130-2019 - page 3

3
Thời sự -
Thứ Tư 12-6-2019
CHÂNLUẬN- TRỌNGPHÚ
C
hiều 11-6, Quốc hội (QH)
đã thông qua chương
trình xây dựng luật,
pháp lệnh trong năm 2020;
điều chỉnh chương trình năm
2019; đồng ý bổ sung vào
chương trình xây dựng luật,
pháp lệnh năm 2019 ba dự án
luật và một dự án pháp lệnh.
Luật Đất đai: Tổng
kết đã, sửa đổi sau
Giải trình, tiếp thu ý kiến
đại biểu QH, Chủ nhiệm Ủy
ban Pháp luật củaQHNguyễn
Khắc Định cho hay: Một số ý
kiến của đại biểu đề nghị bổ
sung vào chương trình các dự
án, dự thảo để đáp ứng yêu cầu
quản lýkinh tế-xã hội nhưnghị
quyết thực hiện thí điểm một
số nội dung về đất đai, nghị
quyết về việc thi hành Luật
Quy hoạch và các luật có liên
quan đến quy hoạch…
Về đề nghị không lùi thời
gian trình dự án Luật sửa
đổi, bổ sung một số điều của
Luật Đất đai, ông Định cho
hay thời gian từ nay đến kỳ
họp thứ 8 của QH chỉ còn
khoảng bốn tháng, trong khi
khối lượng công việc phải
thực hiện theo quy định rất
nhiều. Qua rà soát, kiểm tra
tiến độ chuẩn bị dự án luật
này, Ủy ban Thường vụ QH
nhận thấy cần phải có thêm
thời gian để nghiên cứu, thể
chế hóa đầy đủ chủ trương
củaĐảng. Cùng với đó là tổng
kết, đánh giá thực trạng pháp
luật và nghiên cứu, đánh giá
tác động kỹ hơn một số chính
sách mới phát sinh trong quá
trình soạn thảo nhằmbảo đảm
số nội dung về đất đai mà
Chính phủ cần tập trung chỉ
đạo việc tổng kết thi hành
Luật Đất đai hiện hành, đánh
giá tác động, các chính sách
cần sửa đổi để xây dựng dự
án luật trình QH.
Luật Quy hoạch:
Cần tổng hợp
các khó khăn
Về nghị quyết về việc thi
hành Luật Quy hoạch và các
luật có liên quan đến quy
hoạch, ôngĐịnh cho biết ngày
30-5, Chính phủ có tờ trình
đề nghị xây dựng nghị quyết,
trình QH xem xét, thông qua
ngay tại kỳ họp này.
Ngày 4-6, Ủy ban Thường
vụ QH đã tổ chức phiên họp
thảo luận về nội dung tờ trình.
Ngày 6-6, Ủy ban Thường
vụ QH đã tổ chức cuộc họp
do Chủ tịch QH, Thủ tướng
Chính phủ, các phó chủ tịch
toán ngân sách nhà nước năm
2017. Theo đó, tổng số thu
cân đối ngân sách nhà nước
là 1.683.045 tỉ đồng. Tổng
số chi cân đối ngân sách nhà
nước là 1.681.414 tỉ đồng, bao
gồm cả số chi chuyển nguồn
từ năm 2017 sang năm 2018.
Bội chi ngân sách nhà nước
là 136.963 tỉ đồng, bằng2,74%
GDP, không bao gồm kết dư
ngân sách địa phương.
Chủ nhiệm Ủy ban Tài
chính-Ngân sách của QH
Nguyễn Đức Hải nhận định:
Báo cáo quyết toán của Chính
phủ chưa nêu được tồn tại,
hạn chế, bất cập; chưa đánh
giá nguyên nhân và giải
pháp. Nhiều tồn tại, hạn chế
năm 2016 đã nêu nhưng vẫn
để lặp lại trong quyết toán
năm 2017.
“Tình trạng chi sai chế độ
vẫn còn tồn tại, việc triển khai
nhiệmvụ chi ngân sách ởmột
số bộ, cơ quan trung ương,
địa phương còn chậm so với
quy định… Ủy ban Thường
vụ QH cho rằng việc để lặp
lại các hạn chế này trong
nhiều năm thể hiện kỷ cương,
kỷ luật trong quản lý, điều
hành ngân sách nhà nước còn
bất cập. Đề nghị Chính phủ
nghiêm túc rút kinh nghiệm,
tiếp thu ý kiến đại biểu QH
để có những biện pháp quyết
liệt hơn, góp phần nâng cao
hiệu lực, hiệu quả trong quản
lý, điều hành ngân sách nhà
nước” - ông Hải nói.•
Chủ nhiệmỦy ban Pháp luật củaQHNguyễn Khắc Định tại phiên họp chiều 11-6. Ảnh: QH
Quốc hội “chốt”: Sẽ sửa
Luật Đất đai vào năm 2020
Ủy banThường vụQuốc hội nhận thấy cần phải có thêm thời gian để nghiên cứu,
thể chế hóa đầy đủ chủ trương của Đảng về đất đai vào trong luật.
chất lượng, tính khả thi của dự
án luật. Vì vậy, đề nghị QH
cho phép giữ tiến độ xem xét
dự án luật này như nội dung
trình: QH cho ý kiến tại kỳ
họp thứ 9 và thông qua tại kỳ
họp thứ 10. Như vậy, theo dự
kiến chương trình, dự án Luật
sửa đổi, bổ sung một số điều
của Luật Đất đai được đưa vào
chương trình xây dựng luật,
pháp lệnh năm 2020.
Ông Nguyễn Khắc Định
cho biết thêm: Từ nay đến
năm 2020, không cần thiết
phải thực hiện thí điểm một
QH, các phó thủ tướng Chính
phủ đồng chủ trì với lãnh đạo
các bộ, cơ quan có liên quan
bàn giải pháp cụ thể.
“Các ý kiến đều thống nhất
để khắc phục những vướng
mắc trong thực tiễn, đề nghị
QH giao Chính phủ quyết liệt
triển khai các giải pháp phù
hợp, bảo đảm việc thực hiện
luật. Trong quá trình thực hiện
thực sự có khó khăn, vướng
mắc thì cần tổng hợp, đánh
giá kỹ, kịp thời báo cáo Ủy
ban Thường vụ QH để có
hướng và giải pháp xử lý,
đáp ứng yêu cầu phát triển
kinh tế-xã hội, nếu không
xử lý được mới trình QH ban
hành nghị quyết” - ông Định
báo cáo QH.
Vẫn tồn tại chi ngân
sách sai chế độ
Cũng trong chiều 11-6, QH
đã biểu quyết phê chuẩn quyết
“QH ghi nhận và
khuyến khích đại
biểu QH có sáng
kiến xây dựng luật
phê bình, tự phê
bình; luật từ chức;
luật chuyển giới…”
Sẽ xây dựng luật từ chức,
luật chuyển giới
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của QH Nguyễn Khắc Định
cũng cho hay: Một số ý kiến của đại biểu đề nghị bổ sung
vào chương trình các dự án, dự thảo luật để đáp ứng yêu
cầu quản lý kinh tế-xã hội. Trong đó có sửa đổi Luật Giao
thông đường bộ, Luật Bảo hiểm y tế; xây dựng luật hành
nghề kỹ sư chuyên nghiệp, luật kiến thức khoa học, luật làng
nghềViệt Nam, luật phê bình, tự phê bình, luật từ chức, luật
chuyển đổi giới tính…
Theoông Định, Ủy banThường vụQHghi nhận và chuyển
các kiến nghị đến Chính phủ để chỉ đạo các cơ quan có liên
quan nghiên cứu, phục vụ việc đánh giá, tổng kết các văn
bản luật có liên quan.
Trường hợp cần thiết sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành
mới thì Chính phủ chỉ đạo xây dựng hồ sơ đề nghị để đưa
vào chương trình xây dựng luật, pháp lệnh.
Ủy banThường vụ QH đề nghị các vị đại biểu QH có sáng
kiến có thể chủđộngnghiên cứu, hoàn thiệnhồ sơ kiếnnghị
về luật để trình bổ sung vào chương trình theo quy định.
Nghị quyết của QH cũng bổ sung các luật vào chương
trình. Đó là các luật: Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật
Giám định tư pháp; sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật
Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều; sửa đổi, bổ sung
một số điều của Luật Xây dựng…
“Gỡ” việc doanhnghiệpkhông chongười thamgiadựbị độngviên
Sáng 11-6, Quốc hội đã thảo luận tại hội trường về dự
án Luật Lực lượng dự bị động viên. Nhiều đại biểu (ĐB)
Quốc hội cho rằng cần có cơ chế phù hợp để tránh tình
trạng người lao động bị doanh nghiệp
(DN) gây khó dễ
hoặc mất việc làm trong và sau khi tham gia lực lượng dự
bị động viên…
Phát biểu tại hội trường, ĐB Nguyễn Phương Tuấn
(Ninh Bình) cho rằng cần xây dựng cơ chế phù hợp trong
xây dựng và quản lý dự bị động viên, vì những người dự
bị phần lớn là thanh niên xuất ngũ về địa phương. Khi
người lao động được huy động tham gia lực lượng dự
bị động viên sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của các DN.
“Có người mới có công ăn việc làm, sau khi tham gia lực
lượng dự bị động viên trở thành thất nghiệp. Hiện tượng
này đã xảy ra ở một số tỉnh miền Trung khi tôi khảo sát” -
ĐB Tuấn dẫn chứng.
ĐB Tuấn cũng cho rằng cần quy định một cơ quan có
thẩm quyền đứng ra bảo vệ quyền lợi cho người lao động
tại các DN tư nhân, DN nước ngoài khi tham gia vào lực
lượng dự bị động viên.
Cùng quan điểm, ĐB Dương Đình Thông (Bắc Giang)
cho rằng cần cân nhắc có cơ chế phù hợp, không làm ảnh
hưởng đến cuộc sống của người được huy động vào lực
lượng dự bị động viên. “Đa phần quân nhân dự bị là lao
động chính trong các gia đình… Mặt khác, nhiều quân
nhân dự bị bị bệnh tật, ốm đau, gia đình có hoàn cảnh đặc
biệt khó khăn, đặc biệt là những tình huống bất khả kháng
không thể thực hiện huy động được” - ông Thông nói.
Nhiều ĐB cũng cho rằng hiện nay đang có vướng mắc
khi huy động lao động của các DN. Nhiều DN không cho
người lao động đi tham gia huấn luyện, vì thế dự luật cần
nghiên cứu tháo gỡ nút thắt này.
ĐB Nguyễn Văn Chương (TP.HCM) cho hay nhiều
cơ quan quân sự tại TP.HCM phản ánh việc huy động
huấn luyện lực lượng dự bị động viên ngày càng khó. Xu
hướng kinh tế cá thể, tư nhân ngày càng tăng thì việc xây
dựng lực lượng dự bị động viên còn khó khăn hơn. Quân
dự bị ở các địa phương này rất đông nhưng đời sống,
việc làm của họ chịu sự tác động, chi phối của chủ DN.
“Trong khi đó, dự thảo luật chỉ đưa ra nghĩa vụ, quyền
lợi của quân nhân dự bị, chưa đưa ra quy định ràng buộc
đối với chủ DN tư nhân trong nước và chủ DN có yếu tố
nước ngoài” - ĐB Chương nói. Từ đó, ĐB Chương đề
nghị dự luật phải quy định trách nhiệm của chủ hai loại
DN trên và có biện pháp chế tài khi họ không tạo điều
kiện cho quân nhân dự bị đi tập trung huấn luyện hoặc
động viên sẵn sàng chiến đấu.
Thay mặt ban soạn thảo dự luật, trước Quốc hội, Bộ
trưởng Quốc phòng Ngô Xuân Lịch cho biết Bộ Quốc
phòng sẽ phối hợp với các cơ quan tiếp tục nghiên cứu,
tiếp thu tối đa ý kiến của các vị ĐB Quốc hội để chỉnh
lý, bổ sung dự thảo luật theo quy định trước khi trình
Quốc hội.
TRỌNG PHÚ
1,2 4,5,6,7,8,9,10,11,12,13,...20
Powered by FlippingBook