nghĩa vụ của mình…”.
Sau đó, ông Cưng lại bảo trong
hồ sơ có thể hiện anh Vinh biết
được quyền và nghĩa vụ của mình.
Nhưng khi PV yêu cầu cung cấp
chứng cứ chứng minh cho ý kiến
này thì lãnh đạo cơ quan này chưa
cung cấp được. Cũng theo ôngCưng,
hiện nay tòa đã thụ lý vụ án tranh
chấp thừa kế nên cơ quan THA sẽ
tạm dừng THA để có hướng xử lý
tiếp theo.
Thi hành án đã làm sai?
Theo cục trưởng Cục THADS
của một tỉnh (đề nghị không nêu
tên), quá trình tổ chức THA, vợ ông
Nguyễn Văn Dững qua đời thì chấp
hành viên phải áp dụng Điều 54
Luật THADS (chuyển giao quyền
và nghĩa vụ THA): “Trường hợp
người phải THA là cá nhân chết thì
quyền, nghĩa vụ THAđược chuyển
giao cho người khác theo quy định
của pháp luật về thừa kế”.
Tức là dù cho tài sản đã bị kê
biên, đem ra đấu giá nhưng chấp
hành viên vẫn phải đi xác minh hàng
thừa kế thứ nhất của vợ ông Dững
(gồm vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha
nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của
người chết) để thông báo cho họ
biết quyền và nghĩa vụ của mình.
“Biết đâu những người thừa kế
này họ có tiền nộp thay cho nghĩa
vụ của người đã mất để giữ lại tài
sản thì sao. Cho nên Chi cục và
Cục THADS tỉnh cho rằng những
người thừa kế không liên quan tới
bản án để không thông báo cho họ
biết là không đúng. Bởi người phải
THA qua đời trong giai đoạn THA
chứ không phải giai đoạn tòa xét
xử” - vị cục trưởng này nhấn mạnh.
Tuy nhiên, cũng theo vị cục trưởng
này, do các con của người phải THA
đang khởi kiện ra tòa án chia thừa
kế nên mọi việc phải chờ kết quả
xét xử của tòa. Khi có bản án của
tòa thì THA căn cứ vào đây để có
hướng xử lý tiếp theo. Vì vậy, trong
trường hợp này, cơ quan THAphải
ra quyết định hoãn THA do tài sản
kê biên có tranh chấp.•
Trở lại việc mâu thuẫn quan điểm giữa Chi cục và
Cục THA nêu ở trên. Năm 2016, Chi cục có quyết định
cưỡng chế giao toàn bộ căn nhà và đất cho ôngThông
để khấu trừ nợ. Nhưng một năm sau, Chi cục THADS
TPTây Ninh báo cáo lên CụcTHADS tỉnhTây Ninh rằng:
“Do chấp hành viên xử lý chưa phù hợp với khoản 3
Điều 17a Nghị định 125/CP hướng dẫn thi hành Luật
THADS 2008 và Điều 104 của LuậtTHADS được sửa đổi,
bổ sung 2014 nên việc cưỡng chế giao tài sản cho vợ
chồng ông Phan Hiệp Thông không thực hiện được
mà phải tiến hành thẩm định giá tài sản để xử lý lại”.
Cụ thể, trongquá trình tácnghiệpcủa chấphànhviên,
ôngThông yêu cầu không thỏa thuận tỉ lệ%mức giảm
giá tài sản với ông Dững nên chấp hành viên không ra
thông báo để các đương sự thỏa thuận mức giảm giá
với nhau là chưa phù hợp. Tuy nhiên, khi hướng dẫn
nghiệp vụ, Cục THADS tỉnh Tây Ninh lại cho rằng chấp
hành viên đã thực hiện phù hợp với quy định trên.
Theo TS Nguyễn Văn Tiến, Trường ĐH Luật TP.HCM,
Cục THADS tỉnh đã hiểu chưa đúng về quy định. Bởi
khoản 3 Điều 17a Nghị định 125/CP quy định rất rõ:
“Trước khi giảmgiá tài sản, chấp hành viên yêu cầu các
đương sự thỏa thuậnmức giảmgiá. Nếu các đương sự
không thỏa thuậnhoặc thỏa thuận khôngđược vềmức
giảmgiá thì chấp hành viên quyết địnhmức giảmgiá”.
Đã là “thỏa thuận” thì hai bên cùng đưa ra giá cả,
ví dụ một bên đưa ra giá 1 tỉ đồng, một bên đưa ra
giá 800 triệu đồng thì được hiểu là không thỏa thuận
được về giá. Trường hợp các bên đều có quan điểm
của mình, ví dụ như ông Thông giao chấp hành viên
căn cứ theo luật để làm, tức là ông Thông từ chối thỏa
thuận, dù vậy chấp hành viên vẫn phải thông báo cho
ông Thông (người được THA) biết. Do đó, TS Tiến cho
rằng chấp hành viên không thông báo cho các đương
sự thỏa thuận mức giảm giá là sai, tức quan điểm của
Chi cục THADS là đúng.
Ngày 10-5, TAND tỉnh Đồng Nai đã xét xử, tuyên phạt Vũ
Thị Dung sáu năm tù và Nguyễn Thị Ngọc Sương năm năm
tù về tội làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin,
tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa Xã hội
chủ nghĩa Việt Nam.
Theo cáo trạng, từ tháng 8 đến tháng 10-2018, Dung và
Sương làm nghề buôn bán tại chợ 115 thuộc huyện Định
Quán. Dung sử dụng hai tài khoản Facebook, Sương sử dụng
một tài khoản. Hai bị cáo thường xuyên truy cập các trang
mạng xã hội, tương tác với các tài khoản Facebook “Tân
Thái”, “Benny Trương” để xem, nghe các video, bài viết có
nội dung chống phá Nhà nước, kích động kêu gọi biểu tình
chống luật đặc khu, an ninh mạng, phản đối Trung Quốc,
kích động kêu gọi người dân xuống đường biểu tình vào
ngày 13-10-2018.
Cụ thể, khuya 7-8-2018, Dung vào xem video phát trực
tiếp có tựa đề “Nỗi lo mất nước và nỗi đau dân tộc” và nghe
được những nội dung chống đảng cộng sản, kêu gọi mọi
người xuống đường biểu tình để phản đối Trung Quốc trên
tài khoản Facebook có tên “Tân Thái”. Trên Facebook này,
một số đối tượng vào bình luận với nội dung kêu gọi, tổ chức
người dân xuống đường biểu tình là viết các tờ rơi, mang các
tờ rơi khẩu hiệu đi rải hoặc dán ở các khu vực dễ nhìn thấy.
Sau đó, Dung tham gia bằng cách viết tờ rơi (truyền đơn)
rồi bàn bạc với Sương mang đi rải ở nhiều khu vực huyện
Định Quán để nhiều người biết đến. Sương đồng ý và nói:
“Chị cứ viết đi, rồi em sẽ cầm đi rải”.
Ngày 9-10-2018, Dung mua bốn cuốn vở học sinh, tách ra
từng tờ và dùng bút lông màu đỏ, màu xanh viết 103 tờ có
nhiều nội dung kêu gọi “Tổng biểu tình ngày 13-10-2018;
biểu tình tại nhà thờ Fatima và trên toàn quốc; xuống đườngz
chống lại áp bức, tẩy chay hàng Trung Quốc…”. Dung mang
số tờ rơi này đưa cho Sương cất giấu ở hàng rào phía trước
đường vào nhà để cầm đi rải.
Hôm sau, trên đường đi đến chợ Phú Lợi bán hàng, Sương
mang các tờ rơi này đi rải ở bốn điểm: Trên lề đường quốc
lộ 20 thuộc xã Phú Vinh, huyện Định Quán; phía sau UBND
thị trấn Định Quán; nhà thờ Định Quán (gần đá ba chồng) và
điểm thứ tư gần chùa Ngọc Định.
Sau đó Công an huyện Định Quán phát hiện, bắt giữ Dung
và Sương, đồng thời thu giữ 117 tờ rơi, trong đó có 103 tờ có
ghi khẩu hiệu, nội dung xuyên tạc, kích động biểu tình và 14
tờ giấy trắng.
Cáo trạng xác định Dung là người rủ rê và là người tích
cực thực hiện hành vi làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên
truyền thông tin tài liệu, vật phẩm nhằm chống phá Nhà
nước, còn Sương là người giúp sức tích cực…
MINH VƯƠNG
Phạt tù2người rải truyềnđơn chốngpháNhànước
1,2,3,4,5 7,8,9,10,11,12,13,14,15,...16
Powered by FlippingBook