125-2019 - page 3

3
nói như thế là không được,
xúc phạm đến tín ngưỡng
và tôn giáo là không được”.
Sau đó, Bộ trưởng Thiện
trả lời rằng việc thương mại
hóa các công trình tâm linh,
lợi dụng tâm linh để thu lời
bất chính, thực hiện các hành
vi mê tín dị đoan là hành vi
vi phạm pháp luật, cần phải
lên án và xử lý theo quy định
của pháp luật. Ông cho biết
Bộ VH-TT&DL là cơ quan
quản lý nhà nước về văn
hóa, du lịch, liên quan đến
văn hóa thì thực hiện nếp
sống văn minh. Còn quản
lý về tôn giáo, chùa thuộc
về Bộ Nội vụ.
“Về khía cạnh quản lý nhà
nước của mình, tôi chưa có
thông tin nào liên quan đến
sự đóng góp của các quan
chức khi xây dựng chùa như
ĐB Bộ nói” - ông Thiện cho
hay và đề nghị nếu có thông
tin gì, ĐB cung cấp cho QH
và các lãnh đạo Đảng, Nhà
nước để xử lý theo quy định
của pháp luật.
Chủ tịch QH nói thêm
ĐBQH khi chất vấn sẽ chịu
trách nhiệm về câu hỏi của
mình. “Bộ trưởng nói là chưa
có thông tin về việc quan
chức đóng góp xây dựng
chùa, đề nghị nếu ĐB có
thông tin chính xác thì cung
cấp để QH giám sát việc
này và các cơ quan quản lý
nhà nước xem có việc này
hay không, đồng thời xử lý
theo đúng quy định” - bà
Ngân nói.•
T.PHÚ-Đ.MINH-V.LONG
C
hiều 5-6, Quốc hội (QH)
đã chất vấn Bộ trưởng
BộVH-TT&DLNguyễn
Ngọc Thiện. Nhiều đại biểu
(ĐB) QH đặt vấn đề có hay
không chuyện làm “BOT
tâm linh”, quan chức góp
cổ phần xây chùa…
ĐB Nguyễn Mai Bộ (An
Giang) chất vấn: “Xin Bộ
trưởng cho biết quan điểm
thương mại hóa trong việc
xây dựng một số công trình
tâm linh, tôi tạm gọi là chùa
BOT. Ở đó có việc một số
quan chức đóng cổ phần
vào việc xây dựng chùa
BOT để kiếm lời khi công
trình đi vào hoạt động hay
không?”.
Điều hành phiên chất vấn,
trả lời chất vấn, Chủ tịch QH
Nguyễn Thị KimNgân nhắc:
“Tôi nói lại, không có khái
niệm chùa BOT đâu, chúng
ta đừng có lấy những công
trình tín ngưỡng, tôn giáo để
Theo Bộ trưởng
Thiện, việc thương
mại hóa các công
trình tâm linh, lợi
dụng tâm linh để thu
lời bất chính, thực
hiện các hành vi mê
tín dị đoan là hành
vi vi phạmpháp luật,
cần phải lên án và xử
lý theo quy định của
pháp luật.
Đại biểuQuốc hội Mai Văn Bộ đang chất vấn Bộ trưởngNguyễn
Ngọc Thiện về thông tinmột số quan chức đóng cổ phần vào việc
xây dựng chùa BOT... Ảnh: QH
Sáng 5-6, giải trình trước Quốc
hội về công tác quản lý lĩnh vực xây
dựng, Phó Thủ tướng Trịnh Đình
Dũng khẳng định Chính phủ sẽ chỉ
đạo thực hiện các giải pháp chấm
dứt tình trạng điều chỉnh quy hoạch
tùy tiện theo lợi ích của doanh
nghiệp, tình trạng quy hoạch treo,
dự án treo khiến người dân bức
xúc…
“Dư luận xã hội, cử tri và đại biểu
Quốc hội đang rất bức xúc về tình
trạng điều chỉnh quy hoạch chạy
theo nhà đầu tư, điều chỉnh tùy
tiện: Nâng tầng cao, nâng mật độ
xây dựng làm gia tăng dân số, giảm
không gian công cộng… gây quá
tải lên hệ thống hạ tầng, ảnh hưởng
nghiêm trọng đến cuộc sống của
người dân, gây bức xúc trong dư
luận” - Phó Thủ tướng nhấn mạnh.
Để khắc phục, chấm dứt tình
trạng này, Phó Thủ tướng cho hay:
“Chính phủ sẽ yêu cầu Bộ Xây
dựng, các địa phương cho thanh
tra, kiểm tra, rà soát các quy hoạch
điều chỉnh, xem xét xử lý nghiêm
với các quy hoạch điều chỉnh tùy
tiện, không đáp ứng yêu cầu về
quy chuẩn, tiêu chuẩn quy hoạch
và không đảm bảo cảnh quan kiến
trúc theo đúng quy định pháp luật”.
Cùng với đó là cho dừng thực hiện
với các quy hoạch điều chỉnh vi
phạm quy chuẩn, tiêu chuẩn đang
thực hiện hoặc chưa thực hiện…
Đối với các dự án treo, quy hoạch
treo gây bức xúc dư luận, khiến
người dân khốn khổ “đi không được,
ở không xong”, Phó Thủ tướng cũng
chỉ rõ nguyên nhân của thực trạng
này do: Chất lượng quy hoạch thấp,
thiếu tính dự báo, chưa gắn với việc
thực hiện, công tác quản lý yếu kém,
tình trạng cấp phép dự án tràn lan,
không phù hợp thực tế, lựa chọn nhà
đầu tư năng lực yếu... Thời gian tới
Chính phủ sẽ chỉ đạo các bộ, ngành,
địa phương chấn chỉnh, thực thi các
giải pháp để chấm dứt tình trạng này.
T.PHÚ - Đ.MINH
Chưa nhận tin cán bộ
“hùn vốn” xây chùa
Bộ trưởng Bộ VH-TT&DLNguyễnNgọcThiện cho hay ông chưa nhận
thông tin liên quan đến sự đóng góp nào của các quan chức khi xây
dựng chùa như đại biểuQuốc hội nêu ra ở phiên chất vấn chiều 5-6.
ÔngĐoànNgọcHải
trướchết“phảichấphành
phâncôngcủa tổchức”
Bên hành lang Quốc hội sáng 5-6, đại biểu Quốc
hội Nguyễn Thị Quyết Tâm, cựu Phó Bí thư Thành
ủy TP.HCM, đã trao đổi với báo chí xoay quanh việc
ông Đoàn Ngọc Hải, nguyên Phó Chủ tịch UBND
quận 1, xin từ chức ngay sau khi được bổ nhiệm làm
phó tổng giám đốc Tổng Công ty Xây dựng Sài Gòn
TNHH Một thành viên.
Bà Nguyễn Thị Quyết Tâm cho biết mặc dù đây là
quyết định cá nhân của ông Hải nhưng bà “rất ngạc
nhiên” và thấy “khó hiểu” đối với ứng xử của một
cán bộ, đảng viên.
“Đây là ứng xử với tổ chức, đưa ra công luận như
vậy làm cho người dân rất khó hiểu về công tác
cán bộ của mình. Không phải việc gì tổ chức làm
cũng phải đi nói hết cho người dân nghe được, vì có
những vấn đề nội bộ. Cho nên trong một chừng mực
nào đó, ứng xử đó thiếu tôn trọng với tổ chức và tự
bản thân mình thiếu tôn trọng bản thân mình. Bởi
vì nói cho cùng, muốn người ta tôn trọng, đánh giá
đúng được mình thì trước hết phải tôn trọng mình và
phải có ứng xử chuẩn mực” - đại biểu Tâm nói.
Theo bà Tâm, trong quá trình điều động, phân
công ông Hải, những địa chỉ có trách nhiệm đã
nhiều lần trao đổi trực tiếp với ông. “Chúng tôi cũng
phân công các đồng chí có trách nhiệm gặp gỡ, trao
đổi và cũng có cân nhắc đến môi trường mới, phân
công làm sao để anh Hải có thể phát huy được năng
lực, sở trường của mình. Tôi nghĩ cách làm công tác
cán bộ đã rất thấu đáo để vẫn phát huy được sự nhiệt
thành của cán bộ, sở trường của cán bộ” - bà Tâm
nói thế và cho rằng: “Điều trước tiên và quan trọng
là cán bộ, đảng viên phải chấp hành quyết định của
tổ chức. Còn vấn đề khiếu nại, tâm tư, nguyện vọng
như thế nào thì tổ chức sẽ xem xét”.
Cũng trao đổi với báo
giới về vấn đề này, Bộ
trưởng Nội vụ Lê Vĩnh
Tân cho hay: Phân công
việc cho cán bộ là thuộc
thẩm quyền của cơ quan
quản lý cán bộ, dựa theo
vị trí việc làm. “Còn anh
ấy có nguyện vọng, xin
chuyển hay gì đó thì là
phần cá nhân. Nhưng
quyền quyết định cuối
cùng vẫn là do cơ quan
quản lý cán bộ người ta làm, dựa vào năng lực, sở
trường, trình độ và yêu cầu công tác của cơ quan.
Vậy nên tôi nghĩ giờ anh Hải (là cán bộ, đảng viên)
phải chấp hành phân công của tổ chức đã, vì đó là
nguyên tắc, sau đó có nguyện vọng thế nào thì trình
bày lại” - ông Tân nhấn mạnh.
Ông Tân cũng cho hay cán bộ, đảng viên không
thực hiện nhiệm vụ được phân công thì xử lý theo
quy định của Đảng, Nhà nước. “Nhưng đương nhiên
cơ quan sử dụng cán bộ phải xét đến nguyện vọng của
người ta nữa. Còn việc của cán bộ là phải chấp hành
việc Đảng, Nhà nước phân công” - ông Tân nói.
Trước đó (ngày 4-6), trao đổi với báo chí, Chủ
tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong khẳng
định việc điều động, bổ nhiệm nhiệm vụ mới đối với
ông Đoàn Ngọc Hải đã tuân thủ đúng quy trình năm
bước theo quy định và căn cứ vào nghiệp vụ chuyên
môn của cán bộ.
“Anh Hải có nghiệp vụ kế toán, từng là trưởng
Phòng Kinh tế nên việc điều động về giữ chức phó
tổng giám đốc phụ trách kinh doanh thuộc Tổng
Công ty Xây dựng Sài Gòn TNHH Một thành viên
là phù hợp” - ông Phong nói.
Theo ông Phong, trong quá trình xem xét, lãnh
đạo UBND TP.HCM đã nhiều lần gặp gỡ, lắng nghe
ý kiến và nguyện vọng của ông Hải cũng như căn cứ
vào nhu cầu thực tế của địa phương.
“Trong một cuộc họp kiểm điểm, anh Hải bày tỏ
sẵn sàng về công tác ở huyện Cần Giờ nhưng UBND
TP.HCM không có cơ sở xem xét vì UBND huyện
Cần Giờ đã đủ các phó chủ tịch” - ông Phong nói.
TRỌNG PHÚ - VIẾT LONG
khóa XIV -
ThứNăm6-6-2019
BộtrưởngNộivụLêVĩnhTân
trảlờibáochíbênhànhlang
Quốc hội. Ảnh: PV
Sẽ xử nghiêm việc điều chỉnh quy hoạch tùy tiện
Một trongnhữngnội dungđược cácĐB lên
án tại phiên chất vấn Bộ trưởng VH-TT&DL
là vấn nạn mê tín dị đoan tại chùa chiền, tuy
nhiên chế tài xử lý đối với hành vi này là chưa
tương xứng. Dẫn chứng vụ chùa Ba Vàng
(Quảng Ninh), ĐB Nguyễn Lệ Thủy (Bến Tre)
chất vấn:“Cử tri cho rằng việc xử phạt hành vi
tuyên truyềnmê tín dị đoan tại chùa BaVàng
là quá nhẹ so với tính chất, mức độ hành vi
vi phạm và những tác động đối với xã hội.
Xin hỏi Bộ trưởng, mức độ xử phạt vi phạm
hành chính hiện nay đối với các hành vi này
đã đủ tính răn đe chưa? Bộ có biện pháp gì
để chống tái diễn tình trạng trên ở chùa Ba
Vàng và các cơ sở tâm linh khác?”.
Trả lời câu hỏi này, Bộ trưởng Thiện cho
rằng sự việc ở chùa BaVàng làmột việc làmvi
phạm luật pháp, vừa ảnh hưởngđếnđạođức,
lối sống và văn hóa, cần phải lên án, cần phải
xử lý. Đối với việc UBND TP Uông Bí (Quảng
Ninh) ra quyết định xử phạt vi phạm hành
chính về hành vi vi phạm nếp sống văn hóa
với bà Phạm Thị Yến mức phạt 5 triệu đồng,
ông Thiện cho hay đây là mức phạt cao nhất
theo quy định. Ông Thiện cho rằng cần phải
tăng hình thức xử phạt cao hơn và đặc biệt
càng phải lên án, phê phán những hành vi
phản văn hóa, phi đạo đức.“Tôi nghĩ kết hợp
cả hai việc vừa xử phạt, vừa giải quyết dư luận
xã hội thì sẽ tốt hơn” - ông nói.
Nóng vụ chùa Ba Vàng
1,2 4,5,6,7,8,9,10,11,12,13,...16
Powered by FlippingBook