130-2019 - page 7

7
Pháp luật
&
cuộc sống -
Thứ Tư12-6-2019
Cônganxácminhđơn
tốgiác rồi “bỏ quên”
Ông Vũ Đăng Phúc (ngụ quận 2, TP.HCM) gửi
đơn đến Phòng Cảnh sát hình sự (CSHS) Công an
TP.HCM tố cáo bà T. có hành vi lừa đảo chiếm
đoạt của ông 15 tỉ đồng. Theo đơn, bà T. đã
lừa tiền của ông bằng hình thức vay tiền nhưng
che giấu bằng một hợp đồng giả cách là chuyển
nhượng quyền sử dụng nhà, đất.
Cụ thể, ngày 22-11-2017, bà T. nhắn tin cho ông
Phúc hỏi mượn 14 tỉ đồng và nói có khách đang
cần vay tiền bằng hình thức chuyển nhượng một
căn nhà trên đường Trần Phú, quận 5, TP.HCM.
Tám ngày sau, bà T. nói ông Phúc đến phòng công
chứng để ký hợp đồng chuyển nhượng căn nhà.
Nhưng số tiền thể hiện trên hợp đồng mua bán
căn nhà là 15 tỉ đồng, chứ không phải 14 tỉ đồng
như ông đã trao đổi với bà T. Ông Phúc vẫn đồng
ý và ký vào bên mua nhưng do tin tưởng bà T. là
bạn làm ăn nên ký xong rồi ra về, vì thế thực tế
hợp đồng mua bán nhà này chưa được công chứng.
Trong khi ngay sau đó ông Phúc đã mang 15 tỉ
đồng giao cho bà T. tại nhà riêng.
Sau đó, không thấy bà T. giao lại hồ sơ ký
chuyển nhượng căn nhà nên ông Phúc nhắn tin
hỏi thì bà T. nói là để bà giữ và làm hồ sơ. Tháng
4-2018, ông Phúc yêu cầu bà T. thu hồi số tiền 15
tỉ đồng vì hết thời hạn vay ba tháng. Lúc này, bà T.
nói người vay sẽ trả bằng căn nhà nhưng hồ sơ cập
nhật sang tên ông Phúc vẫn đang nằm tại cơ quan
tài nguyên và môi trường.
Tháng 8-2018, nghi ngờ bà T. không thực hiện
việc làm hồ sơ chuyển nhượng căn nhà cho mình
nên ông Phúc đến trực tiếp hỏi chủ căn nhà. Người
này cho biết ngay từ đầu, do bà T. không chịu
giao tiền theo thỏa thuận nên đã không ra ký công
chứng bán nhà như kế hoạch. Lúc này ông Phúc
mới biết hợp đồng mua bán căn nhà không được
ký công chứng. Ông Phúc tìm gặp thì bà T. thừa
nhận số tiền 15 tỉ đồng mà ông Phúc đưa là để
thực hiện một giao dịch khác…
Tháng 11-2018, ông Phúc tố cáo hành vi của bà
T. đến Phòng CSHS Công an TP.HCM. Sau khi
nộp đơn, ngày 21-1, cán bộ Phòng CSHS Công an
TP.HCM có mời ông đến một lần để lấy lời khai.
Tuy nhiên, từ đó đến nay đã hơn sáu tháng nhưng
ông Phúc không được thông báo, cũng không nhận
được bất cứ giấy tờ gì của cơ quan chức năng.
Ngày 30-5, trao đổi với
Pháp Luật TP.HCM
, ông
Nguyễn Thanh Tùng, Đội trưởng Đội 8, Phòng
CSHS Công an TP.HCM, cho biết hiện vụ việc đã
kết thúc quá trình xác minh. PV hỏi cụ thể về thời
gian kết thúc việc xác minh và vì sao không có
thông báo cho người tố cáo thì ông Tùng nói công
an đang thực hiện các thủ tục tố tụng, không thể
cung cấp thông tin. Ông Tùng cũng thông tin hiện
tại bà T. đang bị nhiều người khác tố giác về hành
vi có dấu hiệu lừa đảo giống như trường hợp của
ông Phúc.
Hai ngày sau (tức ngày 1-6), ông Phúc nhận
được một thư báo phát do Cơ quan CSĐT Công
an TP.HCM gửi qua bưu điện, thông báo kết quả
phân loại nguồn tin về tội phạm. Đặc biệt, thông
báo này mang số 136, ký từ ngày 8-1 (gần sáu
tháng trước ngày gửi), xác định giao dịch giữa ông
Phúc và bà T. là quan hệ dân sự, không thuộc thẩm
quyền giải quyết của cơ quan CSĐT. Vì thế, cơ
quan này hướng dẫn ông Phúc có thể khởi kiện ra
tòa án dân sự để giải quyết vụ việc.
Văn bản cũng ghi rõ là thông báo kết quả phân
loại nguồn tin về tội phạm được gửi tới ông Phúc
và VKSND TP.HCM. Tuy nhiên, ngày 4-6, thông
tin với PV, ông Bùi Thanh Tùng, Chánh Văn
phòng VKSND TP.HCM, cho biết đến thời điểm
hiện tại, cơ quan này không nhận được bất cứ
thông báo nào của cơ quan CSĐT công an cùng
cấp liên quan đến vụ việc này. Ông Tùng cho biết
đã cho kiểm tra kỹ tại bộ phận văn thư nhưng cũng
không thấy văn bản nào liên quan đến vụ việc nên
không biết để kiểm sát quá trình điều tra.
MINH VƯƠNG
NGÂNNGA
T
ổng cụcThi hành án (THA) dân sự
đãvàocuộcvụmột ngânhàng (NH)
để cho một doanh nghiệp chuyển
tiền dù đã có quyết định áp dụng biện
pháp khẩn cấp tạm thời của tòa án.
Sự trùng hợp khó hiểu
Theo hồ sơ, tháng 7-2018, Công
ty TNHH TMDV Hiệp Mobile kiện
Công ty TNHHHoàng Hải LâmĐồng
ra TAND TP Đà Lạt (Lâm Đồng) yêu
cầu thanh toán tiền mua điện thoại di
động và phụ kiện.
Trongquá trìnhgiải quyết vụán, ngày
30-8-2018, TAND TP Đà Lạt ra quyết
định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm
thời “phong tỏa 100 triệu đồng trong
tài khoản NH của Công ty Hoàng Hải
LâmĐồng tạiNHTMCPNgoại thương
Việt Nam (Vietcombank, Chi nhánh
Lâm Đồng)”. Quyết định này có hiệu
lực thi hành ngay và được thi hành theo
quy định của pháp luật về THAdân sự.
Tháng11-2018,TANDTPĐàLạt xét
xử sơ thẩm, buộc Công ty Hoàng Hải
LâmĐồng phải thanh toán choCông ty
Hiệp Mobile hơn 500 triệu đồng. Bản
án này có hiệu lực thi hành.
Tháng 1-2019, Chi cục THAdân sự
TPĐà Lạt ra quyết địnhTHA. Công ty
Hiệp Mobile yêu cầu chi cục tổ chức
khấu trừ số tiền 100 triệu đồng trong
tài khoản NH của Công ty Hoàng Hải
LâmĐồng và xử lýmột số tài sản khác.
Sau đó, NHcó văn bản trả lời chi cục
rằng: Lúc15giờ8phút ngày30-8-2018,
NHnhận được quyết định phong tỏa số
tiền 100 triệu đồng do tòa án tống đạt.
Tuynhiên, cũngcùng thời điểmnày (tức
15 giờ 8 phút ngày 30-8-2018), Công ty
Hoàng Hải Lâm Đồng đã chuyển hơn
120 triệu đồng chomột tài khoản khác.
Do đó, hiện tại tài khoản trên không đủ
tiền để khấu trừ.
Trước tình huống trên, đầu tháng 5
vừa qua, Bộ Tư pháp đã giao cho Tổng
cục THAdân sự chỉ đạo Cục THAdân
sự tỉnh Lâm Đồng, Chi cục THA dân
sựTPĐà Lạt khẩn trương, tích cực tiến
hành xác minh, xử lý tài sản của Công
ty Hoàng Hải Lâm Đồng.
Ngân hàng giải thích
“do quy trình nội bộ”
Trước sự chỉ đạo của Tổng cục THA
dân sự, CụcTHAdân sự tỉnhLâmĐồng
vừa qua đã tổ chức cuộc họp liênngành,
trongđócó sự thamgia của lãnhđạoNH
Nhà nước (Chi nhánh LâmĐồng), NH
Vietcombank (Chi nhánh Lâm Đồng).
Chuyển khoản
đúng thời điểm
bị phong tỏa
Ngay thời khắc ngân hàng nhận được quyết định phong tỏa tài khoản
của tòa, đương sự đã kịp chuyển 120 triệu đồng cho tài khoản khác.
Đủ căn cứ để phạt hành chính
Trao đổi với
PhápLuật TP.HCM
, cục trưởng CụcTHAdân sự củamột địa phương (đề
nghị không nêu tên) phân tích: Theo Điều 130 Luật THA dân sự thì“trong thời hạn 24
giờ kể từ khi nhận được quyết địnhTHA, chấp hành viên phải áp dụng ngay các biện
pháp bảo đảm, trong đó có biện pháp phong tỏa tài khoản tại NH”. Nghĩa là khi nhận
được quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời của tòa thì cơ quanTHA phải
ra quyết địnhTHA và tống đạt ngay quyết định này cho NH. Khi đã nhận được quyết
địnhnày rồimàNHvẫnđểchođươngsựchuyểnhơn17 triệuđồngvàongàyhômsau
thì NHphải chịu tráchnhiệm.
Cạnhđó,căncứvàoĐiều68vàkhoản7Điều52củaNghịđịnh110/2013/NĐ-CP,tổng
cục trưởngTổngcụcTHAdân sựcó thẩmquyềnxửphạt hànhchínhNHvới số tiền30-
40 triệuđồngdocóhànhvi“không thựchiệnviệcphong tỏa tài khoảncủangười phải
THA theoquyết định của người có thẩmquyềnTHA”.
Đúng 15 giờ 8 phút ngày
30-8-2018, NH nhận
được quyết định phong
tỏa tài khoản của tòa
án, cũng là lúc Công ty
Hoàng Hải Lâm Đồng
thực hiện chuyển hơn
120 triệu đồng.
Tại buổi họp, phía Chi cục THAdân
sự TP Đà Lạt cho rằng 15 giờ 17 phút
ngày 30-8-2018, cơ quan nàymới nhận
đượcquyết địnhápdụngbiệnphápkhẩn
cấp tạm thời của tòa án. Chi cục đã ban
hành ngay quyết định THAtrong ngày
và tiến hành giao cho NH.
Lý giải về số tiền 120 triệu đồng,
phía NH cho biết đúng 15 giờ 8 phút
ngày 30-8-2018, NH nhận được quyết
định phong tỏa tài khoản của tòa án do
tòa này tống đạt, cũng là lúc Công ty
HoàngHải LâmĐồng thựchiệnchuyển
hơn 120 triệu đồng. Do đó, NH không
thể thực hiện được việc phong tỏa tài
khoản và không thể theo dõi được việc
chuyển tiền tại thời điểm này.
Cạnh đó, NH này còn cho rằng theo
quy chế nội bộ, trong thời gian 24 giờ,
NH tiến hành khoanh tài khoản theo
quy định. Do đó, hôm sau, tức ngày
31-8-2018, phía Công ty Hoàng Hải
Lâm Đồng tiếp tục việc chuyển tiền
hơn 17 triệu đồng là phù hợp với quy
chế NH. Hiện số dư tài khoản trên chỉ
còn hơn 35 triệu đồng.
Cuối cùng, NHNhà nước, VKSND
tỉnh, TAND tỉnh nhận định: Do việc
chuyển số tiền hơn 120 triệu đồng
cùng thời điểm NH nhận được quyết
định phong tỏa của tòa án nên không
thể ngăn chặn kịp thời.
Riêng số tiền hơn 17 triệu đồng
được chuyển vào hôm sau, các cơ
quan nói trên cho rằng NH đã vi phạm
pháp luật. Việc NH nại lý do trong
quy chế nội bộ quy định trong thời
gian 24 giờ mới tiến hành khoanh tài
khoản là chưa đúng với các quy định
của pháp luật về việc thi hành quyết
định áp dụng biện pháp khẩn cấp
tạm thời của tòa án.•
1,2,3,4,5,6 8,9,10,11,12,13,14,15,16,17,...20
Powered by FlippingBook