112-2019 - page 9

9
Gần 1.000 tấn cá bè đã chết trên
sông La Ngà
Theo thống kê mới nhất của cơ quan chức năng
địa phương, tổng sản lượng cá chết tại các bè cá trên
sông La Ngà đến nay đã lên đến gần 1.000 tấn. Cụ
thể, xã La Ngà có 40 hộ bị thiệt hại tổng cộng gần
428 tấn cá; xã Phú Ngọc có 41 hộ thiệt hại 548,5
tấn cá. Cá chết chủ yếu là cá chép, cá lăng, cá diêu
hồng, cá mè..., phần lớn gần đến kỳ thu hoạch nên
thiệt hại nhiều hơn so với cùng kỳ năm ngoái.
Các hộ nuôi cá cho hay sau cơn mưa lớn kéo dài
từ tối 15 đến rạng sáng 16-5, cá nuôi ở hàng trăm
lồng bè của họ đột nhiên nổi đầu, ngửa bụng chết
hàng loạt. Các hộ nuôi cá đã lập tức mở máy sục khí
ôxy, cắt thả lồng bè trôi về phía hạ nguồn cầu La
Ngà… nhưng lượng cá chết vẫn tăng liên tục.
Hiện UBND huyện Định Quán đã có văn bản kiến
nghị UBND tỉnh, Sở TN&MT và các đơn vị liên
quan tích cực điều tra làm rõ nguyên nhân cá chết.
Trước đó, Chi cục Thủy sản Đồng Nai đã lấy mẫu
nước, cá chết đưa đi xét nghiệm.
Cùng thời điểm này năm ngoái, chỉ sau một cơn
mưa lớn, gần 2.000 tấn cá các loại của người dân đã
đồng loạt nổi lên chết trắng. Cơ quan chức năng xác
định nguyên nhân cá chết do thiên tai và UBND tỉnh
Đồng Nai đã hỗ trợ 129 hộ dân bị thiệt hại với số
tiền trên 12 tỉ đồng.
VŨ HỘI
Đà Nẵng: Nhiều nơi bị cắt nước tới
3 ngày
“Phía cấp nước nói đến 24 giờ ngày 18-5 có nước
trở lại mà qua ngày 21-5 rồi vẫn chưa có. Người
dân ở đây phải qua nhà người thân chỗ khác để
xin từng xô về sinh hoạt”. Sáng 21-5, ông Huỳnh
Văn Đàn (ngụ phường Nại Hiên Đông, quận Sơn
Trà, Đà Nẵng) bày tỏ bức xúc với PV
Pháp Luật
TP.HCM
như trên.
Gần đó, anh Hồng tay cầm ống nước, tay cầm
xô hứng từng giọt để dành nấu ăn. Theo anh Hồng,
tối 20-5 có xe bồn của Xí nghiệp cấp nước Sơn
Trà đến cấp nước lưu động, nhiều người dân mang
xô chậu ra chen lấn, thậm chí gây gổ với nhau để
giành nước. “Thấy bà con bức xúc đủ kiểu, người
của nhà máy nước mở luôn van cứu hỏa để bà con
lấy nước. Nhưng nước đục quá, lẫn cả rác nữa nên
chỉ có thể dội nhà vệ sinh, không dùng sinh hoạt
được” - anh Hồng nói.
Tại phường Mân Thái, từ hôm 20-5, Xí nghiệp
cấp nước Sơn Trà bố trí bồn nhựa tại trụ sở UBND
phường để bà con lấy nước nhưng không thể đáp
ứng đủ nhu cầu. Bà Phạm Thị Thương (ngụ phường
Mân Thái) đi hỏi mua thùng nước tinh khiết loại 20
lít để về nấu ăn nhưng loại này cũng cháy hàng, chỉ
mua được loại bình 5 lít. Một số khu vực phường
Thọ Quang, quận Sơn Trà cũng trong cảnh tương
tự.
Trao đổi ông Hồ Hương, Tổng Giám đốc Công
ty Cổ phần Cấp nước Đà Nẵng (Dawaco), cho
hay toàn TP đã khôi phục được gần 95% lượng
nước. Lý do đến 24 giờ ngày 18-5 việc cấp nước
sinh hoạt tại Đà Nẵng chưa trở lại bình thường là
do Nhà máy nước Cầu Đỏ chỉ sản xuất được gần
300.000 m
3
nước/ngày, trong khi nhu cầu cả dự trữ
và sử dụng hằng ngày trên toàn TP (chưa tính các
khách sạn) tăng lên đến 560.000 m
3
nên không thể
cung cấp đủ.
Theo ông Hương, đơn vị đang điều tiết van nước
theo hướng chuyển nước từ khu vực áp lực mạnh
sang khu vực áp lực yếu. Nhưng việc điều tiết này
phải từ từ để tránh xáo trộn cuộc sống người dân.
“Cuối tháng 5, chúng tôi sẽ vận hành thử nghiệm
hệ thống nâng cấp Nhà máy nước Cầu Đỏ thêm
60.000 m
3
. Hy vọng hệ thống này sẽ cung cấp
lượng nước ổn định hơn cho TP” - ông Hương nói.
Như
Pháp Luật TP.HCM
đã thông tin, từ 13 giờ
đến 17 giờ ngày 18-5, Dawaco cúp nước toàn TP
để thực hiện đấu nối hệ thống điện và mạng lưới
đường ống cho dự án nâng công suất Nhà máy
nước Cầu Đỏ. Sau ba ngày hoàn thành việc này,
một số khu vực tại Đà Nẵng vẫn chưa có nước hoặc
áp lực nước yếu như trên.
TẤN VIỆT
G.TUỆ -H.DƯƠNG-V.LONG
T
rưa 21-5, khu vực trạm
thu phí T2 BOT quốc lộ
(QL) 91 (thu phí hoàn vốn
cho dự án BOT tuyến QL91
và 91B, hướng từ An Giang
đi Cần Thơ - Kiên Giang) xảy
ra ùn tắc. Một số tài xế xe tải
mang biển kiểm soát của tỉnh
An Giang và TP.HCM đã đến
đậu tại ba làn thu phí của trạm
T2 BOT (hướng từAn Giang
đi TP Cần Thơ) khiến các xe
phía sau không thể lưu thông.
Đến gần 14 giờ, sau khi cơ
quan chức năng kiên trì vận
động, các xe này mới rời đi.
Đi 300 m, đóng phí
cả tuyến
Theo các tài xế phản đối,
họ đi từ tỉnh An Giang qua
ngã ba Lộ Tẻ rồi lên cầu Vàm
Cống, chỉ sử dụng vài trămmét
QL91 nhưng phải trả phí cho cả
tuyến đường. Số tiền phí BOT
phải bỏ ra còn cao hơn vé qua
phà Vàm Cống trước đây. Do
quá vô lý nên họ không đồng
ý mua vé qua trạm.
Ông Trần Lê Trần (ngụ
phường Mỹ Hòa, TP Long
Xuyên, An Giang) cho biết
không hài lòng về vị trí đặt
trạm thu phí BOTT2: “Đây là
trạm thu phí cho một dự án ở
Cần Thơ nhưng lại ảnh hưởng
lớn đến người dân An Giang.
Nếu đi trên tuyến đường này
qua Cần Thơ thì chúng tôi sẵn
sàng trả phí, không ý kiến gì.
Nhưng khi đi về Kiên Giang,
xe tôi chỉ chạy vài trăm mét
QL91 nhưng lại phải đóng phí
cho cả tuyến đường”.
Ông Châu Việt Long, Giám
đốc Công ty TNHHChâuViệt
Long, chủ đầu tư chợ đầu
mối hải sản TP Long Xuyên,
cho rằng trạm thu phí BOT
T2 phải dời xuống phía dưới
ngã ba Lộ Tẻ - Rạch Giá mới
hợp lý. “Những xe thủy sản ở
chợ tôi hằng ngày vận chuyển
hàng hóa xuống Kiên Giang
rất nhiều đều phải đi qua trạm
này. Nhưng điều bất hợp lý là
xe đi có 300 m nhưng phải trả
phí toàn tuyến. Ai phản ứng
thì trạm cho “thẻ thông hành”
không tốn phí, kiểu như thu
được ai thì thu vậy” - ông
Long nói.
Xe đi từ tỉnh An
Giang qua ngã ba Lộ
Tẻ rồi lên cầu Vàm
Cống, chỉ sử dụng
vài trămmét QL91
nhưng phải trả phí
cho cả tuyến đường.
Họa đồ vị trí trạmT2.
Đồ họa: G.TUỆ
Trong ngày 21-5, chúng tôi đã liên hệ qua điện thoại với ông
Nguyễn Nhật, Thứ trưởng Bộ GTVT, để hỏi về bất cập trên và
việc phản ứng của giới tài xế. Ông Nhật cho biết đã nắmđược
vấn đề này và đang chỉ đạo giải quyết.
“Vấnđề trạmT2 chúng tôi đãnắmvà lường trướcđược sựviệc
này từ trước khi thông xe cầuVàmCống. Bộ đang xem xét các
giải pháp để giải quyết rốt ráo”- Thứ trưởng Nguyễn Nhật nói.
Có cầu Vàm Cống,
trạm T2 quốc lộ 91
lại bị phản ứng
Nhiều tài xế cho rằng họ chỉ sử dụng đoạn đường BOT chưa tới 300m
mà phải trả tiền vé cho toàn tuyến là vô lý.
Đã được phản ánh
từ lâu
Năm2017,
PhápLuậtTP.HCM
từng có bài
“Thêm trạm BOT
bị phản ứng ởmiền Tây”
, phản
ánh sự bất hợp lý của trạm
thu phí T2 đặt tại Km 50+050
QL91, đoạn qua khu vực Thới
Hòa 1, phường Thới Thuận,
quận Thốt Nốt, TP Cần Thơ.
Cụ thể, dựáncải tạo, nângcấp
QL91 đoạn thuộc địa phận TP
Cần Thơ được thực hiện theo
hình thức hợp đồng BOT. Dự
án do liên doanhTổng Công ty
Phát triển KCN (Sonadezi) và
Công ty CP Phát triển Cường
Thuận Idico (được Bộ GTVT
chỉ định) làm nhà thầu. Đầu
năm 2016, dự án hoàn thành
và trạm thu phí T1 được đặt tại
Km16+905QL91để hoànvốn.
Songsongđó, giữanăm2015,
cũng liên doanh Sonadezi và
Công ty Cường Thuận Idico
khởi công dự án tăng cường
15 kmmặt đường QL91B theo
hình thức BOT. Cuối năm
2016, khi dự án này hoàn tất,
Bộ GTVT có quyết định lập
trạm thu phí T2 thuộc khu
vực Thới Hòa 1, phường Thới
Thuận, quận Thốt Nốt.
Tổng mức đầu tư hai dự án
nâng cấp QL91 và QL91B nói
trên là 1.720 tỉ đồng, thời gian
thu phí là 23 năm năm tháng.
Mức phí ở hai trạm này thấp
nhất 35.000 đồng, cao nhất
200.000 đồng/lượt xe.
Điểm bất hợp lý ở đây là
chủ đầu tư đặt trạm T2 ở cuối
QL91 ngay sát nút giao của
QL80 từ Kiên Giang lên. Do
vậy, xe đi từQL80 đi vào Long
Xuyên (An Giang) bắt buộc
phải nộp phí dù chỉ sử dụng
một đoạn ngắn trên tuyến nối
BOT. Ở chiều ngược lại, xe từ
TP.HCM qua phà Vàm Cống
(bây giờ qua cầu Vàm Cống)
hoặc xe ở An Giang muốn đi
ra QL80 để về Vĩnh Thạnh
(Cần Thơ), Rạch Giá (Kiên
Giang) cũng phải mua vé cho
suốt tuyến BOT…
Trước những bất hợp lý nói
trên, đầu tháng 6-2017, Thứ
trưởngBộGTVTNguyễnNhật
đã ký công văn giao nhà đầu
tư, doanh nghiệp dự án phối
hợp với cơ quan liên quan chỉ
đạo rà soát, khảo sát, đề xuất
phương án di dời trạmT2, sớm
báo cáo Bộ GTVT xem xét.
Tới đầu tháng 12-2017, trong
buổi làmviệc với lãnh đạo tỉnh
An Giang, Thủ tướng Nguyễn
Xuân Phúc đã giao cho Bộ
GTVT chủ trì, phối hợp với
các bộ, cơ quan và địa phương
có liên quan kiểm tra, đánh giá
để có đề án đặt trạm BOT T2
phù hợp nhất trước khi khánh
thành cầu Vàm Cống.
Tuy nhiên, tới nay chủ đầu
tư chỉ xác định danh sách đối
tượngmiễn, giảmphí qua trạm
T2, còn việc dời trạm thì không
được cơ quan nào nhắc tới.•
TrạmBOT tuyến
quốc lộ 91 và 91B.
Ảnh: GIA TUỆ
Đ
1,2,3,4,5,6,7,8 10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook