125-2019 - page 7

7
Pháp luật
&
cuộc sống -
ThứNăm6-6-2019
HẢI DƯƠNG
N
gày 5-6, kết thúc phần tranh
luận vụ Huỳnh Hữu Nhơn
kháng cáo kêu oan cho rằng
đang làm thuê ở Kiên Giang nhưng
bị cáo buộc đi cướp ở Hậu Giang,
TAND tỉnh Hậu Giang tuyên bố
nghị án kéo dài và tuyên án vào
ngày 10-6. Trước đó, xử sơ thẩm
TAND huyện Phụng Hiệp phạt
Nhơn bốn năm tù về tội cướp tài
sản và ra lệnh bắt giam ngay tại tòa.
Chưa giải đáp được
các câu hỏi
Quahaingàyxéthỏi,đạidiệnVKSND
tỉnh Hậu Giang phát biểu quan điểm
và đề nghị HĐXX hủy một phần
bản án sơ thẩm. VKS nhận định
vụ án trước đây từng bị tòa phúc
thẩm hủy án, yêu cầu điều tra lại.
Tuy nhiên, từ khi điều tra lại giai
đoạn hai cho đến phiên xét xử phúc
thẩm này thì lời khai của các nhân
chứng nhiều mâu thuẫn.
Cụ thể, lời khai của nhân chứng
bà Đặng Thị Mai, ông Lê Ba Dõng,
ông Nguyễn Văn Sơn và Nguyễn
Văn Tôn có nội dung hoàn toàn
trái ngược với quá trình điều tra
viên (ĐTV) lấy lời khai. Còn nhân
chứng Nguyễn Hoàng Nam, Phạm
Thị Thu Hương, Lê Minh Lương,
Dương Hoài Sơn thì giữ nguyên lời
khai giai đoạn từ khi xảy ra vụ án.
Cạnh đó, qua thẩm vấn công khai
tại tòa cho thấy ĐTV Trần Việt
Phương chưa làm tròn trách nhiệm
của mình trong việc thụ lý điều tra
vụ án. Câu hỏi của VKS đặt ra cũng
không được ĐTV giải đáp. “Hơn
nữa, trong hồ sơ vụ án có nhiều sai
phạm mà cấp phúc thẩm không thể
khắc phục được, cũng như còn nhiều
mâu thuẫn từ các lời khai, chưa đủ
căn cứ xác định Nhơn có phạm tội
cướp tài sản hay không” - đại diện
VKSND tỉnh nhận định.
Từđó,đạidiệnVKSđềnghịHĐXX
tuyên hủy một phần bản án sơ thẩm
để điều tra lại cho thật sự khách
quan, đúng người, đúng tội.
Luật sư (LS) bào chữa miễn phí
cho bị cáoNhơn đồng quan điểmvới
đề nghị hủy án sơ thẩm để điều tra
lại. LS còn cho rằng ĐTV có dấu
hiệu làmmất hồ sơ, cố tình tạo dựng
chứng cứ, hướng cung, dụ cung
bị cáo. Một số ĐTV không được
phân công nhưng vẫn tham gia lấy
lời khai với vai trò ĐTV và vụ án
không được VKS kiểm sát theo luật
định. Bản án sơ thẩm kết tội Nhơn
nhưng không căn cứ, chưa làm rõ
thời gian cướp, phương tiện gây án...
VKS nói điều tra viên chưa
tròn trách nhiệm
Quá trình xét xử bộc lộ nhiều tình tiết cho thấy căn cứ buộc tội bị cáo yếu ớt, nhiều chứng cứmâu thuẫn.
Bị cáoHuỳnhHữuNhơn và đại điện VKS tại tòa. Ảnh: HD
Ngoài ra, LS đề nghị HĐXX xem
xét, thay đổi biện pháp ngăn chặn,
cho Nhơn được tại ngoại trong quá
trình điều tra lại.
Đối đáp lại, đại diện VKS cho
rằng LS đã nêu một số vi phạm
nghiêm trọng tố tụng, một số sai
phạm của ĐTV trong quá trình thụ
lý vụ án. Nhưng LS cho rằng ĐTV
có dấu hiệu mớm cung, dụ cung,
cũng như tạo dựng chứng cứ và
đưa nhân chứng không có thật vào
thì chưa có căn cứ. Việc này phải
có quá trình điều tra làm rõ, nếu
sự việc có xảy ra thì sẽ được xử lý
theo quy định pháp luật.
Nhiều điểm chưa rõ
Nói lời sau cùng tại tòa, Nhơn
khóc và cho rằng mình bị oan, mong
HĐXX xét xử công tâm, khách quan
và trướcmắt chobị cáođược tại ngoại.
Trước đó phần xét hỏi các
nhân chứng Nam, Hương, Hoài
Sơn, Lương giữ nguyên lời khai
ban đầu khẳng định ngày xảy ra
vụ án Nhơn đang xuống mía ở
Kiên Giang chung với họ. Đối
với bản tường trình mà vợ chồng
bà Hương đưa ra, ông Lương và
ông Sơn khẳng định có nội dung
đúng với sự thật họ biết. Còn
nhân chứng là phạm nhân Rồi
thì tiếp tục khai mâu thuẫn với
phiên tòa sơ thẩm, thậm chí lời
khai buổi sáng cũng mâu thuẫn
với lời khai buổi chiều.
Quá trình xét hỏi, LS hỏi một ĐTV
trong vụ án là Phạm Văn Trung về
việc có mâu thuẫn trong việc xác
định phương tiện gây án. LS hỏi:
“Rồi khai sử dụng xe Wave cùng
Nhơn đi cướp nhưng tại sao cơ
quan điều tra lại xác định là chiếc
xe Dream mượn của Đặng”. ĐTV
Trung lý giải: “Do đặc điểm xe cũ
tàng và mỗi người có tư duy khác
nhau nên mới có sự mâu thuẫn đó.
Hơn nữa kết luận điều tra chỉ để là
chiếc xe cà tàng, cũ thôi chứ không
để Dream hay Wave”.
LS còn hỏi ĐTVTrung và Phương
về việc một số biên bản không có
tên ĐTV nhưng có chữ ký phía sau;
có lúc có tên ĐTV nhưng không
có chữ ký và không có chữ ký của
kiểm sát viên. Ngoài ra, biên bản
thực nghiệm hiện trường thì chỉ có
ngày, không có tháng. Trả lời, hai
ĐTV đều cho rằng đây là sơ xuất
trong quá trình điều tra.•
Cạnh đó qua thẩm vấn
công khai tại tòa cho
thấy ĐTV Trần Việt
Phương chưa làm tròn
trách nhiệm của mình
trong việc thụ lý điều tra
vụ án.
Làm mướn ở Kiên Giang, bị quy tội
cướp ở Hậu Giang?
Như
Pháp Luật TP.HCM
đã thông tin, theo hồ sơ, tháng 4-2016, TrầnVăn
Rồi gặp Nhơn chạy xe máy đi ngang qua rồi rủ nhau cướp giật. Cả hai đã
giật túi xách bên trong có 1,35 triệu đồng của anh Ngân bán vé số và bỏ
chạy. Nhơn chia cho Rồi 300.000 đồng, còn lại giữ tiêu xài và mua ma túy
sử dụng. Công an huyện Phụng Hiệp đã bắt, khởi tố Nhơn và Rồi về tội
cướp giật tài sản. Tháng 10-2016, xử sơ thẩmTAND huyện phạt Nhơn bốn
nămtù, bị cáoRồi ba nămsáu tháng tù. Nhơn kháng cáo kêuoan, cho rằng
ngày xảy ra vụ ánmình đi chởmía thuê cho ông Nguyễn Hoàng Namở xã
An Minh Bắc, huyện U Minh Thượng, Kiên Giang, cách hiện trường hàng
trăm kilomet. Tháng 4-2017, TAND tỉnh Hậu Giang đã hủy một phần án sơ
thẩm về tội danh, hình phạt đối với Nhơn, yêu cầu điều tra lại.
Chiều 5-6, TAND TP.HCM đã tuyên án vụ buôn lậu 91
ô tô BMW liên quan đến Công ty Cổ phần Ô tô Âu Châu -
Euro Auto (từng là đơn vị phân phối chính hãng xe BMW
tại Việt Nam).
HĐXX tuyên phạt Nguyễn Đăng Thảo (cựu tổng giám
đốc Euro Auto) chín năm tù, Nguyễn Thị Minh Yến (cựu
trưởng phòng Kế hoạch, quản lý sản phẩm và phân phối
Euro Auto) năm năm tù và Trần Hải Đăng (cựu phó giám
đốc Công ty TNHH TM Dịch vụ giao nhận Việt Á, gọi tắt
là Công ty Việt Á) bảy năm tù cùng về tội buôn lậu.
Theo HĐXX, bị cáo Đăng làm giả 91 hóa đơn, giấy tờ để
Công ty Euro Auto làm thủ tục hải quan lô hàng. Mặc dù cho
rằng bản thân không hưởng lợi nhưng bị cáo phải chịu trách
nhiệm về hành vi của mình. Hồ sơ đủ căn cứ kết luận các bị
cáo đã làm giả hồ sơ nhập khẩu 91 ô tô để giảm giá lô hàng,
làm lợi bất chính cho Công ty Euro Auto hơn 6 tỉ đồng. Hành
vi của các bị cáo phạm vào tội buôn lậu và xâm phạm quy
định pháp luật về quản lý hàng hóa xuất nhập khẩu.
Tuy nhiên, HĐXX xét hành vi cũng như nhân thân các bị
cáo chỉ làm công ăn lương, không hưởng lợi, phạm tội giản
đơn, chỉ nhằm thông quan nhanh chóng lô hàng và khai báo
thành khẩn; hai bị cáo Thảo, Yến có hoàn cảnh gia đình khó
khăn; bị cáo Yến hiện nuôi con nhỏ dưới sáu tháng. Đặc biệt,
bị cáo Thảo là tốp 100 doanh nhân có nhiều đóng góp cho
cộng đồng nên HĐXX xem xét giảm nhẹ một phần hình phạt.
Đối với hành vi nhập khẩu 133 xe, xuất bán 23 xe năm
2012, Euro Auto sử dụng các hóa đơn do Đăng làm giả,
hiện CQĐT đã tách ra nên không xem xét trong vụ án này.
Các cán bộ hải quan cảng Sài Gòn trong quá trình tiếp
nhận hồ sơ được thực hiện thủ công nên không phát hiện
việc làm giả, việc kiểm tra hồ sơ được thực hiện đúng quy
định, đối chiếu hồ sơ chứng từ phù hợp với hàng hóa. Đối
với các cán bộ đăng kiểm, việc tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra
thực tế theo đúng quy trình, không biết các chứng từ làm
giả... như cáo trạng đã xác định là đúng nên HĐXX không
xem xét. HĐXX cùng tuyên buộc Công ty Euro Auto phải
nộp lại 60 tỉ đồng tương đương trị giá 91 ô tô đã nhập sau
khi đã khấu trừ đi số thuế đã nộp.
Như
Pháp Luật TP.HCM
đã thông tin, từ tháng
7-2007, Công ty Euro Auto ký hợp đồng với Công ty
BMW AG của Cộng hòa Liên bang Đức để làm đại lý
nhập khẩu và phân phối chính thức ô tô BMW, Mini
Cooper và Motorrad tại Việt Nam. Cho đến tháng
12-2016, Euro Auto ký 473 hợp đồng, nhập khẩu 9.353
ô tô BMW, Mini Cooper và Motorrad với tổng trị giá
gần 5.500 tỉ đồng. Để làm thủ tục nhập khẩu, Euro
Auto và Công ty Việt Á ký hợp đồng dịch vụ giao nhận.
Đăng là người trực tiếp làm thủ tục khai báo hải quan,
thông quan, giao nhận hàng hóa cho Euro Auto.
Trong năm 2013, Đăng làm giả 91 hóa đơn có giá trị thấp
hơn so với hóa đơn do Tập đoàn BMWAG phát hành và
các tài liệu, chứng từ khác, sau đó chuyển cho Yến trình
Thảo hoàn thiện hồ sơ khai báo hải quan để nhập khẩu 91
ô tô hiệu BMW. Thảo đại diện Công ty Euro Auto trực tiếp
ký các chứng từ, tài liệu giả hoàn thiện thủ tục nhập khẩu
91 xe có vai trò chính trong vụ án. Các bị cáo đã gây thiệt
hại cho Nhà nước hơn 6,45 tỉ đồng thuế các loại.
Ngoài ra, Thảo và chủ tịch HĐQT Euro Auto là Simon
Andrew Rock còn liên quan đến hành vi nhập khẩu 133
ô tô BMW năm 2016, xuất bán 23 xe khi chưa có quyết
định thông quan, nhập khẩu 81 xe BMW trong năm 2011-
2012 thông qua Công ty AAF (Hong Kong) trốn thuế
nhập khẩu khoảng 8 tỉ đồng. Hiện ông Simon Andrew
Rock và một số người liên quan đã xuất cảnh khỏi Việt
Nam nên cơ quan điều tra đã tách các hành vi trên để xử
lý sau.
HOÀNG YẾN
Tuyênánvụbuôn lậu91 siêuxeBMW
Tòa cho rằng cựu tổng giámđốc thuộc 100 doanh nhân có nhiều đóng góp cho cộng đồng nên được xemxét giảmmột phần hình phạt.
1,2,3,4,5,6 8,9,10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook