130-2019 - page 10

Môi trường
&
Doanh nghiệp -
Thứ Tư12-6-2019
(028)
Vì saophải “chống rác thải nhựa”
Các sản phẩm từ nhựa, túi nylon ra đời mang lại nhiều tiện ích.
NG.MẪN
T
uy nhiên, đặc tính bền,
khó phân hủy đã khiến
cho rác thải từ các sản
phẩm nhựa, túi nylon đã và
đang gây ô nhiễmmôi trường
nghiêm trọng, ảnh hưởng sức
khỏe con người... Chỉ tính
riêng tại TP.HCM, trong tổng
số 9.000 tấn rác thải sinh hoạt
phát sinh ra môi trường mỗi
ngày, có 1.800 tấn rác thải từ
nhựa và nylon.
Tìm giải pháp giảm
rác thải nhựa 
Để bảo vệ môi trường,
phong trào “chống rác thải
nhựa” vừa được TP.HCM
triển khai vào đầu tháng 6.
Qua đó sẽ trở thành việc
làm thường xuyên thông qua
việc ký kết giữa Sở &MT, Sở
Công Thương cùng với các
sở/ ngành, UBND 24 quận/
huyện và phối hợp chặt chẽ
với Ủy ban MTTQTP.HCM,
đoàn thể các cấp tổ chức.
Cụ thể, mỗi hành động nhỏ
sẽ góp phần giảm thiểu được
lượng rác thải nhựa xả vào
môi trường. Trong đó, một
trong những việc làmmà mọi
người cần làm ngay để hiện
thực hóa camkết giảm rác thải
nhựa đó là không mua hoặc
sử dụng chai nhựa dùng một
lần trong văn phòng, trong các
cuộc họp, sự kiện…
Trao đổi về nội dung này,
ôngNguyễnToànThắng,Giám
đốcSởTN&MTTP.HCM, cho
biết:Trongnhữngnămgầnđây,
ô nhiễm chất thải nhựa được
xemlà vấnnạn toàn cầu, làmối
quan tâmlớn trên thế giới và tại
Việt Nam. Cùng với cả nước,
TP.HCMđã có nhiều chương
trình nhằm tuyên truyền, vận
động nhân dân, các tổ chức,
cá nhân bán lẻ giảm sử dụng
túi nylon và sản phẩm nhựa
dùng một lần nhằm kiểm soát
ô nhiễm môi trường do chất
thải nhựa gây ra. Và điều đó
chỉ có thể thành hiện thực
khi có sự đồng thuận của cả
người dân, doanh nghiệp và
chính quyền. Trong đó, yếu
tố quan trọng nhất ở đây vẫn
là con người. 
Theo ghi nhận, tác hại do
rác thải nhựa gây ra cho môi
trường và sức khỏe con người
là không nhỏ. Tuy nhiên, hiện
nay tại nhiều chợ truyền thống,
cửa hàng bách hóa, kinh doanh
trên địa bàn TP.HCM, việc sử
dụng các ống hút nhựa, chai
nhựa, túi nylon…vẫn diễn ra
rất phổ biến. Trong khi đó, đối
diện với cuộc khủng hoảng
ô nhiễm nhựa toàn cầu, đã
có nhiều quốc gia và TP lớn
trên thế giới ban hành lệnh
cấm sử dụng các đồ nhựa
dùng một lần.
Đồng hành phong trào
“chống rác thải nhựa”
TheoôngPhạmTrungKiên,
Phó Tổng Giám đốc Saigon
Co.op, bắt đầu từ tháng5-2019,
tất cả siêu thị, đơn vị thuộc
Saigon Co.op đã ngưng sử
dụng ống hút nhựa, ly nhựa,
muỗng nhựa… khi phục vụ
khách hàng. Saigon Co.op đã
quán triệt tinh thần hạn chế tối
đa sử dụng những sản phẩm
nhựa, túi nylon dùng một lần
trong mọi hoạt động.
Theo đó, 100%rác thải sinh
hoạt từ các siêu thị, đơn vị
thuộc Saigon Co.op sẽ được
phân loại tại nguồn. Dự án
Saigon Co.op khuyến cáo khách hàng sử dụng túi vải thân thiện
môi trường khi đi siêu thị.
này đã được Saigon Co.op
phối hợp với Sở TN&MT
TP.HCM triển khai thực hiện
từ năm 2012 đến nay. Ngoài
ra, Saigon Co.op còn triển
khai các hoạt động khác như
tổ chức phát động thu gom
chất thải nhựa, chai nhựa
đổi quà hay sản phẩm cho
khách hàng; khuyến khích
khách hàng sử dụng túi vải,
túi thân thiện môi trường khi
mua sắm tại siêu thị (thứNăm
hằng tuần, khách hàng sửdụng
túi thân thiện môi trường khi
mua sắm sẽ được tặng điểm
thưởng vào thẻ thành viên);
khuyến khích các nhà cung
cấp sử dụng bao bì thân thiện
với môi trường, tăng cường
các sản phẩm xanh tới người
tiêu dùng.
Đặc biệt, từ tháng 3-2019,
tất cả siêu thị của Saigon
Co.op đã chủ động sử dụng
lá chuối, lá sen thay thế túi
nylon để gói, bọc thực phẩm.
Qua đó góp phần tích cực thay
đổi nhận thức, trách nhiệm
và thói quen của các siêu thị
cùng người tiêu dùng, vì lợi
ích cộng đồng.•
Dấu ấn phát triển bò sữa
công nghệ cao của Vinamilk
Theo Tổng cụcThống kê Việt Nam, đến năm2020 Việt Nam sẽ có 405.000 con bò sữa,
cho sản lượng gần 1,2 triệu tấn sữa tươi mỗi năm.
MẪNPHI
H
iện nay Việt Nam là
quốc gia đang sở hữu hệ
thống trang trại bò sữa
chuẩn GlobalG.A.P. lớn nhất
của châu Á (thuộc Vinamilk).
Để có được kết quả ấn tượng
đó, không thể không kể đến
sự tham gia xây dựng ngành
chăn nuôi bò sữa của các
doanh nghiệp sữa Việt.
Định hướng đúng từ
bước đi đầu tiên
Đểđưa têndoanhnghiệp sữa
Việt Nam vào tốp 50 công ty
sữa lớn trên thế giới, một trong
những quyết định đắt giá nhất
của Vinamilk (công ty sữa có
giá trị tỉ đô này) chính là việc
đầu tư vùng nguyên liệu ngay
từ đầu thập niên 1990.
Bà Mai Kiều Liên, Tổng
GiámđốcVinamilk, từng chia
sẻ: “Chúng ta có hệ thống chăn
nuôi bò sữa, đó là quan trọng
nhất. Điều này sẽ giúp chúng
ta tự chủ nguyên liệu thì tự chủ
mọi thứ, tự chủ về giá thành.
Nói không quá thì nếu không
có vùng nguyên liệu, có lẽ sẽ
không cóVinamilk ngày nay”.
Giai đoạn 1975-1986 là
khoảng thời gian khó khăn
về mọi mặt của đất nước.
Nhưng từ lúc đó Vinamilk
đã có định hướng rõ ràng, đó
là phải thay thế nguyên liệu
nhập khẩu, phải phát triển đàn
bò sữa trong nước. Năm1991,
công ty này đã cụ thể hóa bằng
việc xây dựng vùng nguyên
liệu nội địa, “cuộc cách mạng
sữa” hay còn gọi là cuộc “cách
mạng trắng” ra đời. Đến năm
2005, Vinamilk bắt đầu giai
đoạn xây dựng trang trại tập
trung, công nghệ cao với sự
ra đời của trang trại đầu tiên
tại Tuyên Quang.
Cuộc “cách mạng trắng”
này rất khó khăn bởi trước
hết, chăn nuôi bò sữa không
phải là thế mạnh của Việt
Nam, nông dân không có kinh
nghiệm, khí hậu không thích
hợp chăn nuôi bò sữa (cầnmát,
độ ẩm thấp). Nhưng đến nay
Vinamilk đã có 12 trang trại
trải dài khắp cả nước.
Phát huy nội lực giúp
thay đổi ngành sữa
và hội nhập
ThựctếpháttriểncủaVinamilk
đã chứng minh ngành chăn
nuôi bò sữa dù không phải
là thế mạnh Việt Nam nhưng
vẫn có thể tạo ra những cột
mốc phát triển mạnh mẽ nhờ
vào những bước đi chắc chắn
trong việc đầu tư và ứng dụng
công nghệ hiện đại.
Năm2005làthờiđiểmngành
sữaViệtNamcó sự tăng trưởng
tích cực khi nhu cầu của cộng
đồng về bổ sung dinh dưỡng
từ sữa tăng lên. Nhờ đó, mở
ra nhiều cơ hội nhưng đồng
thời cũng là thách thức cho
doanh nghiệp khi không chỉ
cần sản lượng mà còn phải
đáp ứng các tiêu chuẩn chất
lượng ngày càng khắt khe
Trang trại bò sữa organic tại Đà Lạt.
hơn. Đó cũng là thời điểm
Vinamilk chính thức được tổ
chức Control Union trao giấy
chứng nhận đạt chuẩn quốc
tế “Thực hành nông nghiệp
tốt toàn cầu (GlobalG.A.P.)
cho trang trại tại Nghệ An.
Đây cũng là trang trại đầu
tiên tại Đông Nam Á được
GlobalG.A.P. chứng nhận.
Tháng 3 vừa qua, công ty
này tiếp tục giới thiệumô hình
“resort” bò sữa với trang trại tại
Tây Ninh. Đây cũng là bước
ngoặt đánh dấu chặng đường
mới cho chiến lược phát triển
trang trại của Vinamilk trong
việcápdụngcáctiêuchuẩnquốc
tế. Định hướng này được hiện
thực hóa khi đến nayVinamilk
là công ty sữa củaViệt Namsở
hữu hệ thống trang trại chuẩn
GlobalG.A.P. lớn nhất châu Á
về số lượng trang trại.
Nằm trong chiến lược này,
xu hướng hữu cơ (organic) đã
được Vinamilk đón đầu bằng
việc triển khai xây dựng và
đưa vào hoạt động trang trại bò
sữa organic tại Đà Lạt (tháng
3-2017).Đâylàtrangtrạibòsữa
organic đầu tiên tại Việt Nam
đạt được tiêu chuẩn organic
châu Âu do tổ chức Control
Union chứng nhận. Qua đó,
đưa sản phẩm sữa organic đến
trực tiếp với người dân hơn.
Tiếp đó, tháng 6-2018, lần đầu
tiên tại Việt Nam, bò sữa A2
thuần chủng từ New Zealand
được Vinamilk nhập khẩu về
Việt Nam. Chỉ một tháng sau
đó, lô sữa đầu tiên của thế hệ
bò sữa A2 của Vinamilk sản
xuất đã được tung ra thị trường,
gồmsữaA2 nguyên chất thanh
trùng và tiệt trùng.
Có thểkhẳngđịnhchiến lược
phát triển vùng nguyên liệu
đang thực hiện của Vinamilk
đã mang lại tầm vóc cao hơn
cho ngành sữa Việt Nam, góp
phần nâng cao đời sống bà
con nông dân và chất lượng
sản phẩm dinh dưỡng cho
người tiêu dùng.•
9A
Trên thế giới, hàng ngàn tấn rác thải
nhựa mỗi ngày
Ônhiễm rác thải nhựa làmột vấn đề đáng báo động toàn
cầu, nhất là trong những nămgần đây, với khoảng 8,8 triệu
tấn rác thải nhựa được thải ra đại dương mỗi năm. Hiện
đại dương đang có khoảng 5.250 tỉ miếng rác nhựa, nặng
khoảng 269.000 tấn trôi nổi trên biển và rất nhiều lượng rác
chìm sâu trong đại dương.
Đặc biệt, người ta vừa tìm thấy hạt nhựa siêu nhỏ trong
83% mẫu nước uống từ vòi và trong 93% mẫu nước uống
đóng chai. Việc tiếp xúc thường xuyên với các hóa chất
trong đồ nhựa dùng một lần (như BPA, styrene) sẽ gây ra
nguy cơ mắc các bệnh như ung thư, viêm gan, dị ứng, rối
loạn hệ thần kinh, rối loạn nội tiết và vô sinh.
1,2,3,4,5,6,7,8,9 11,12,13,14,15,16,17,18,19,...20
Powered by FlippingBook