127-2019 - page 5

5
Thời sự -
ThứBảy8-6-2019
VIẾT LONG- CHÂNLUẬN
L
iên quan đến việc Công an tỉnh
Đắk Nông triệt phá đường dây
sản xuất, buôn bán xăng giả
có quy mô rất lớn, ngày 7-6, Bộ
trưởng Bộ Công an Tô Lâm đã có
những chia sẻ với báo chí.
Trước đó, từ ngày 28-5 đến 2-6,
công an đã khám xét khẩn cấp sáu
địa điểm thuộc địa bàn TP.HCM,
Cần Thơ, Hậu Giang và Sóc Trăng,
qua đó bắt quả tang bốn nhómngười
đang có hành vi sản xuất, buôn
bán xăng giả. Những nhóm này do
Trịnh Sướng (chủ tịch HĐTV kiêm
giámđốc Công ty TNHHMỹ Hưng,
ngụ thị trấn Mỹ Xuyên, huyện Mỹ
Xuyên, Sóc Trăng), Đinh Chí Dũng,
Nguyễn Ngọc Quan và Nguyễn Thị
Thu Hòa cầm đầu.
Kết quả điều tra ban đầu, những
người trên đã lợi dụng danh nghĩa
doanh nghiệp, thương nhân kinh
doanh xăng dầu để thực hiện hành
vi pha trộn dung môi vào xăng kém
chất lượng cộng thêm chất kích
RON, chất tạo màu để tạo ra xăng
E5 RON 92 và RON 95 giả với số
lượng cực lớn. Những người bị bắt
đều đã thừa nhận hành vi vi phạm
trong một thời gian dài, thu lời bất
chính khoảng 135 tỉ đồng.
Theo bộ trưởng Bộ Công an,
qua vụ việc trên có rất nhiều kinh
nghiệm được rút ra. Ông cho rằng
đây là những kết quả bước đầu của
cơ quan công an và chắc chắn những
kiểu dạng làm ăn phi pháp như vậy
còn rất nhiều, rất phức tạp.
“Kết quả điều tra là cả một quá
trình, rất gian nan và khó khăn, trải
dài trên một địa bàn rất rộng, thời
gian không phải mới bắt đầu gần đây
và việc phát hiện rất khó…Anh em
cũng đã rất cố gắng” - Bộ trưởng
Tô Lâm nhận định. Ông cũng nói
thêm rằng từ trước đến nay rất nhiều
người dân hỏi rằng tại sao ô tô, xe
máy đang đi trên đường lại tự nhiên
bốc cháy, động cơ máy móc hỏng.
Liên quan đến vấn đề mở rộng
chuyên án và công bố danh sách 24
cửa hàng xăng đã lấy nguồn xăng
giả, Bộ trưởng Tô Lâm thông tin:
Danh sách cửa hàng xăng lấy nguồn
xăng giả từ doanh nghiệp hiện cơ
quan điều tra đang làm rõ.
“Có thể là họ móc nối, thông
đồng nhưng cũng có thể là vô tình
mà chủ cây xăng không biết những
thông tin về xăng giả. Việc vi phạm
pháp luật tới đây sẽ được làm rõ và
truy cứu tới cùng” - Bộ trưởng Tô
Lâm nhấn mạnh.
Được biết lãnh đạo Bộ Công an
đang chỉ đạoCông an tỉnhĐắkNông
và một số đơn vị nghiệp vụ thuộc
Bộ tập trung đấu tranh mở rộng, làm
rõ hành vi phạm tội những người
có liên quan để xử lý.
Điều tra các cơ sở
nhập hàng triệu lít
xăng giả
Bộ trưởng Bộ Công an cho rằng ngoài vụ xăng giả, chắc chắn
những kiểu làmăn phi pháp như vậy còn rất nhiều, rất phức tạp.
Lực lượng chức năng kiểmtra cácmẫu xăng. (Ảnh do công an cung cấp)
Có thể là họ móc nối
nhưng cũng có thể là vô
tình mà chủ cây xăng
không biết xăng giả. Việc
vi phạm pháp luật tới
đây sẽ được làm rõ và
truy cứu tới cùng.
Theo Công an tỉnh Đắk Nông, từ 1-1-2017 đến nay, số tiền đường dây
nàymua dungmôi là 3.000 tỉ đồng và trung bìnhmỗi tháng họ đưa ra thị
trường tiêu thụ 6 triệu lít xăng giả. Thời điểm khám xét, công an đã thu
giữ 3,2 triệu lít dung dịch các loại (gồm gần 2,2 triệu lít hỗn hợp đã pha
chế tạo thành xăng giả, 432.000 lít dung môi chưa pha, 250.000 lít dung
dịch...); ba tàu thủy, sáu xe bồn, năm máy bơm, 50 kg chất tạo màu…
Từ các chứng cứ thu thập, công an đã ra quyết định khởi tố 23 bị can,
trong đó ra lệnh bắt 22 bị can để tạm giam và áp dụng biện pháp ngăn
chặn, cấm đi khỏi nơi cư trú một bị can.
Để phá đường dây này, Bộ trưởng Bộ Công an đã quyết định giao Thứ
trưởng Lê QuýVương làm trưởng ban chuyên án và phân công nhiệmvụ
cho các thành viên gồm: giám đốc Công an tỉnh Đắk Nông, cục trưởng
Cục CSĐT cùng lãnh đạo một số đơn vị nghiệp vụ thuộc Bộ Công an.
TUYẾN PHAN
Ngày 7-6, lực lượng chức năng đã tiến hành trục vớt
chiếc ô tô bảy chỗ từ sông Cổ Chiên đưa lên bờ.
Trước đó, khoảng 23 giờ đêm 6-6, tại bến phà Nhuận
Phú Tân - Thanh Bình, phía bờ xã Nhuận Phú Tân (huyện
Mỏ Cày Bắc, Bến Tre), ô tô 64A-066.45 do tài xế Châu
Anh Hoàng (quê Vĩnh Long) điều khiển chở theo hai
người, trong đó có một trẻ em lái xuống cầu phà. Lúc này
mũi phà bị lệch ra ngoài, ô tô mất kiểm soát, lao xuống
sông Cổ Chiên. May mắn thời điểm này nước cạn nên mọi
người trên xe kịp bung cửa thoát ra và leo lên bờ.
Chiếc 64A-066.45 bồng bềnh trôi, đến sáng hôm sau đã
cách bến cả trăm mét rồi được lực lượng chức năng trục
vớt lên bờ trong tình trạng hư hỏng nặng, kính xe phía
trước bị bể hoàn toàn, mui xe bị bẹp dúm.
Được biết bến phà này do hai ông Huỳnh Văn Chính
(quê Bến Tre), Võ Khương Duy (ở
Vĩnh Long) làm chủ. Thời điểm xảy
ra vụ tai nạn, ông Võ Khương Duy
đang vận chuyển khách. Ngay sau khi
vụ việc xảy ra, chiếc phà dừng hoạt
động để giám định, xác minh về tải
trọng cũng như điều kiện an toàn cho
phép tại bến phà trên. Cơ quan chức
năng cho hay nếu có vi phạm sẽ xử lý.
Theo ông Nguyễn Văn Hoàng, Giám đốc Sở GTVT tỉnh
Bến Tre, thì Sở không cấp phép cho bến phà trên chở ô
tô, chỉ cho phép chở xe máy. Trước đó, ngành GTVT tỉnh
có nhiều lần kiểm tra và cảnh báo
liên tục. Về phía chủ phà, ông
Huỳnh Văn Chính cũng thừa nhận
bến chở ô tô là sai quy định và
nói rằng “từ nay về sau tôi không
dám chở nữa”.
ĐÔNG HÀ
Bắt trạmtrưởngngó lơkhiến
rừngmất nghiêmtrọng
Bị can không báo cáo để lập hồ sơ khi phát hiện rừng bị
khai thác trái phépmà tự ý tách hồ sơ để dưới mức xử
lý hình sự...
Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bình Thuận vừa ra quyết định
khởi tố bị can và thi hành lệnh bắt tạm giam đối với Đặng Hồng
Quân, nguyên trạm trưởng trạm bảo vệ rừng Đại Ninh thuộc ban
quản lý rừng phòng hộ (BQLRPH) Sông Lũy, về tội thiếu trách
nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng. Ngày 7-6, tin từ cơ quan này
cho biết như trên.
Theo hồ sơ điều tra, từ
ngày 1-7-2017 đến 8-8-2018,
Đặng Hồng Quân được bổ
nhiệm giữ chức vụ trạm
trưởng trạm bảo vệ rừng Đại
Ninh. Người này đã không
thực hiện đúng chức năng,
nhiệm vụ được giao, không
tổ chức kiểm tra, ngăn chặn,
truy bắt người khai thác lâm
sản trái phép trên lâm phận
mình quản lý mà đã bỏ mặc
hậu quả thiệt hại xảy ra.
Đặc biệt, Đặng Hồng
Quân còn không báo cáo
để lập hồ sơ khi phát hiện
cây gỗ rừng bị khai thác
trái phép; tự ý tách hồ sơ
khai thác gỗ trái phép dưới
mức xử lý hình sự nhằm
tránh sự phát hiện của cơ
quan chức năng dẫn đến
rừng phòng hộ bị xâm hại
nghiêm trọng. Cơ quan điều
tra đã xác định có 182 cây
gỗ rừng bị khai thác trái
phép, làm thiệt hại trên 1,5
tỉ đồng.
Đây là một trong hàng chục vụ phá rừng nghiêm trọng mà
Pháp Luật TP.HCM
đã có hàng loạt tin, bài phản ảnh nhiều
năm liền. Cụ thể, tại khu vực “Dốc xe gãy” thuộc khoảnh 6 và
khoảnh 8, tiểu khu 72 của rừng sản xuất do BQLRPH Sông Lũy
quản lý có gần 200 cây rừng bị triệt hạ. Tổng sản lượng thiệt
hại là 266,052 m
3
gỗ từ nhóm II-VI, thời gian phá rừng diễn ra
trong khoảng một tháng, mức độ thiệt hại tài nguyên rừng là rất
nghiêm trọng. Trong vụ phá rừng này, ngoài trách nhiệm của bị
can Quân còn có trách nhiệm của phó trạm Dụng Minh Thang và
Đoàn Ngọc Thuận, nhân viên trạm.
PHƯƠNG NAM
Bộ trưởng
Bộ Công an
Tô Lâm.
Ảnh: C.LUẬN
Khởi tố 25 vụ phá
rừng trong 2 năm
Về phá rừng trên lâm phận
BQLRPH Sông Lũy quản lý, theo
báo cáo của CơquanCSĐT Công
an tỉnh Bình Thuận thì từ năm
2015 đến 2017, hạt kiểm lâm
Bắc Bình phát hiện rất nhiều
vụ phá rừng trái phép và đã ra
quyết định khởi tố 25 vụ án. Tuy
nhiên, từ khi chủ rừng phát hiện
rừng bị triệt hạ đến khi hạt kiểm
lâmkhởi tố, chuyển cho công an
thường trên sáu tháng, cóvụkéo
dài cả năm. Do đó khó khăn cho
công tác điều tra, hầu hết các vụ
án không tìm ra người phạm tội
nên phải tạm đình chỉ điều tra
khi hết thời hạn điều tra vụ án.
Trao đổi với chúng tôi, một
lãnh đạo Chi cục Kiểm lâm Bình
Thuận cho rằng xảy ra sự việc
trên là do những bất cập từ phía
các cơ quan tố tụng ở Bắc Bình.
Hiện trườngmột vụ phá rừng tại rừng phòng hộ Sông Lũy. Ảnh: P.NAM
Ôtô trôi trên sôngCổChiên, chủphàhúvía
Từ trên phà rơi xuống sông rồi trôi bồng bềnh trong đêm, đến sáng cùng ngày chiếc ô tô đã cách vị trí gặp nạn cả trămmét.
Trục vớt ô tô lên bờ. Ảnh: Đ.HÀ
1,2,3,4 6,7,8,9,10,11,12,13,14,15,...16
Powered by FlippingBook