126-2019 - page 2

2
Thời sự -
ThứSáu 7-6-2019
Nhànước bảođảmsinhhoạt tôngiáo, tínngưỡng tốt đẹp củadân
Hòa thượngThích Bảo Nghiêm: “Giáo hội Phật giáo Việt Namkhông dung túng, bao che người tu hành, các chức sắc vi phạmđạo đức và giáo luật”.
Sáng 6-6, Bộ trưởng VH-TT&DLNguyễn Ngọc Thiện tiếp
tục trả lời chất vấn. Ông Thiện nhận được nhiều câu hỏi liên
quan tới các hoạt động mê tín dị đoan, vi phạm pháp luật.
Ông Thiện khẳng định: Theo Hiến pháp 2013, tôn giáo, tín
ngưỡng là nhu cầu của một bộ phận nhân dân. Bản chất của
tôn giáo là tốt đẹp. Nhưng thời gian qua, một số cá nhân lợi
dụng các nghi thức thực hành tôn giáo, tín ngưỡng để hành
nghề mê tín dị đoan, vi phạm pháp luật.
Đối với trường hợp bà Phạm Thị Yến ở chùa Ba Vàng, Bộ
trưởng Thiện nhắc lại mức xử phạt 5 triệu đồng của chủ tịch
TP Uông Bí và khẳng định: “Nếu đủ yếu tố cấu thành tội
phạm thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội hành nghề
mê tín dị đoan…”.
Bấm nút tranh luận, ĐB Thái Trường Giang (Cà Mau) cho
rằng chuyện ở chùa Ba Vàng kéo dài và bà Yến lên kênh
YouTube quảng cáo, giới thiệu rất nhiều. Bà Yến đã vi phạm
pháp luật hình sự là lừa đảo chiếm đoạt tài sản và truyền bá
mê tín dị đoan!” - ĐB Cà Mau nhấn mạnh.
Một số ĐB đặt vấn đề: Có hay không việc một số quan
chức đóng cổ phần vào việc xây dựng chùa để kiếm lời.
Bộ trưởng Nội vụ Lê Vĩnh Tân cho biết: Theo quy định
của Quốc hội và Hiến chương của Giáo hội Phật giáo
(GHPG) Việt Nam thì không có quy định kinh doanh
chùa. “Thực hiện chức năng quản lý nhà nước về hoạt
động tín ngưỡng, tôn giáo, Bộ Nội vụ chưa phát hiện
hành vi kinh doanh chùa nhằm mục đích trục lợi” - ông
Tân khẳng định.
Bộ trưởng Tân cho biết theo báo cáo của Ban Tôn giáo và
Bộ Nội vụ nắm được, đến nay chưa phát hiện cán bộ, công
chức nào góp tiền xây dựng chùa để kinh doanh trục lợi.
Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm (TP Hà Nội), trên cương
vị phó chủ tịch Hội đồng Trị sự GHPG Việt Nam, khẳng
định: Tất cả chùa trên cả nước đều do GHPG Việt Nam và
GHPG các địa phương cùng nhân dân xây dựng và quản lý.
“Một số nhà tu có ứng xử chưa phù hợp với các Phật
tử đều đã được GHPG Việt Nam Trung ương, GHPG
Việt Nam các địa phương nhắc nhở, xử lý kỷ luật nghiêm
khắc. GHPG Việt Nam không dung túng, bao che cho bất
kỳ người tu hành nào, đặc biệt là các chức sắc vi phạm
đạo đức và giáo luật” - Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm
khẳng định.
Đ.MINH - T.PHÚ - V.LONG
Phó Thủ tướng PhạmBìnhMinh thaymặt Chính phủ phát biểu làmrõ thêmmột số vấn đề và
trực tiếp trả lời chất vấn của đại biểuQuốc hội. Ảnh: VGP/NHẬT BẮC
Kiên quyết, kiên trì bảo vệ độc lập,
chủ quyền trên biển
Chúng ta tiếp tục khẳng định Việt Nam có đầy đủ cơ sở lịch sử, pháp lý khẳng định chủ quyền đối với
quần đảoHoàng Sa và Trường Sa.
Đ.MINH- T.PHÚ-V.LONG
Đ
ã có hơn 40 đại biểu
(ĐB) Quốc hội đăng
ký chất vấn Phó Thủ
tướng Phạm Bình Minh sáng
6-6, trong đó có vấn đề bảo
vệ chủ quyền của Tổ quốc
trên biển Đông.
Kiên quyết đấu tranh
với những hành vi
vi phạm chủ quyền
ĐBNguyễnAnhTrí (TPHà
Nội) đặt câu hỏi liên quan đến
những định hướng mang tính
nguyên tắc về ứng xử và tổ
chức các hoạt động trên biển
Đông để đảm bảo chủ quyền
đất nước và phát triển hòa
bình, ổn định lâu dài.
“Chúng ta khẳng định tại
biểnĐông, Việt Nam (VN) có
đầy đủ cơ sở lịch sử, pháp lý
khẳng định chủ quyền đối với
quần đảoHoàng Sa vàTrường
Sa. Theo luật pháp quốc tế,
Công ước Luật Biển 1982,
chúng ta có đầy đủ quyền
lợi về kinh tế trên vùng đặc
quyền kinh tế của chúng ta
là 200 hải lý. Chúng ta được
hoạt động kinh tế trong các
vùng đặc quyền kinh tế của
chúng ta” - Phó Thủ tướng
Phạm Bình Minh đáp.
Theoông,quanđiểmcủaVN
là kiên quyết, kiên trì bảo vệ
độc lập, chủ quyền trên biển
và chủ quyền trên các hòn đảo
chúng ta đang quản lý.
Thừa nhận ở biển Đông có
tranh chấp về chủ quyền của
một số nước và các bên liên
quan, Phó Thủ tướng nhấn
mạnh: Việc tranh chấp chủ
quyền phải giải quyết bằng
các biện pháp hòa bình, tôn
trọng luật pháp quốc tế, Công
ước Luật Biển 1982.
“Đặc biệt, không được làm
thay đổi nguyên trạng ở biển
Đông, trên cơ sở không sử
dụngvũ lực để thayđổi nguyên
trạng và giải quyết bằng các
biện pháp hòa bình” - Phó
Thủ tướng nhấn mạnh.
Phó Thủ tướng cho biết
thêm, thời gian qua các hoạt
động kinh tế của VN trên các
vùng biển đặc quyền kinh tế
của chúng ta vẫn được thực
hiện. Các lực lượng chức năng
bảo vệ cho các hoạt động kinh
tế của chúng ta trên vùng biển
cũng như ngư dân hoạt động
đánh cá hợp pháp trong vùng
biển của VN…
“Chúng ta cũng kiên quyết
đấu tranh với những hành vi
vi phạm chủ quyền biển, đảo
của VN thông qua các biện
pháp ngoại giao và các biện
pháp cần thiết khác để bảo vệ
chủ quyền. Đó là quan điểm
của Đảng và Nhà nước đối
với vấn đề biển Đông” - Phó
Thủ tướng nói.
Bảo hộ ngư dân đánh
cá hợp pháp trên biển
ĐB Nguyễn Phương Tuấn
(Ninh Bình) chất vấn: Thời
gian qua, tàu cá và ngư dân
VN liên tục bị lực lượng
chức năng của một số nước
bắt giữ khi đánh bắt ở vùng
biển chưa phân định ở biển
Đông và một số nước trong
khu vựcASEAN. “Với trách
nhiệm của mình, Chính phủ
cần có những biện pháp nào
để bảo vệ ngư dân trong thời
gian tới?” - ĐB hỏi.
Đáp lại, PhóThủ tướng cho
hay: Đảng, Chính phủ coi vấn
đề bảo hộ công dân, bảo hộ
ngư dân là nhiệm vụ hết sức
quan trọng, nhất là trách nhiệm
của các cơ quan trong việc bảo
vệ ngư dân đánh cá hợp pháp
trong vùng biển của chúng ta.
Ông cho biết thời gian qua
có việc ngư dânVN bị bắt giữ
khi đánh cá hợp pháp trên
các vùng biển. “Chúng ta đã
đấu tranh với các nước bắt
ngư dân, yêu cầu phải đối xử
nhân đạo, thả và bồi thường
nếu gây thiệt hại” - Phó Thủ
tướng nói.
Theo Phó Thủ tướng, cũng
có một số ngư dân bị bắt giữ
trên vùng biển chưa được
phân định. Cụ thể, giữa VN
và Indonesia, năm2003 chúng
ta đã phân định thềm lục địa
nhưng chưa phân định vùng
đặc quyền kinh tế nên có sự
tranh chấp trong vùng đánh
cá này.
“Cómột số vụ va chạmxảy
ra. Mỗi lần va chạm như vậy,
Bộ Ngoại giao trực tiếp trao
đổi và phản đối với Đại sứ
quán Indonesia tại VN cũng
như đối tác Indonesia, yêu
cầu thả và đền bù” - ông cho
biết thêm.
Tuy nhiên, cũng có những
vụ ngư dân VN đánh bắt cá
vào những vùng biển, vùng
đặc quyền kinh tế của các
nước và bị bắt. PhóThủ tướng
cho biết với trường hợp này,
Chính phủ bảo hộ công dân,
ngư dân đánh cá thông qua
việc thăm lãnh sự, thông qua
việc đối xử nhân đạo, xét
xử công bằng, hợp lý và thả
người cùng tàu biển.
“Chúng ta cần tăng cường,
tuyên truyền giáo dục để ngư
dân tôn trọng luật pháp quốc
tế, tôn trọng các vùng biển
quốc tế và chỉ đánh bắt cá
trong vùng biển hợp pháp của
chúng ta; được các lực lượng
chức năng và kiểm ngư bảo
hộ khi bị xâm phạm, bắt giữ”
- Phó Thủ tướng nói thêm.•
“Chúng ta cũng kiên
quyết đấu tranh với
những hành vi vi
phạm chủ quyền
biển, đảo của chúng
ta thông qua các biện
pháp ngoại giao và
các biện pháp cần
thiết khác để bảo vệ
chủ quyền.”
Quét “rác” trên không gian mạng
Tại phiên chất vấn, ĐBNguyễnMạnhCường (Quảng Bình)
đã nêu vấn đề về tình trạng tội phạm xâm hại trẻ em qua
môi trường mạng ngày càng gia tăng, diễn biến phức tạp
và xuất hiện tội phạm có yếu tố nước ngoài. Chủ tịch Quốc
hội đề nghị bộ trưởng Bộ TT&TT trả lời vấn đề này.
Đáp lại, Bộ trưởngNguyễnMạnhHùng cho rằnggiải pháp
lúc này là hệ thống pháp luật, chính quyền, lực lượng phải
nhanh chóng đi vào không gian mạng để duy trì sự lành
mạnh của nó. Giải pháp lâu dài (và là giải pháp cơ bản nhất)
là đưa giáo dục kỹ năng sống trong không gian mạng vào
giáo dục từ phổ thông.
“Đời thực của chúng ta thở bằng không khí; không gian
mạng chúng ta thở bằng tin tức, nội dung. Đời thực chúng
ta hằng ngày có ngàn tấn rác, nếu không dọn sẽ ảnh hưởng
đến sức khỏe; khônggianmạng cũng có rác, nếu khôngdọn
sẽ ảnh hưởng đến não người. Do vậy, vấn đề trướcmắt phải
thực hiện là quét rác”- Bộ trưởng Hùng nhấn mạnh và cho
biết Bộ TT&TT đang soạn thảo và sẽ ban hành Bộ quy tắc
ứng xử trên không gian mạng.
Cạnh đó, theo ông, các nhà mạng phải có bộ lọc để dọn
rác và Bộ TT&TT sẽ ra yêu cầu cụ thể.
Ông Hùng cũng cho hay Bộ TT&TT đã có một trung tâm
giám sát an toàn không gian mạng quốc gia, cơ bản có thể
đánh giá, phân tích, phân loại. Sau khi các bộ, ngành quyết
định đây là rác thì thông báo đến BộTT&TT. Bộ sẽ thực hiện
yêu cầu gỡ bỏ, kể cả đối với mạng xã hội nước ngoài.
“Các mạng xã hội nước ngoài hoạt động tại VN bắt buộc
phải thực thi luật phápVN vì VN là nước có chủ quyền”- ông
nhấnmạnh và cho biết thời gian qua chúng ta đãmạnh tay
hơn đối với mạng xã hội nước ngoài.
“10 tháng vừa qua, tỉ lệ gỡ bỏ theo yêu cầu của các cơ
quan nhà nước tăng 500%” - ông cho biết.
Kỳ họp thứ 7, Quốc
1 3,4,5,6,7,8,9,10,11,12,...16
Powered by FlippingBook