103-2019 - page 8

8
Đô thị -
ThứBảy11-5-2019
Những khu vực xảy
ra tai nạn chủ yếu là
con đường dân sinh
do người dân tự làm,
giáp suối lại không
có hàng rào chắn
kiên cố, không có
biển cảnh báo
nguy hiểm…
Hiểm họa chết người từ cống
và suối ở Biên Hòa
Mỗi khi mưa xuống, nhiều tuyến đường, con suối ở TP BiênHòa (Đồng Nai) bị ngập sâu và chảy xiết,
tạo ra những chiếc bẫy “tử thần”.
VŨHỘI
“S
áng nay lực lượng
chức năng đã tìm
được thi thể hai em
Nguyễn HoàngMinh Quân và
Đỗ Xuân Kim (cùng 16 tuổi,
học lớp 10, Trường THPT
Nguyễn Hữu Cảnh) bị nước
mưa cuốn trôi mất tích tại dòng
suối Bà Lúa (phường Long
Bình Tân)”. Ngày 10-5, trao
đổi với
Pháp Luật TP.HCM
,
Trung tá ĐàoVăn Phú, Trưởng
Công an phường Long Bình
Tân (TP Biên Hòa), cho biết.
Bất lực vì thấy mà
không thể cứu
Tối 8-5, trên đường đi học
thêm, đến đoạn suối Bà Lúa,
khu phố 1, phường Long Bình
Tân thì hai em Kim và Quân
gặp mưa to, nước ngập cầu
nên không qua được. Hai em
bèn quay lại để ra đường lớn
nhưng do nước chảy xiết, các
em té và bị nước cuốn xuống
suối mất tích.
Chứng kiến cảnh hai em
học sinh bị nước cuốn trôi,
chị Tường Vy (ngụ khu phố
1, phường Long Bình Tân)
bàng hoàng kể: “Khi bị nước
cuốn đổ xe, hai cháu hoảng sợ
kêu cứu. Mọi người liền chạy
đến cứu nhưng hai cháu đã bị
cuốn ra giữa dòng suối. Mọi
người không kịp phản ứng gì vì
nước chảy xiết, lại quá nhanh.
Chúng tôi rất đau lòng và bất
lực vì thấy mà không thể cứu
được các cháu”.
ÔngNguyễnVănTuấn(người
chứng kiến vụ tai nạn) cho
biết: Khu vực cầu này mỗi khi
mưa lớn là nước từ thượng lưu
đổ về rất nhanh, tràn qua mặt
cầu và chảy rất mạnh. “Một
số người đã khuyên ngăn sẽ
nguy hiểm khi nước tràn qua
mặt cầu nhưng các cháu vẫn
cố đi qua nên đã xảy ra sự
việc thương tâm này” - ông
Đã có nhiều vụ bị nước cuốn
thương tâm
Tối 30-9-2017, anh Nguyễn Tấn Phát (29 tuổi, ngụ phường
Trảng Dài, TP Biên Hòa) đi xe máy qua cầu dân sinh bắc qua
suối SănMáu, nối phường Hố Nai với phườngTrảngDài thuộc
TP BiênHòa. Lúc này domưa lớn, nước suối dângngậpqua cầu
đã cuốn cả người và xemáy xuống suối khiến anhPhát tử vong.
Trước đó hai ngày, bé Nguyễn Tấn Trường (11 tuổi, ngụ ấp
Ông Hường, xã Thiện Tân, huyệnVĩnh Cửu) trên đường đi học
về cũng bị nước cuốn trôi xuống cống rồi mất tích. Thi thể
bé được tìm thấy cách khu vực bị nước cuốn tới gần 10 km.
Chiều tối 26-9-2017, sau trận mưa lớn, nước đổ về khu vực
suối giữa hai phường Hố Nai và Trảng Dài rất lớn khiến cầu
dân sinh Bắc Hải bắc qua suối này bị ngập. Lúc này, anh Vũ
Văn Thuyên (18 tuổi, ngụ phường Tân Biên, TP Biên Hòa) đi
xe máy ngang qua đã bị nước cuốn cả xe và người xuống
suối. Mãi tới khoảng 22 giờ cùng ngày, thi thể anh Thuyên
mới được tìm thấy.
Lực lượng
chức năng
vớt xemáy
của hai
học sinh bị
nước cuốn
trôi. Ảnh:
VŨHỘI
Tuấn nói.
Đây không phải lần đầu tiên
TPBiên Hòa xảy ra những vụ
tai nạn thương tâm do nước
cuốn như trên. Điều đó cho
thấy đây là những mối hiểm
họa vô cùng nguy hiểm từ
những cống, suối ở TP này.
Theo quan sát của PV, những
khu vực xảy ra tai nạn nước
cuốn trôi người chủ yếu là con
đường dân sinh do người dân
tự làm. Giáp suối lại không có
hàng rào chắn kiên cố cũng
như không có biển cảnh báo
nguy hiểm cho người dân khi
qua lại khu vực.
Khi mưa lớn, dòng chảy
hẹp, nước không kịp thoát nên
tràn lên mặt đường gây ngập
nặng. Tại những cây cầu bắc
qua suối, nước chảy rất mạnh.
Nếu không may trượt ngã, nạn
nhân có thể bị nước cuốn trôi
rất nhanh, người dân phát hiện
cũng không kịp ứng cứu.
Cắm biển cảnh báo
nguy hiểm
Trao đổi với PV, ông Phạm
Anh Dũng, Chủ tịch UBND
TP Biên Hòa, cho biết ngay
đầu tháng 5, khi bắt đầu mùa
mưa, lãnh đạo TP đã họp với
các phường/xã về tình hình
mưa ngập trên địa bàn. Theo
đó, TP yêu cầu các phường
trên phải tăng cường công tác
tuyên truyền, vận động người
dân về mối nguy hiểm khi đi
qua các cống, đường dân sinh
trong mùa mưa.
ÔngDũng khẳng định: “Ban
đầu chúng tôi phê bình và giao
trách nhiệmkhắc phục cho chủ
tịchUBND các phường để xảy
ra tình trạng ngập úng cục bộ,
đồng thời sẽ xử lý trách nhiệm
người đứng đầu địa phương”.
Chủ tịch UBND TP Biên
Hòa thông tin thêm đã có văn
bản gửi chủ tịch các phường/
xã trên địa bàn, Phòng Quản
lý đô thị rà soát cầu dân sinh,
đường ven sông suối, những
khu vực nguy hiểm. Theo đó,
nhanh chóng làm lan can, huy
động lực lượngcómặt tại những
khu vực ngập để hướng dẫn
người dân đi lại, đảm bảo tính
mạng người dân và tài sản.
Còn lãnh đạo phường
Long Bình Tân cho hay:
Ngay sau khi xảy ra vụ việc
khiến hai học sinh bị nước
cuốn tử vong, địa phương đã
cho làm lan can đoạn đường
giáp suối để đảm bảo an toàn
cho người dân. “Chúng tôi
tiếp tục rà soát những đoạn
đường có nguy cơ ngập sâu
để có phương án lắp biển
cảnh báo, lập rào chắn, cắt
cử người cảnh báo ngay tại
các khu vực này” - lãnh đạo
phường Long Bình Tân nói.
Theo ông TrầnMạnh Hùng,
Chủ tịchUBNDphườngTrảng
Dài, TP Biên Hòa, trên địa
bàn có nhiều suối chảy ngang
những cây cầu dân sinh, khi
mưa lớn thường xảy ra ngập
sâu. Vì vậy trước khi mùa mưa
tới, địa phương đã dựng lan
can, cắm biển báo nguy hiểm
cho người dân ngang qua.
“Trên địa bàn từng xảy
ra vụ tai nạn do nước mưa
cuốn trôi người. Vì vậy khi
trời mưa lớn, chúng tôi yêu
cầu lực lượng dân quân, dân
phố, công an và ủy ban có
mặt túc trực tại những điểm
có cầu nguy hiểm, đường
ngập sâu, không cho người
dân qua lại tránh để xảy ra
những sự việc thương tâm”
- ông Hùng nói thêm.
Theo Phó Chủ tịch UBND
tỉnh Đồng Nai VõVăn Chánh,
ngoài việc chủ động lên
phương án ứng phó với các
tình huống có thể xảy ra,
Đồng Nai cũng luôn quan
tâm công tác tuyên truyền
nâng cao nhận thức cho người
dân, tránh để xảy ra thiệt hại
lớn do sự chủ quan.
“Khi có dự báo về thiên
tai, các thành viên Ban chỉ
huy Phòng, chống thiên tai
và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh đều
tỏa xuống các địa phương
trực tiếp kiểm tra, đôn đốc
công tác phòng, chống thiên
tai và cứu nạn, cứu hộ” - ông
Chánh thông tin.•
Ngày 10-5, Thường trực Thành ủy Cần Thơ nghe thông
báo kết quả tổng hợp kiến nghị cử tri trước kỳ họp thứ
7, Quốc hội khóa XIV tại Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc
hội, đơn vị TP Cần Thơ.
Tại cuộc họp, ông Nguyễn Văn Hồng, Giám đốc Sở
KH&ĐT, thay mặt UBND TP đọc báo cáo tình hình kinh tế-
xã hội bốn tháng đầu năm của TP Cần Thơ.
Theo đó, UBND TP kiến nghị Chính phủ nghiên cứu đưa
vào kế hoạch đầu tư trung hạn giai đoạn 2021-2027 xây dựng
tuyến cao tốc Sóc Trăng - Cần Thơ - Châu Đốc. Đồng thời
kiến nghị Chính phủ sớm có ý kiến thẩm định nguồn vốn
ngân sách trung ương cho hai dự án kè chống sạt lở sông Ô
Môn (đoạn từ cầu Ô Môn đến vàm Ba Rích), tổng mức đầu
tư 223 tỉ đồng và kè chống sạt lở khu vực chợ Mỹ Khánh,
tổng mức đầu tư 238 tỉ đồng.
Cạnh đó, UBND TP kiến nghị Bộ GTVT sớm thi công giai
đoạn 2 hoàn chỉnh dự án luồng cho tàu biển tải trọng lớn vào
sông Hậu (dự án kênh Quan Chánh Bố), đồng thời sớm thi
công giai đoạn 2 hoàn chỉnh dự án nâng cấp kênh Chợ Gạo.
Ngoài ra, TP cũng kiến nghị Bộ GTVT tiếp tục chủ trì cùng
với TP Cần Thơ và các tỉnh liên quan xúc tiến mở thêm các
đường bay nội địa và quốc tế đến Cảng hàng không quốc
tế Cần Thơ (theo đề án được Chính phủ phê duyệt tại hai
quyết định 2119/2017 và 105/2019). Sớm nghiên cứu đưa vào
kế hoạch trung hạn giai đoạn 2021-2027 dự án nâng cấp, mở
rộng quốc lộ 91 đoạn Km0 - Km7 trên địa bàn TP Cần Thơ.
NHẪN NAM
CầnThơ kiếnnghị chi hơn 460 tỉ đồng làm2 kè chống sạt lở
Khu vực hai học sinh bị nước cuốn trôi tử vong. Ảnh: VŨHỘI
1,2,3,4,5,6,7 9,10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook