130-2019 - page 16

12
TRẦNNGỌC
T
heo ông HuỳnhTấn Phát,
Phó Chi cục trưởng Chi
cục Chăn nuôi và Thú y
TP.HCM, qua chủ động giám
sát bệnh dịch tả heo châu Phi,
đơn vị này đã phối hợp cùng
chính quyền địa phương ghi
nhận một hộ chăn nuôi heo
tại phường Phú Hữu, quận
9 có triệu chứng điển hình
của bệnh vào ngày 10-6. Cơ
quan thú y đã lấy mẫu gửi
xét nghiệm tại Chi cục Thú
y Vùng 6, kết quả được trả
ngày 11-6 xác định các mẫu
bệnh phẩm dương tính với
bệnh tả heo châu Phi. 
Chủ đàn heo là bà Lê Thị
Ngọc Cẩm với tổng đàn 163
con (23 con nái sinh sản, 112
con heo thịt, 28 con heo sữa).
Ngay sau khi có kết quả xét
nghiệm, Chi cục Chăn nuôi
và Thú y TP.HCM đã phối
hợp với UBND phường Phú
Hữu và UBND quận 9 tổ
chức tiêu hủy toàn bộ đàn
heo và thức ăn thừa tại khu
đất xa dân cư. 
Đồng thời, cơ quan chức
năng áp dụng biện pháp rải
vôi bột tại khu vực chăn
trùng ba lần/tuần trong ba
tuần tiếp theo và tạm thời
trong 30 ngày các hộ này
không được xuất bán heo.
Đối với vùng uy hiếp (bán
kính 3 km từ ổ dịch) có 29
hộ chăn nuôi, tổng đàn 2.422
con, Chi cục Chăn nuôi và
Thú y phối hợp cùng UBND
quận 9 và quận 2 triển khai
cấp thuốc sát trùng cho các
hộ định kỳ ba lần/tuần trong
bốn tuần kể từ ngày 11-6.
Ông Nguyễn Phước Trung,
Giám đốc Sở NN&PTNTTP,
cho biết hộ dân này không
dùng cám công nghiệp mà sử
dụng thức ăn thừa. Nguyên
nhân heo bị nhiễm bệnh đang
được điều tra. 
Về tiền hỗ trợ cho hộ dân
này, ông Trung cho biết đang
chờ UBND TP.HCM phê
duyệt trên tinh thần không
dưới 80% giá thị trường.
Như vậy, đến nay có 55
tỉnh, thành trong cả nước
đã có bệnh tả heo châu Phi
khiến hơn 2,3 triệu con heo
mắc bệnh phải tiêu hủy.•
Cấp tốc dập ổ dịch tả heo
đầu tiên ở TP.HCM
Chiều 11-6,
ông Lê Việt
Bảo, Chi cục
trưởng Chi
cục Chăn
nuôi vàThú y
TP.HCM, cho
biết đã phát
hiện trường
hợp heo bị
dịch tả heo
châu Phi
đầu tiên tại
phường Phú
Hữu, quận 9.
Lập hai chốt kiểm dịch
Theo bà Lê Thị Kim Chi, Phó
Chủ tịch UBND quận 9, địa
phương đã thành lập hai chốt
kiểm dịch động vật tạm thời
tại khu vực cầu Ông Nhiêu và
cầu Xây Dựng gồm CSGT, thú
y, thanh niên xung phong,
công an phường và dân quân
tự vệ để kiểm soát vận chuyển
động vật và tiêuđộc, khử trùng
phương tiện.
Tiêu điểm
Xử lý ổ dịch bệnh tả heo châu Phi tại phường PhúHữu (quận 9, TP.HCM).
(Ảnh do Chi cục Chăn nuôi và Thú y TP.HCMcung cấp)
nuôi, khu vực xử lý và hố
chôn, tiêu độc, khử trùng
liên tục 10 ngày kể từ ngày
xử lý heo bệnh.
Ông Phát thông tin đây là
khu vực chăn nuôi có mật độ
thấp, hộ chăn nuôi gần nhất
Cơ quan chức năng
áp dụng biện pháp
rải vôi bột tại khu
vực chăn nuôi, khu
vực xử lý và hố
chôn, tiêu độc, khử
trùng liên tục 10
ngày kể từ ngày xử
lý heo bệnh.
cách ổ dịch hơn 1 km. Toàn
phường Phú Hữu có bảy hộ
chăn nuôi với tổng đàn 506
con, những hộ này sẽ được
triển khai cấp phát thuốc sát
trùng liên tục bảy ngày kể từ
ngày 11-6 và tiêu độc, khử
Đời sống xã hội -
Thứ Tư12-6-2019
Bộ trưởng Bộ Y tế: Nhiều bệnh có
xu hướng gia tăng mùa nắng nóng
Thời tiết nắng nóng bất thường khiến nhiều bệnh như
sốt xuất huyết (SXH), tay-chân-miệng (TCM), viêm màng
não, viêm não Nhật Bản B... có xu hướng gia tăng. Vì vậy,
chúng ta phải tăng cường các biện pháp phòng, chống
dịch trong thời gian tới.
Đây là một trong những nội dung được Bộ trưởng Bộ
Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến nhấn mạnh tại hội nghị trực
tuyến triển khai công tác phòng, chống dịch bệnh, công
tác tiêm chủng và an toàn tiêm chủng năm 2019 vào sáng
11-6.
Tại Việt Nam, trong nhiều tuần qua, bệnh TCM giảm
hơn so với trung bình giai đoạn 2013-2017. Tuy nhiên, số
mắc bệnh SXH và TCM vẫn tăng cục bộ tại nhiều tỉnh,
thành. Số mắc sốt phát ban nghi sởi và sởi dương tính ghi
nhận tại hầu hết các tỉnh, thành.
Bên cạnh đó, thời tiết nóng bất thường, mưa nhiều
khiến bệnh SXH có chiều hướng gia tăng. Nắng nóng
cũng làm các bệnh TCM, viêm màng não, viêm não Nhật
Bản B... có xu hướng gia tăng.
Trong thời gian tới, tình hình dịch bệnh vẫn còn nhiều
tiềm ẩn diễn biến phức tạp, nguy cơ bệnh mới nổi và nguy
hiểm trên thế giới có khả năng xâm nhập vào nước ta, các
bệnh dịch lưu hành trong nước như TCM, sởi, SXH có thể
ghi nhận số mắc gia tăng do các nguyên nhân khách quan
như biến đổi khí hậu, tốc độ đô thị hóa nhanh, mật độ dân
số cao, giao lưu quốc tế và trong nước rộng rãi.
Công tác phòng, chống dịch bệnh còn nhiều khó khăn
do các bệnh như SXH, TCM chưa có thuốc điều trị đặc
hiệu và vaccine phòng bệnh, hoạt động phòng, chống chủ
yếu dựa vào sự tham gia của cộng đồng, ý thức tự phòng
bệnh của người dân…
Chính vì vậy, bộ trưởng nhấn mạnh cần phải truyền
thông chủ động phòng, chống dịch trước rồi mới đến chữa
bệnh, đẩy mạnh các hoạt động truyền thông phòng, chống
dịch bệnh mùa hè, chủ động cung cấp thông tin kịp thời
cho báo chí về tình hình dịch và khuyến cáo người dân
thực hiện các biện pháp phòng tránh.
“Truyền thông dự phòng phải đi trước một bước rồi mới
đến chữa bệnh, với an toàn tiêm chủng phải xử lý kịp thời
các tai biến. Phòng, chống dịch bệnh cần sự vào cuộc của
toàn xã hội, không chỉ riêng ngành y tế…” - Bộ trưởng Bộ
Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến lưu ý.
Về điều trị, các bệnh viện phải sàng lọc, phân loại bệnh,
tránh chẩn đoán nhầm lẫn hoặc bỏ sót ca bệnh nặng, đồng
thời sàng lọc phân loại, phân luồng, phân tuyến, cách ly
trong điều trị... để giảm quá tải và lây nhiễm chéo cho
người bệnh, không để quá tải gây hoang mang dư luận.
Các bệnh đã có vaccine phòng bệnh như sởi, viêm não
Nhật Bản… thì người dân cần thiết phải tiêm vaccine
phòng bệnh, không để dịch bệnh bùng phát. Các đơn vị
tiêm chủng thực hiện nghiêm túc, an toàn tiêm chủng,
sàng lọc thật kỹ tiền sử của trẻ và khi có tai biến xảy ra thì
cần xử lý kịp thời.
Để chủ động phòng, chống dịch bệnh trong thời gian
tới, đặc biệt là những tháng cuối năm, tại hội nghị,
Bộ trưởng Kim Tiến đề nghị các đơn vị y tế cập nhật
hướng dẫn về các biện pháp chuyên môn, kỹ thuật cụ
thể cho các tuyến tỉnh, huyện, xã theo hướng “cầm tay
chỉ việc”, trong đó tập trung vào hướng dẫn kỹ thuật về
công tác giám sát, xử lý và phòng, chống bệnh SXH,
TCM; hướng dẫn cập nhật phác đồ điều trị bệnh nhân
SXH cho trẻ em và phác đồ điều trị bệnh nhân SXH
cho người lớn; hướng dẫn thực hiện tiêm chủng an toàn
và hướng dẫn xử lý, cấp cứu các trường hợp tai biến
sau tiêm chủng.
HÀ PHƯỢNG
Lo lắng vì hàng ngàn học sinh, sinh viên
không tham gia BHYT
Cuối năm 2018, TP.HCM có hơn 1,7 triệu học sinh,
sinh viên (HS-SV) tham gia BHYT nhưng đến hết tháng
2-2019 con số này giảm còn gần 1.554.000. 
Đây là một trong những thông tin quan trọng trong văn
bản của UBND TP.HCM gửi các sở, ban, ngành có liên
quan về tăng cường thực hiện công tác BHYT HS-SV trên
địa bàn TP năm 2019.
Để đạt chỉ tiêu bao phủ dân số tham gia BHYT năm
2019 đã được Thủ tướng Chính phủ giao cho TP.HCM,
UBND TP yêu cầu thủ trưởng các sở, ngành liên quan,
chủ tịch UBND các quận, huyện và hiệu trưởng các
trường đại học thực hiện một số vấn đề sau.
Tiếp tục tổ chức thực hiện nghiêm túc các nội dung
chỉ đạo của UBND TP về tăng cường thực hiện công tác
BHYT HS-SV trên địa bàn.
Sở GD&ĐT chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên
quan và UBND các quận, huyện tập trung các giải pháp
đồng bộ, đảm bảo hết năm 2019 phải đạt tỉ lệ 100%
HS-SV tham gia BHYT, đồng thời phối hợp chặt chẽ với
ngành BHXH để đối chiếu, rà soát danh sách HS-SV tham
gia BHYT; lập danh sách các đơn vị trường học có tỉ lệ
HS-SV tham gia bảo hiểm thấp để phối hợp với các địa
phương, đơn vị theo dõi việc thực hiện.
BHXH TP.HCM chủ trì, phối hợp với các ngành liên
quan trong công tác tuyên truyền về chính sách đối với
BHYT ở HS-SV. Nâng cao chất lượng và phương thức
tuyên truyền, vận động để người dân, nhất là phụ huynh,
HS-SV tự giác tham gia BHYT.
Sở LĐ-TB&XH thực hiện hướng dẫn, rà soát, cập nhật
và công nhận danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ vừa
vượt chuẩn cận nghèo làm cơ sở thực hiện kịp thời các
chính sách hỗ trợ cho các đối tượng theo quy định.
Sở Y tế tập trung chỉ đạo, kiểm tra các cơ sở khám,
chữa bệnh BHYT trên địa bàn TP, nâng cao chất lượng,
tinh thần trách nhiệm.
UBND các quận, huyện tiếp tục chỉ đạo Phòng GD&ĐT
phối hợp với cơ quan BHXH cùng cấp hướng dẫn việc
thu, cấp thẻ BHYT để đảm bảo quyền lợi khám, chữa
bệnh BHYT.
THỤC ĐOAN
1...,6,7,8,9,10,11,12,13,14,15 17,18,19,20
Powered by FlippingBook