125-2019 - page 9

9
“Theo số liệu của Bộ NN&PTNT, mỗi năm ĐBSCL bị
mất khoảng 300 ha đất do sạt lở bờ sông, bờ biển. Thống
kê số diện tích đất đã mất trong 10 năm qua ở khu vực
này lên tới hơn 3.000 ha” - ông Tăng Quốc Chính, Vụ
trưởng Vụ Kiểm soát an toàn thiên tai (Tổng cục Phòng,
chống thiên tai, Bộ NN&PTNT), cho biết khi trả lời
Pháp Luật TP.HCM
.
. Phóng viên:
Nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng sạt
lở khu vực ĐBSCL ngày càng nghiêm trọng, thưa ông?
+ Ông
Tăng Quốc Chính:
Nguyên nhân chính là do
các hồ chứa thủy điện được xây
dựng với mật độ dày đặc dọc theo
sông Mê Kông, từ Trung Quốc
đến Myanmar, Lào, Thái Lan,
Campuchia. Hiện riêng tại dòng
chính sông Mê Kông có tổng số
19 hồ chứa thủy điện đã được quy
hoạch xây dựng. Trong đó có bảy
hồ chứa ở phía Trung Quốc đã hoàn
thành và một hồ đang xây dựng. Tại địa phận của Lào,
hiện cũng đang xây dựng hai hồ, dự kiến thời gian tới
Lào tiếp tục xây dựng hai hồ nữa. Còn trên dòng nhánh
sông Mê Kông, tổng số các hồ đã, đang và sẽ làm có 142
hồ. Hiện đã xây dựng được 50% trong tổng số 142 hồ đó.
. Các hồ chứa thủy điện sẽ gia tăng áp lực sạt lở ở
ĐBSCL như thế nào, thưa ông?
+ Các hồ chứa này sẽ ngăn lại lớp bùn cát chảy xuống
vùng hạ du. Mà chính lớp bùn cát này lại có tác dụng bồi
lấp, ngăn xói mòn xảy ra. Còn một nguyên nhân khác, đó
là tình trạng khai thác cát ở thượng lưu sông Mê Kông.
Với tốc độ xây dựng hồ chứa và khai thác cát như hiện
nay thì lượng bùn cát về ĐBSCL dự kiến đến năm 2040
sẽ giảm đi 97% so với giai đoạn trước năm 2007. Như
vậy xu thế thiếu hụt bùn cát là rất lớn.
Sông ít bùn cát lắng đọng kết hợp với tập quán sinh
sống lâu đời của người dân là dựng nhà sống ven sông
làm gia tăng tải trọng lên bờ sông, càng gây ra tình trạng
sạt lở. Hiện khu vực này có gần 600 điểm sạt lở, trong đó
có 59 điểm sạt lở đặc biệt cần phải xử lý cấp bách.
. Ngoài sạt lở, ĐBSCL cũng đang bị sụt lún nghiêm
trọng, mức độ cụ thể thế nào?
+ Theo tính toán của Viện Tai biến địa chất Na Uy, mỗi
năm ĐBSCL bị lún sụt khoảng 1-2 cm, cá biệt có chỗ lớn
nhất là 3 cm/năm. Khi lún sụt như vậy sẽ làm gia tăng
nguy cơ sạt lở bờ sông và xói lở bờ biển.
Vào tháng 2-2019, một nghiên cứu mới của ĐH
Utrecht (Hà Lan) cho biết khu vực ĐBSCL đang đối mặt
với một cuộc khủng hoảng vì tình trạng khai thác nước
ngầm bừa bãi dẫn đến nền đất bị sụt lún trong khi nước
biển lại không ngừng dâng lên. Nghiên cứu này đưa ra
dự báo nếu theo tốc độ sụt lún hiện tại thì vào khoảng
năm 2100, gần như toàn bộ vùng ĐBSCL của Việt Nam
sẽ bị chìm dưới mặt nước.
. Vậy theo ông phải làm thế nào mới tránh cho ĐBSCL
nguy cơ bị chìm?
+ Thật sự rất khó ép các quốc gia ở thượng nguồn
sông Mê Kông không xây dựng hồ chứa thủy điện vì đây
là công trình phục vụ kinh tế, xã hội của quốc gia đó.
Chúng ta chỉ có thể sử dụng các giải pháp kỹ thuật để
giảm thiểu lắng đọng bùn cát ở hồ. Ví dụ như xây dựng
những hệ thống để xả cát về hạ du. Tuy nhiên, giải pháp
này cũng chỉ giảm được phần nào.
Một giải pháp khác cũng đang được triển khai là xây
dựng quy hoạch ngành quốc gia, quy hoạch vùng, quy
hoạch tỉnh theo Luật Quy hoạch, trong đó chú trọng xây
dựng phương án chỉnh trị sông. Vạch ra tuyến chỉnh trị,
chỗ nào hẹp thì nới rộng để đảm bảo không gian thoát lũ.
Trên cơ sở quy hoạch chỉnh trị sông, chính quyền sẽ
đưa ra kế hoạch sơ tán dân trong khu vực sạt lở ra nơi an
toàn, đồng thời xây dựng cơ chế, chính sách để hỗ trợ hộ
dân di dời.
MAI HIỀN
Đà Nẵng hướng tới mục tiêu
“thành phố môi trường”
Báo cáo tại hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện đề án
“Xây dựng Đà Nẵng - TP môi trường” ngày 5-6, TP Đà
Nẵng cho biết qua 10 năm thực hiện đề án, cộng đồng
doanh nghiệp và các tổ chức, người dân TP đã có sự
chuyển biến tích cực từ nhận thức đến hành động cùng
tham gia bảo vệ môi trường. Trong 10 năm, TP cũng đã
đầu tư cho công tác bảo vệ môi trường 11.922 tỉ đồng,
gồm nhiều nguồn khác nhau (riêng ngân sách nhà nước
978 tỉ đồng).
Đến nay, 100% khu công nghiệp có hệ thống xử lý
nước thải tập trung, chất lượng nước thải sau xử lý cơ
bản đảm bảo quy chuẩn môi trường; 13/15 điểm nóng về
ô nhiễm môi trường được xử lý triệt để.
Tuy nhiên, theo Giám đốc Sở TN&MT Tô Văn Hùng,
TP đang đối mặt với nhiều vấn đề cần giải quyết như:
Gia tăng tình trạng rác thải bừa bãi; công nghệ xử lý
môi trường lạc hậu; hệ thống xử lý nước thải quá tải,
chưa tách nước thải và nước mưa gây ảnh hưởng môi
trường biển.
Tuy còn nhiều thách thức, Chủ tịch UBND TP Đà
Nẵng Huỳnh Đức Thơ khẳng định trong quá trình phát
triển của TP 10 năm qua, đề án “Đà Nẵng - TP môi
trường” đã mang đến hiệu quả cao trong cộng đồng.
Cụ thể, năm 2011 ASEAN vinh danh Đà Nẵng là một
trong 11 TP bền vững về môi trường của khu vực; năm
2015 Đà Nẵng được công nhận là “TP xuất sắc trong
chuyển đổi”; năm 2018 được Tổ chức Bảo tồn thiên
nhiên Thế giới bình chọn là “TP Xanh quốc gia của
Việt Nam năm 2018”.
Ông Thơ yêu cầu trong thời gian tới TP phải tập trung
hoàn thiện hệ thống chính sách pháp luật về bảo vệ
môi trường tương ứng với mục tiêu trở thành “TP môi
trường”. Theo đó, đến năm 2025 kiểm soát tốt chất lượng
môi trường; đến năm 2030 thiết lập được hệ thống quản
lý môi trường theo nền tảng TP sinh thái và đến năm
2045 là TP phố sinh thái, có bản sắc riêng.
HOÀI AN
Hà Nội cấm taxi giờ cao điểm
trên 11 tuyến phố
Sở GTVT TP Hà Nội vừa công bố danh sách 11 tuyến
phố cấm xe taxi, xe hợp đồng dưới chín chỗ hoạt động
vào giờ cao điểm. Trong đó có một số tuyến phố cấm hai
loại phương tiện trên hoạt động 24/24 giờ.
Các tuyến phố cấm taxi và xe hợp đồng dưới chín
chỗ trong giờ cao điểm (từ 6 giờ đến 9 giờ và 16 giờ 30
đến 19 giờ) gồm: Giảng Võ; Láng Hạ; Lê Văn Lương;
Trường Chinh (đoạn từ Vương Thừa Vũ - Tôn Thất
Tùng); tuyến Khâm Thiên (chiều từ Lê Duẩn đi Ô Chợ
Dừa). Lệnh cấm này không có hiệu lực vào các ngày
nghỉ lễ, thứ Bảy, Chủ nhật.
Đặc biệt, có ba tuyến phố thực hiện cấm hai loại
phương tiện trên hoạt động 24/24 giờ gồm: Phủ Doãn
(cấm chiều Tràng Thi - Hàng Bông); Cầu Giấy - Xuân
Thủy (cấm cả hai chiều); ngõ 897 Giải Phóng (lối vào
Bến xe Giáp Bát sẽ cấm taxi theo chiều từ đường Giải
Phóng đi vào bến xe).
TRỌNG PHÚ
hàng trăm ngàn căn hộ như
The Park Residence, Park
Vista, Lavila, Dragon City…
Tốc độ đô thị hóa quá nhanh,
lực lượng lao động tập trung
về ở, làm việc là áp lực không
hề nhỏ cho khuNamTP.HCM.
Trong khi đó, theo quy hoạch
của UBNDTP.HCM (trong đồ
án điều chỉnh quy hoạch chung
xây dựng 1/5.000) thì quận 7
đến năm 2020 chỉ có sức chứa
tối đa 424.000 người. Như vậy,
thực tế các dự án hàng ngàn
căn hộ tại đây đang gây sức
ép lớn lên hạ tầng kỹ thuật,
giao thông...
Mặt khác, từ nhiều năm nay,
khu Nam TP.HCM đang rất
ít cây cầu kết nối vào trung
tâm. Từ đầu thế kỷ 20, chỉ có
cầu Tân Thuận làm nhiệm vụ
kết nối trung tâm TP với khu
Nam (quận 1, quận 4 với quận
7, Nhà Bè). Gần 100 năm sau
mới có thêm cây cầu thứ hai
là cầu Kênh Tẻ để chia bớt
áp lực cho cầu Tân Thuận.
Năm 2005 cầu Tân Thuận 2
được đưa vào sử dụng, năm
2009 có thêm cầu Nguyễn
Văn Cừ ở đoạn cuối kênh
Tẻ. Tuy nhiên, các cây cầu
này đều nhanh chóng rơi vào
trạng thái quá tải.
Trên thực tế dòng người đổ
về sinh sống và làm việc phía
NamTP.HCMđangở trạng thái
tăng nhanh dần đều. Vì vậy, rất
nhiều người dân ở đây mong
mỏi có thêm các cây cầu kết
nối phía Nam với trung tâm
TP để xóa bỏ nỗi ám ảnh tắc
tỵ đường ra vào khu vực này.•
Kỳ tới:
Hướng gỡ nào để
khu Nam hết kẹt?
m TP.HCM
Vụ sạt lở ở bờ sôngÔMôn, TP Cần Thơ ngày 24-4, nhiều căn nhà
đã bị hà bá nuốt chửng. Ảnh: HẢI DƯƠNG
Đồngbằng sôngCửuLong sẽ
bị chìmvàonăm2100?
19 hồ thủy điện trên dòng chínhMê Kông và 142 hồ trên các sông nhánh có thể đẩy vùng đất này
vào tình trạng sạt lở, nước biển dâng…
Ông Phạm Trường Yên, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT
Cần Thơ, cho biết tính đến ngày 4-6, trên địa bàn TP, dịch
tả heo châu Phi đã xảy ra tại 50 hộ chăn nuôi heo thuộc 17
xã/phường của năm quận/huyện. Hiện có 1.528 con đã tiêu
hủy, chiếm tỉ lệ rất nhỏ (khoảng 1,2%) trong tổng đàn heo
của TP. Số heo còn lại là hơn 124.300 con cần phải tăng
cường bảo vệ, tránh lây lan.
• Cùng ngày, các kiểm dịch viên tại Trạm kiểm dịch động
vật Hòa Phước (Hòa Vang, Đà Nẵng) phát hiện xe tải 43C-
161.57 chạy trên quốc lộ 1 theo hướng Nam-Bắc chở một
con heo nặng khoảng 80 kg đã chết. Tài xế khai nhận chở
con heo đó từ huyện Phú Ninh (Quảng Nam) - vùng dịch tả
heo châu Phi ra Đà Nẵng tiêu thụ.
• Còn tại Bình Định, ông Phan Trọng Hổ, Giám đốc Sở
NN&PTNT tỉnh Bình Định, xác nhận dịch tả heo châu
Phi đã xuất hiện tại tỉnh này. Theo ông Hổ, Bình Định là
tỉnh thứ 58 trong cả nước có dịch tả heo châu Phi.
N.NAM - H.HIẾU - T.LỘC
1,2,3,4,5,6,7,8 10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook