131-2019 - page 3

3
Thời sự -
ThứNăm13-6-2019
VIẾT LONG
C
hiều 12-6, Quốc hội
(QH) thảo luận tại hội
trường về dự án Bộ luật
Lao động (sửa đổi). Theo đó,
đại biểu (ĐB) QH cónhiều
ý kiến thuận và chưa thuận
về việc tăng tuổi nghỉ hưu.
Cho nghỉ sớm
mấy ông “cắp ô”
ĐB PhạmVăn Hòa (Đồng
Tháp) cho rằng tuổi thọ trung
bình của người dânViệt Nam
hiện là 76 nhưng sức khỏe
rất thấp. Nên chăng tuổi
hưu của nữ chỉ tăng lên 58
và nam 62. Đối với cán bộ,
công chức năng suất không
cao “sáng cắp ô đi, chiều cắp
ô về”, ĐB Hòa đề nghị cần
cho nghỉ sớm để tạo điều
kiện cho lao động trẻ. ĐB
Hòa đề nghị trong luật không
cần thiết phải quy định người
đến tuổi nghỉ hưu được giữ
lại. Việc này nên trao quyền
cho người sử dụng lao động,
cấp có thẩmquyền quyết định
giữ lại hay không.
“Việc tăng tuổi hưu phải
tính toán, cân nhắc thật kỹ
lưỡng, tính đến nhu cầu việc
làm cho giới trẻ và một bộ
phận người lao động lớn tuổi
không muốn tiếp tục làm việc
khi đủ thời gian đóng BHXH,
nhất là lao động phổ thông”.
Cùng lo lắng, ĐB Mai Thị
Thúy (Tuyên Quang) đề nghị
Chính phủ cần nghiên cứu kỹ
hơn việc tăng tuổi nghỉ hưu.
Vì hiện nay Chính phủ đang
thực hiện tinh giản biên chế,
gặp khó khăn trong việc giải
quyết việc làm cho sinh viên
mới ra trường và người lao
động. Bên cạnh đó, mỗi năm
tuổi nghỉ hưu, ĐB Lưu Bình
Nhưỡng (BếnTre) chobiết chế
độhưu trí chính thức bắt nguồn
từ Nghị định 218/1961, thực
hiện gần 60 năm và trong 60
nămqua không tăng tuổi nghỉ
hưu trong khi tuổi thọ tăng từ
59,04 tuổi (từ năm 1960) lên
76,05 tuổi (hiện nay).
Theo ĐBNhưỡng, tuổi thọ
cao gây áp lực lên hệ thống
quỹ hưu trí Việt Nam. “Tuy
nhiên, trước đây quỹ hưu trí là
quỹ được Nhà nước bao cấp.
Bây giờ Nhà nước không bao
ĐB Nguyễn Ngọc Phương
(Quảng Bình) cho rằng tăng
tuổi nghỉ hưu là tận dụng tiềm
năng trí tuệ, sức lực và được
thực hiện trong giai đoạn dân
số vàng chuyển sang già hóa
dân số. Do đó, khi ban hành
luật thì cần có ngay lộ trình
hợp lý nhằm giải quyết tuyển
dụng đối tượng qua đào tạo,
nâng cao trách nhiệm cho
lao động trẻ. “Tăng tuổi là
vấn đề nhạy cảm, các nước
khi tăng đều có sự phản ứng.
Quan tâm giải pháp tăng tuổi
nhưng không gây phản ứng,
tạo cơ sở ủng hộ của người lao
động khi luật ban hành” - ĐB
Phương nhấn mạnh.
Tăng tuổi hưu vì
lợi ích quốc gia
Ông Đào Ngọc Dung, Bộ
trưởngBộLĐ-TB&XH, khẳng
định tăng tuổi nghỉ hưu là xu
hướng tất yếu, cũng là yêu cầu
thực sự cần thiết củaViệt Nam
hiện nay. Tuy nhiên, việc điều
chỉnh tuổi nghỉ hưu chưa bao
giờ là dễ, hầu như các nước
đều gặp phải khó khăn trong
vấn đề này.
“Việc tăng tuổi các nước
đều đi đến quyết định sớm
khi còn thặng dư lao động,
đưa ra lộ trình tăng chậm,
tăng theo nhóm. Bên cạnh
đó, tăng tuổi hưu thường
người dân và người lao động
không đồng tình nhưng vì lợi
ích quốc gia, lợi ích dân tộc
thì các nước đều quyết định
tăng tuổi hưu, gần đây là Nga,
Anh, Pháp…” - bộ trưởng
dẫn chứng.
Theo người đứng đầu Bộ
LĐ-TB&XH, việc điều chỉnh
tuổi nghỉ hưu sẽ phân theo
nhóm: Nhóm phổ biến (làm
việc trong điều kiện lao động
bình thường); nhóm nghỉ
sớm (lao động ngành nghề,
lĩnh vực nặng nhọc, độc hại,
suy giảm, vùng sâu, vùng
xa…); nhóm nghỉ hưu muộn
hơn (sẽ có danh sách cụ thể,
hiện mới chỉ áp dụng ở ba đối
tượng là 17 thẩmphán TAND
Tối cao, các nữ thứ trưởng và
nhà khoa học).•
ĐBMai Thị Thúy (TuyênQuang) vàĐB PhạmVănHòa (Đồng Tháp)
tại buổi thảo luận về Luật Lao động (sửa đổi) chiều 12-6. Ảnh: QH
Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong vừa
ký quyết định điều chỉnh, phân công công tác thường
trực lãnh đạo UBND TP.HCM nhiệm kỳ 2016-2021.
Ông Nguyễn Thành Phong: Quản lý,
điều hành chung
Theo đó, Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành
Phong chỉ đạo, điều hành và quản lý chung mọi hoạt
động của UBND TP; lãnh đạo các thành viên UBND
TP, thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp thuộc
UBND TP, chủ tịch UBND quận/huyện.
Ông Phong trực tiếp chỉ đạo các lĩnh vực: Chiến
lược, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội; công
tác tổ chức bộ máy cán bộ; an ninh, nội chính; thanh
tra; xây dựng đô thị thông minh; đô thị sáng tạo; xét
duyệt tất cả dự án đầu tư nước ngoài trên địa bàn TP…
Người đứng đầu TP sẽ trực tiếp chỉ đạo Sở Kế hoạch
và Đầu tư, Sở Nội vụ, Công an TP… và theo dõi chỉ
đạo chung các quận 1, 3, 10 và huyện Cần Giờ...
PCT Trần Vĩnh Tuyến: Phụ trách tài chính, ngân
hàng, thương mại
Ông Trần Vĩnh Tuyến không còn phụ trách mảng đô
thị mà sẽ giúp chủ tịch TP phụ trách công tác cải cách
hành chính, kế hoạch vốn đầu tư xây dựng cơ bản.
Ông trực tiếp phụ trách các lĩnh vực: Tài chính - ngân
sách; ngân hàng…; trực tiếp chỉ đạo Sở Tài chính, Sở
Công Thương, Sở Du lịch và theo dõi, chỉ đạo chung
các quận 4, 11, Bình Thạnh và huyện Hóc Môn...
PCT Lê Thanh Liêm: Phụ trách đối ngoại
Ông Liêm sẽ giúp chủ tịch TP phụ trách công tác đối
ngoại; trực tiếp phụ trách các lĩnh vực công nghiệp,
công nghiệp hỗ trợ, khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước
ngoài…
Ông Liêm trực tiếp chỉ đạo Sở NN&PTNT, Sở Ngoại
vụ… và theo dõi, chỉ đạo chung các quận 5, Tân Bình,
Bình Tân, huyện Bình Chánh...
PCT Võ Văn Hoan: Phụ trách đô thị, đất đai…
Ông Hoan trực tiếp phụ trách các lĩnh vực: Quy
hoạch, quản lý, phát triển đô thị; xây dựng; quản lý đất
đai - tài nguyên và môi trường; giao thông, vận tải…
Ông Hoan sẽ trực tiếp chỉ đạo Sở Quy hoạch - Kiến
trúc, Sở Xây dựng, Sở GTVT, Sở TN&MT và theo dõi
các quận 2, 6, 9 và Thủ Đức...
Ông Ngô Minh Châu: Phụ trách mảng nội chính
Ông Châu phụ trách lĩnh vực an ninh, nội chính; công
tác thanh tra. Chỉ đạo Thanh tra TP, Sở Tư pháp, Ban
Dân tộc, Ban Tôn giáo… và theo dõi chỉ đạo chung các
quận 12, Phú Nhuận, Gò Vấp, huyện Củ Chi...
TÁ LÂM
cả nước cómột triệu người lao
động thất nghiệp đã và đang
để lại hậu quả lớn cho xã hội.
“Tăng tuổi nghỉ hưu là
việc quan trọng, ảnh hưởng
đến nhiều người dân nên cần
phải lấy ý kiến của toàn dân.
Tôi đề nghị ban soạn thảo cần
đánh giá lực lượng lao động và
cơ cấu lao động, chế độ hưu
trí, quy hoạch bổ nhiệm cán
bộ, thể lực và trí lực, ý chí,
nguyện vọng của người lao
động để làm căn cứ cho việc
tăng tuổi nghỉ hưu…” - nữ
ĐBTuyênQuang nhấnmạnh.
Tiền hưu là của
người nghỉ, lo làm gì!
Tranh luận vấn đề tăng
cấp quỹ hưu trí nhưng quỹ
BHXH vẫn bao cấp. Nhưng
bản chất của quỹ BHXH là
hình thành từ đóng góp tiền
lương, tiền công và thời gian
làm việc của người lao động.
Như vậy, người nghỉ hưu “ăn”
là “ăn” vào chính tiền lương,
tiền công mà họ đã đóng vào
quỹ trước đó. Cho nên các ý
kiến cho rằng tăng tuổi hưu sẽ
làm vỡ quỹ BHXH là không
logic…” - ông Nhưỡng nói
và cho rằng việc tăng tuổi
hưu là cần thiết.
“Người nghỉ hưu
“ăn” là “ăn” vào
chính tiền lương,
tiền công mà họ đã
đóng trước đó vào
quỹ BHXH. Cho nên
các ý kiến cho rằng
tăng tuổi hưu sẽ làm
“vỡ” quỹ BHXH là
không logic…”
ĐB
Lưu Bình Nhưỡng
(Bến Tre)
Rút đề xuất nghỉ 27-7
Về nội dung lấy ngày 27-7 là
ngàynghỉ, Bộ trưởngĐàoNgọc
Dungchorằngtrongdựthảobộ
luật nêu rõ ý nghĩa, tính nhân
văn.“Tuy nhiên, qua ý kiến của
ĐB, Chính phủ xin QH rút nội
dung này ra khỏi dự thảo…” -
ông Dung nói.
Tiêu điểm
Bàn về đề xuất tăng thời gian giờ làm thêm
từ 300 giờ lên 400 giờ, ĐB Nguyễn Thị Quyết
Tâm(TP.HCM) cho rằnghiệncôngnhânkhông
cónhu cầu làmthêmnhưngvì lương thấpnên
phải làm thêm để trang trải cuộc sống. Theo
bà Tâm, nên tạo điều kiện để người lao động
có thời gian tái tạo sức lao động. Điều đó vừa
có lợi cho công nhân và cho cả chủ sử dụng
lao động. “Đừng nghĩ rằng là vắt cho kiệt sức
người lao động mới là tốt và đừng nói rằng
người công nhân có nhu cầu làm thêmmà là
họ cần làm thêmvì cuộc sống…”- bàTâmnói.
BàTâm cũng dẫn chuyện có rất nhiều công
nhân cả chục năm không về thăm gia đình,
con đưa về quê để cho ông bà, cha mẹ chăm
nuôi. “Sợi dây tình cảm, máu mủ cha mẹ, con
em bị cắt đứt suốt thời gian dài như vậy thì
đau xót lắm chứ! Chưa kể điều đó sẽ làm ảnh
hưởng đến tâm sinh lý thế hệ sau rất lớn. Do
đó, tôi đềnghị Quốchội cầnđặcbiệt quan tâm
đến vấn đề tăng giờ, tăng ca, tăng ngày làm
việc!”- bà Tâm nói.
Tăng giờ làm là vắt hết sức, cắt kiệt tình mẹ con
Nên tăng tuổi nghỉ vì tiền hưu
là của người lao động
Nên cho nghỉ sớm các công chức “sáng đội ô đi, chiều cắp ô về”;
những người còn sức, còn làm, còn đóng BHXH thì nên kéo dài tuổi nghỉ hưu.
TP.HCMphân công lại lĩnhvực của các phó chủ tịch
1,2 4,5,6,7,8,9,10,11,12,13,...16
Powered by FlippingBook