125-2019 - page 8

8
Đô thị -
ThứNăm6-6-2019
hẹp quá, chỉ cần vài chiếc
xe buýt, ô tô đi lên là cầu bị
choán gần hết. Xe máy như
chúng tôi cũng đành len lỏi
để nhích từng chút một mới
thoát qua đoạn lô cốt trên
cầu. Thực sự tôi không biết
đi đường nào nữa”.
Cao ốc mọc nhanh
như nấm
Theo ghi nhận của PV, một
trong những nguyên nhân dẫn
tới tình trạng kẹt xe cục bộ là
do cầu Kênh Tẻ đang được thi
công mở rộng làn xe qua cầu
chính, mỗi bên thêm 1 m để
mặt cầu rộng 16,5 m. Đồng
thời mở rộng phần cầu dẫn
thêm mỗi bên 0,3 m để mặt
cầu dẫn rộng 15,1 m. Do đó
mặt cầu tạo thành một nút thắt
cổ chai khiến hàng ngàn xe
phải chờ nhau chui qua nút
thắt này mới qua được cầu
Kênh Tẻ.
Cạnh đó, dọc đườngNguyễn
Hữu Thọ, gần cầu Kênh Tẻ
hướng quận 7 đang tập trung
dày đặc các tòa cao ốc, trung
tâm thương mại, chung cư với
Tình trạng kẹt xe trên đườngNguyễn Tất Thành thường xuyên diễn ra. Ảnh: Đ.TRANG
Gian nan tìm đường ra vào khu N
ĐÀOTRANG
N
gười dân sống tại khu
vực quận 7, Nhà Bè
nhiều lần phản ánh hai
tuyến đường độc đạo từ phía
Nam vào trung tâm TP nhanh
nhất hiện nay là cầu Kênh Tẻ
và đường Nguyễn Tất Thành
thường xuyên rơi vào trạng
thái quá tải. Thực trạng đó
kéo dài đã nhiều năm nay
khiến người dân hằng ngày
phải “chơi trò vượt chướng
ngại vật” khi cho xe nhích
từng chút để qua hai tuyến
đường này, đặc biệt là vào
các giờ cao điểm.
Đường nào cũng kẹt
Để vào được trung tâm TP,
người dân quận 7, huyện Nhà
Bè phải di chuyển qua hai trục
chính là Nguyễn Hữu Thọ -
cầu Kênh Tẻ - đường Khánh
Hội và trục Huỳnh Tấn Phát
- cầu Tân Thuận - Nguyễn Tất
Thành. Bên cạnh đó, người
dân khu vực này cũng có thể
lựa chọn đường Phạm Hùng
kết nối với quận 5.
Song trên thực tế các hướng
đi nói trên đều bế tắc cả đường
ra lẫn đường vào bởi tuyến
nào cũng kẹt xe nghiêm trọng
trong giờ cao điểm.
Theo ghi nhận thực tế của
PV, trong các giờ cao điểm
khoảng từ 6 giờ đến 9 giờ
và khoảng 17 giờ đến 20 giờ
mỗi ngày, hướng từ quận 4
sang quận 7, hàng loạt xe
máy, ô tô xếp hàng dài trên
đường Khánh Hội để rồi sau
đó nhích từng chút một để
lên cầu Kênh Tẻ. Phía đường
Hoàng Diệu là một hàng dài ô
tô, xe máy khác đang chờ đến
lượt để vào đường Khánh Hội.
Ở hướng ngược lại, phía đầu
cầu quận 7 cũng có hàng xe
kéo dài đến giao lộ Nguyễn
Thị Thập - Nguyễn Hữu Thọ
đang chờ lên cầu.
Anh Tuấn Lưu (người dân
quận 1) cho hay anh làm ở
quận 7 nên hằng ngày phải
đi về trên tuyến đường này.
“8 giờ tôi mới làm việc mà
phải đi vào lúc 6 giờ 30,
trong khi quãng đường chỉ
khoảng 5 km. Mỗi sáng tôi
đều định sẵn là sẽ kẹt xe nên
thường đi sớm nhưng cũng
có thể ai cũng có suy nghĩ
giống tôi nên mới 6 giờ 30
đường đã kẹt cứng như thế
này đây” - anh Tuấn Lưu
ngao ngán nói.
Một bảo vệ điều tiết công
trình khu vực này cho hay:
“Chúng tôi phải điều tiết 24/24
giờ ở đây, nếu không các ô tô
chen chân nhau thì cầu Kênh
Tẻ coi như thất thủ. Tôi nghe
đâu dự kiến tháng 7 sẽ nâng
cấp xong cây cầu này, còn có
hết kẹt xe nữa hay không thì
tôi cũng không dám chắc”.
Dân không biết
đi đường nào
Ở hướng Nhà Bè vào trung
tâm TP, người dân sẽ theo
trục đường Huỳnh Tấn Phát
- cầu Tân Thuận - Nguyễn
Tất Thành. Trục đường chỉ
dài 2,5 km nhưng người dân
cho biết nhiều khi họ phải
mất cả tiếng đồng hồ mới
vượt qua được.
Theo ghi nhận của PV, tuyến
đường này tuy nhỏ nhưng có
nhiều xe buýt, xe tải cỡ lớn
lưu thông vào giờ cao điểm
nên tình trạng ùn tắc thường
xuyên xảy ra.
Vừa thoát ra được khu vực
kẹt xe, anh Nguyễn Ngọc
Anh (ngụ Huỳnh Tấn Phát,
quận 7) chia sẻ: “Tôi chuyển
về quận 7 cách đây sáu năm,
lúc đó đường khá vắng vẻ
và gần như chúng tôi không
dám đi lại về đêm. Về sau,
hàng loạt dự án bất động sản
ở khu vực quận 7 mọc lên,
đường sá dần đông đúc và
tình trạng kẹt xe bắt đầu xảy
ra. Nhưng ít ai biết rằng đến
nay con đường lại trở thành
nỗi ám ảnh của người dân
khi di chuyển vào trung tâm
TP và ngược lại”.
Theo anhNgọcAnh, đáng lẽ
người dân thường chỉ mất 10
phút để vào trung tâm TP thì
đến nay mất ít nhất nửa tiếng,
thậm chí cả giờ đồng hồ để đi
qua đoạn đường ngắn. “Chẳng
còn cách nào khác, tôi đành
phải đi làm sớm hơn và về
muộn hơn để tránh những cơn
ác mộng kẹt xe” - anh Ngọc
Anh bức xúc nói.
Tương tự, chị Đào Thị Trà
(ngụ huyện Nhà Bè) chia sẻ:
“Để đi vào TP thì người dân
quận 7, Nhà Bè đành phải đi
vào Nguyễn Hữu Thọ hoặc
Nguyễn Tất Thành cho nhanh
nhưng có lẽ đây lại là hai
con đường mất nhiều thời
gian nhất. Vượt qua điểm kẹt
Nguyễn Hữu Thọ - Nguyễn
Văn Linh đã bở hơi tai thì
tiếp tục chịu nỗi khổ qua
cầu Kênh Tẻ. Cầu nhỏ và
Trục đường chỉ dài
2,5 km nhưng người
dân cho biết nhiều
khi họ phải mất cả
tiếng đồng hồ mới
vượt qua được.
Năm2018,PhóChủ tịchUBND
TP.HCM Trần Vĩnh Tuyến đã
chấp thuận chủ trương đầu tư
xây dựng đường trục Bắc-Nam
theo hình thức đối tác công tư
- PPP như đề xuất của Sở GTVT
TP.HCM. Việc xây dựng trục này
sẽ góp phần “giải cứu” cảnh ùn
tắc giao thông khi mà mật độ
dân cư khu vực phía Nam TP
hiện tăng gấp hàng chục lần
so với 10 năm trước.
Tiêu điểm
Người dân khu vực quận 7, huyệnNhà Bè (TP.HCM)
thường phải mất hàng giờ để vượt qua cầu Kênh Tẻ và
đường Nguyễn TấtThành để ra vào trung tâmTP.
Cuối năm 2016, UBND TP chấp thuận chủ trương đầu tư
xây cầu Nguyễn Khoái. Theo đó, công trình có tổng chiều dài
khoảng 1.000 m, phần cầu dài 346 m, rộng 22,5 m với tổng
kinh phí khoảng 1.250 tỉ đồng. Tuy nhiên, đến nay dự án cầu
Nguyễn Khoái vẫn chưa được triển khai.
Dự án cầu Kênh Tẻ 2 đã có trong quy hoạch giao thông
TP.HCM được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt năm 2007 và có
điều chỉnh năm 2013. Dự án đã xác định là phải làm để phát
triển trục giao thông Bắc-Nam. Dự án này bắt đầu từ đường
Hoàng Diệu nơi chân cầu Ông Lãnh đến vòng xoay Tôn Đản và
Vĩnh Hội (quận 4), sau đó cầu sẽ vượt đường Tôn Thất Thuyết
băng qua KênhTẻ rồi nối vào đường LêVăn Lương (quận 7).Tuy
nhiên, đến nay cầu này vẫn chưa được triển khai.
6 tháng, một quận xử phạt gần 8.500
vi phạm trật tự đô thị
Ngày 5-6, Ban Chỉ đạo 197 quận Cầu Giấy, Hà Nội tổ
chức hội nghị sơ kết công tác sáu tháng đầu năm 2019 và
triển khai nhiệm vụ những tháng cuối năm.
Theo báo cáo, trong sáu tháng đầu năm, các lực
lượng chức năng quận đã tiến hành xử phạt 8.460
trường hợp vi phạm trật tự đô thị, phạt tiền hơn 4,5 tỉ
đồng. Trong đó, vi phạm nhiều nhất là về nón bảo hiểm
là 3.958 trường hợp; 3.139 trường hợp dừng đỗ, để
phương tiện sai quy định...
Qua kiểm tra, lực lượng chức năng cũng tạm giữ 29 ô tô,
1.965 bộ giấy tờ, 830 đồ vật khác, giải tỏa 578 bục bệ, cầu
dẫn, 453 mái che, mái vẩy. Đặc biệt, quận Cầu Giấy đã giải
tỏa, sắp xếp 13 chợ xanh, chợ cóc trên địa bàn. Tham gia
cắm chốt tại các địa bàn trọng điểm để đảm bảo trật tự an
toàn giao thông, trật tự công cộng.
Ông Trần Việt Hà,
Phó Chủ tịch UBND
quận Cầu Giấy, cho
biết thời gian qua,
công tác kiểm tra,
xử lý vi phạm về
trật tự an toàn giao
thông, trật tự đô thị,
các bãi trông giữ xe
vi phạm được triển
khai quyết liệt và
đồng bộ, được người
dân ủng hộ và tích
cực tham gia.
Tuy nhiên, nhiều
dự án đã, đang và chuẩn bị triển khai tạo ra những phức
tạp trong việc giải phóng mặt bằng. Việc quản lý các
bãi xe không phép, sai phép, các kho bãi, nhà xưởng
không đảm bảo sẽ tác động ảnh hưởng đến tình hình giữ
gìn an ninh trật tự, trật tự giao thông, trật tự đô thị trên
địa bàn.
T.PHAN
Cần Thơ bàn giải pháp bảo vệ
gần 130.000 con heo trước dịch tả
Ngày 5-6, UBND TP Cần Thơ và Ban Chỉ đạo phòng,
chống bệnh dịch tả heo châu Phi trên địa bàn TP Cần Thơ
đã có cuộc họp bàn giải pháp bảo vệ đàn heo tại Cần Thơ.
Ông Nguyễn Thanh Dũng, Phó Chủ tịch UBND TP Cần
Thơ, nhấn mạnh: “Yêu cầu hai trạm kiểm dịch động vật
của TP và các chốt kiểm dịch duy trì hoạt động 24/24 giờ,
đảm bảo đủ lực lượng trực. Các ngành chức năng tăng
cường kiểm tra việc mua bán, nhất là các điểm giết mổ,
giải quyết dứt điểm giết mổ lậu. Không để xảy ra điểm
giết mổ lậu trên địa bàn.
Đại diệnUBNDquận CầuGiấy thông tin
về kết quả xử lý vi phạmtrật tự đô thị
1,2,3,4,5,6,7 9,10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook