112-2019 - page 12

12
Đời sống xã hội -
Thứ Tư22-5-2019
VIỆTHOA
H
iện nay, tại TP.HCM
và nhiều tỉnh lân cận,
nhiều khu chế xuất, khu
công nghiệp (KCX-KCN) bỏ
không hàng chục năm, không
thể triển khai vì không có nhà
ở cho người lao động (NLĐ),
chuyên gia và công nhân.
Từ thực trạng đó, nhiều đại
biểu tại hội thảo “Nhà ở cho
công nhân tại KCX-KCN”
(do
Pháp Luật TP.HCM
tổ
chức ngày 21-5) cho rằng cần
thiết phải có quỹ đất để thực
hiện đầu tư xây dựng nhà ở
liền kề KCX-KCN.
Doanh nghiệp đến
rồi đi do không có
lao động
Ông Phạm Chí Tâm, Phó
Chủ tịch Liên đoàn Lao động
TP.HCM, nêu ví dụ: Tại Công
ty Pouyuen (quận Bình Tân)
có tới 70.000 lao động nhưng
không có bất cứ khu nhà ở
nào được đầu tư. Do vậy, mỗi
ngày công ty này phải huy
động hàng trăm xe đưa đón
công nhân tận nhà. “Nhiều
công nhân phải đi từ 3 giờ
sáng và tối khuya mới về đến
nhà. Nhiều khi cả ngày không
có thời gian để gặp con cái.
Điều này đã ảnh hưởng rất
lớn đến chất lượng sống của
NLĐ” - ông Tâm nói.
Nằmgiáp ranhvớiTP.HCM,
tỉnh Long An cũng rơi vào
tình trạng tương tự, rất ít khu
nhà ở trong KCN phục vụ
cho công nhân, chuyên gia
và NLĐ. Theo ông Trần Đức
Vinh, Tổng Giám đốc Công
ty Trần Anh Long An, một
đơn vị đầu tư nhà ở tại KCN,
sau quá trình đầu tư ở Long
An khoảng năm năm, ông
phát hiện rất nhiều KCN bỏ
hoang vì không gắn liền với
khu dân cư. “Một KCN mà
không có nhà ở thì rất khó kéo
các doanh nghiệp về đầu tư,
đồ án quy hoạch KCN-KCX
đều bắt buộc có quy hoạch
khu dân cư phục vụ cho công
nhân, chuyên gia nhưng quỹ
đất eo hẹp nên rất khó. “Hiện
chúng tôi đang xin UBNDTP
thu hồi quỹ đất do Nhà nước
sử dụng không hiệu quả để
lựa chọn nhà đầu tư làm nhà
lưu trú cho công nhân” - ông
Đạt nói.
Theo thông tin
Pháp Luật
TP.HCM
nắm được, trước đó,
Sở Xây dựng cũng đã rà soát
một số quỹ đất công tại Linh
Trung, ThủĐức và huyệnNhà
Bè. Tuy nhiên, để đầu tư xây
dựng nhà ở xã hội cho người
thu nhập thấp hiện cũng gặp
phải không ít vướng mắc.
Tại LongAn, ông Nguyễn
Văn Tình cho biết trước nhu
cầu nhà ở bức thiết, mới đây
LongAn đã được Thủ tướng
Chính phủ đồng ý cho phép
điều chỉnh một phần diện tích
(khoảng 5%-10%) đất KCN
để làm khu dân cư phục vụ
nhu cầu ở cho NLĐ. Theo
ông Tình, Luật Đất đai 2003
và 2013 đều ghi r : Trong
KCN cũng phải nghiên cứu
làm nhà ở cho NLĐ và không
nằm trong ranh KCN. Hoặc
tại Nghị định 82/2018 của
Chính phủ về quản lý KCN,
khu kinh tế đều xác định khi
quy hoạch KCN phải đồng
thời với khu nhà ở công nhân,
chuyên gia, các khu nhà ở
gần kề để phục vụ phát triển
KCN. “Nhà ở phục vụ công
nhân, chuyên gia, NLĐ là phải
có, không thể nào chỉ KCN
đi đơn độc” - ông Tình nói.•
Muốn hút đầu tư, phải có
khu nhà ở liền kề
TP.HCM có khoảng 285.000
côngnhânđang làmviệc tại 17
KCX-KCN nhưng mới chỉ đáp
ứng được chỗ ở cho khoảng
15.000 người. Phần lớn công
nhân đều phải thuê phòng
trọ để giải quyết chỗ ở. Các
khu nhà trọ đều chưa đảmbảo
điều kiện sinh sống cơ bản cho
công nhân.
Tiêu điểm
xây dựng nhà máy. Vì không
có nhà ở thì không có người
về làm. Như KCN Đức Hòa
3 (Long An) rộng 1.800 ha
nhưng không quy hoạch khu
dân cư hoặc khu nhà ở nào cho
công nhân, NLĐ hay chuyên
gia nước ngoài đang làm việc
tại các nhà máy nên mấy năm
nay gần như không thu hút
được đầu tư” - ông Vinh nói.
Trong khi đó, ông Nguyễn
Văn Tình, nguyên Trưởng
phòng Đầu tư, Ban quản lý
Khu kinh tế tỉnh Long An,
cho biết: Trên địa bàn tỉnh
Long An có tới 31 KCN và
một khu kinh tế. Tuy nhiên,
hiện chỉ có bốn nhà lưu trú
công nhân, đáp ứng chỗ ở
cho khoảng 6.000 lao động.
Nhiều KCN được quy hoạch
13-14 năm nay nhưng không
thu hút được nhà đầu tư do
không dành quỹ đất để đầu
tư khu nhà ở cho NLĐ.
Cầnphải có khudân cư
Tại hội thảo, ôngTrầnCông
Khanh, Trưởng phòng Quản
lý lao động, Ban quản lý các
KCX-KCNTP.HCM, cho biết
thời gian qua, TP.HCM cũng
đã đầu tư chỗ ở cho công nhân
nhưng đến nay con số nàymới
chỉ đáp ứng được nhu cầu rất
nhỏ. Ông Khanh cho rằng do
thiếu quỹ đất làm nhà ở cho
lao động trong KCX-KCN
nên hiện nay tại TP.HCM có
ba nguồn để thực hiện nhà ở
cho NLĐ trong KCX-KCN:
Từ chủ sử dụng lao động, do
các công ty đầu tư hạ tầng và
từ các doanh nghiệp tư nhân.
Cùng với đó là một lượng rất
lớn các hộ gia đình đầu tư
nhà trọ cho công nhân thuê ở.
Ông Trần Quốc Đạt (Phó
Trưởng phòng Phát triển nhà,
Sở Xây dựng TP.HCM) cho
hay tại TP.HCM, trong các
Nhà ở phục vụ công
nhân, chuyên gia,
NLĐ là phải có,
không thể nào chỉ
KCN đi đơn độc.
Vướng quỹ
đất, thủ
tục đầu tư
rườm rà, mất
thời gian…
là những
nguyên nhân
dẫn đến tình
tr ng “kh t”
nhà lưu trú.
Thủ tục đầu tư xây dựng nhà ở xã hội
còn rườm rà
Tại hội thảo, nhiều đại biểu đều khẳng định thủ tục đầu
tư xây dựng nhà ở xã hội, nhà lưu trú công nhân còn rườm
rà, phức tạp, thời gian kéo dài khiến doanh nghiệp nản lòng,
không mặn mà với các mô hình nhà ở này.
Ông Trần Quốc Đạt cũng chia s thủ tục để đầu tư xây
dựngnhà ở xã hội cũng không khácmấy so với nhà ở thương
mại. Các chính sách ưu đãi đối với nhà ở xã hội, nhà lưu trú
công nhân như miễn tiền sử dụng đất, tiền thuê đất cũng
phải qua xác nhận của cơ quan thuế. Cùng với đó là chính
sách ưu đãi về lãi suất hiện nay cũng còn nhiều vướngmắc,
khiến cả doanh nghiệp và NLĐ rất khó tiếp cận.
Còn ông Trần Đức Vinh cho hay doanh nghiệp của ông
ban đầu tính đầu tư tại Long An khoảng 10.000 căn nhà ở
nhưngdo thủ tục quá rườmrà nênmới chỉ làmđược khoảng
800 căn thì đã “đuối”.
Ông Trần Công Khanh, Trưởng phòngQuản lý lao động, BanQuản lý các khu chế xuất
- khu công nghiệp TP.HCM, trao đổi tại hội thảo. Ảnh: HOÀNGGIANG
10 phút ngoạn mục cứu em bé đẻ rơi
trên taxi
Ngày 21-5, thông tin từ khoa Cấp cứu Trung tâm Sản nhi,
Bệnh viện (BV) đa khoa tỉnh Phú Thọ cho biết vừa cấp cứu
thành công cho sản phụ LTNH (31 tuổi, ngụ huyện Lâm
Thao, Phú Thọ) đẻ rơi trên taxi lúc 7 giờ 15 cùng ngày.
Trước đó, chị H. có dấu hiệu chuyển dạ, được người nhà
gọi taxi chở vào BV. Xe chưa tới BV thì chị H. đã sinh bé
trai nặng 3,4 kg ngay trên xe.
ThS-BS Nguyễn Đức Long, Trưởng khoa Cấp cứu BV
đa khoa tỉnh Phú Thọ, cho biết khi đến BV, hai mẹ con sản
phụ H. đều trong tình trạng hết sức nguy hiểm. Cháu bé tím
tái, suy hô hấp, da và niêm mạc toàn thân, đường thở nhiều
dịch bẩn, khóc kém, mạch khó bắt, SOP2 không đo được.
Ngay lập tức cháu bé được cấp cứu, hút thông đờm dãi,
bóp bóng thở có ôxy hỗ trợ, vệ sinh toàn thân và ủ ấm...
Sau 10 phút, cháu bé đã ổn định trở lại, da hồng hào và
được chuyển lên khoa Nhi sơ sinh để tiếp tục theo d i. Về
phần sản phụ H., sau xử trí cấp cứu ban đầu được chuyển
lên khoa Sản thường để bóc nhau nhân tạo. Dùng thuốc
tăng co bóp tử cung, kiểm tra đường sinh dục và xử lý vết
rách tầng sinh môn.
HÀ PHƯỢNG
Đã có gia đình xin nhận nuôi bé sơ sinh
bị bỏ rơi ở Sơn La
Sau gần chục ngày được các y, bác sĩ khoa Nhi Bệnh
viện (BV) đa khoa tỉnh Sơn La tích cực chăm sóc, điều
trị, cháu bé đã hồi phục sức khỏe. Cháu bé bị bỏ rơi ở khu
vực rừng thực nghiệm (phường Chiềng Sinh, TP Sơn La)
được phát hiện vào trưa 13-5.
Đến nay, theo
vov.vn
, cháu bé đã hồi phục sức khỏe. Da,
môi hồng, phản xạ sơ sinh tiến triển tốt. Cháu không còn phải
thở ôxy, tự bú bình mỗi ngày 8-10 bữa, mỗi bữa 40-50 ml sữa.
Theo BS Nguyễn Thị Phương Thảo, Trưởng khoa Nhi, BV
đa khoa tỉnh Sơn La, cháu bé đã được đặt tên và được một
gia đình ở Hà Nội nhận nuôi nhưng còn phải qua các thủ tục
về mặt pháp lý. “Hằng ngày chúng tôi cắt cử các điều dưỡng,
bác sĩ thay nhau chăm sóc cho cháu trong việc ăn uống và
thay tã, bỉm. Hiện tại sức khỏe cháu đã ổn định, ngừng thở
ôxy, bú tốt, đại tiểu tiện bình thường” - BS Thảo cho biết.
BS Trần Quốc Khánh, Phó Giám đốc BV đa khoa tỉnh
Sơn La, cho biết đây là trường hợp trẻ sơ sinh thứ hai bị
bỏ rơi trong năm nay được BV tiếp nhận, điều trị, nuôi
nấng trong thời gian đầu. Đến thời điểm hiện tại, cán bộ,
y bác sĩ BV và các tổ chức, cá nhân đã quyên góp ủng hộ
cháu bé được trên 30 triệu đồng.
Ngoài dị tật hở hàm ếch, cháu bé còn bị dị tật khoèo
chân, chật khớp háng bẩm sinh. Trong khi chờ gia đình
làm xong các thủ tục về pháp lý để nhận cháu, BV này sẽ
phải cử cán bộ, y bác sĩ khoa Nhi đưa cháu về Viện Nhi
Trung ương tư vấn, điều trị, có thể phải qua nhiều bước
phẫu thuật, chi phí tốn kém.
PV
Phần lớn công
nhân trong
KCX-KCNđều
thuê phòng trọ để
giải quyết chỗ ở.
Trong ảnh: Công
nhân Công ty
Pouyuen, TP.HCM
trong giờ tan ca.
Ảnh: HTD
1...,2,3,4,5,6,7,8,9,10,11 13,14,15,16
Powered by FlippingBook