132-2019 - page 14

14
Bạn đọc -
ThứSáu14-6-2019
LÊ THOA
T
rung tá Nguyễn Trọng
Sơn, Phó Trưởng phòng
CSGTCông an TP.HCM
(PC08), cho biết trong quá
trình xử lý những tài xế say
xỉn và phê ma túy, CSGT đã
gặp nhiều trường hợp chống
đối, thậmchí xúc phạmCSGT,
không cho đo nồng độ cồn…
Đề xuất tăng mức
phạt nhiều hành vi
Theo Trung tá Sơn, dự thảo
nghị định sửa đổi, bổ sung
Nghị định 46/2016 (BộGTVT
đang lấy ý kiến) đã tăng mức
phạt đối với nhiều lỗi liên quan
đến nồng độ cồn, ma túy là
hoàn toàn phù hợp với tình
hình thực tế hiện nay.
“Tăng mức phạt là một
trong các giải pháp cần thiết
để hạn chế, kéo giảm tai
nạn giao thông (TNGT) bởi
nó ảnh hưởng trực tiếp đến
lợi ích kinh tế của người vi
phạm, có tính răn đe cao” -
ông Sơn nói.
Theo Trung tá Sơn, người
điều khiển xe trên đường có
nồng độ cồn hoặc chất ma túy,
kích thích rất dễ gây ra những
vụ TNGT nghiêm trọng với
nhiều hệ lụy kéo theo.
Vị lãnh đạo PC08 nhìn
nhận ngoài các vi phạm về
nồng độ cồn, ma túy, Phòng
PC08 cũng đã từng kiến nghị
tăng mức phạt tiền đối với
nhiều hành vi khác cũng là
nguyên nhân dẫn đến TNGT
tại TP vừa qua, đối với cả xe
máy và ô tô.
Siết kỷ luật của CSGT
Trước việc dư luận lo lắng
về tình trạng CSGT lợi dụng
mức phạt cao mà “cưa đôi”
mức phạt với người vi phạm
để không lập biên bản, Trung
tá Sơn cho hay: PC08 sẽ thành
lập tổ kiểm tra để tiến hành
kiểm tra tất cả CSGT về các
mặt liên quan đến công tác
này cũng như việc chấp hành
ý thức tổ chức kỷ luật.
Tổ kiểm tra cũng thực hiện
nhiệm vụ ghi nhận tình hình
trật tự, an toàn giao thông
trên các địa bàn được dư
luận, báo chí phản ánh như
tình trạng xe ben, xe bồn lưu
thông trong đường cấm, giờ
cấm; xe chở quá tải…
“Chúng tôi cũng ban hành
nhiều quy định về tăng cường
kiểm tra, giámsát đối với công
tác xử lý vi phạm và nêu cao
vai trò, trách nhiệm của người
đứng đầu. Qua đó đã tổ chức
cho tất cả CSGT viết cam kết
về thực hiện nghiêm nội quy,
quy định, quy trình công tác,
điều lệnh Công an nhân dân,
văn hóa ứng xử, tư thế, lễ tiết,
tác phong...” - Trung tá Sơn
khẳng định.
Ông cho biết đợt này,
PC08 sẽ tiếp tục tổ chức thực
hiện quy chế về việc quản
lý, phòng ngừa, ngăn chặn
và xử lý sai phạm đối với
Các hành vi được PC08 kiến nghị
tăng mức phạt
Ngoài kiến nghị tăng mức xử phạt đối với các hành vi vi
phạm về nồng độ cồn, ma túy khi lái xe, Phòng PC08 cũng
đã từng kiến nghị tăng mức phạt tiền đối với nhiều hành
vi khác cũng là nguyên nhân dẫn đến TNGT tại TP vừa qua.
Chẳng hạn như:
• Không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiệu,
vạch kẻ đường;
• Không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông;
• Dừng xe không sát theo lề đường, hè phố phía bên phải
theo chiều đi;
•Dừngxetrênđườngxeđiện,đườngdànhriêngchoxebuýt;
• Dừng xe, đỗ xe trên phần đường dành cho người đi
bộ qua đường, dừng xe nơi có biển cấm dừng xe và đỗ xe;
• Dừng xe, đỗ xe tại vị trí: Bên trái đường một chiều, trên
đoạn đường cong hoặc gần đầu dốc nơi tầm nhìn bị che
khuất; trên cầu, gầm cầu vượt;
•Dừngxe, đỗxeở lòngđườngđô thị gây cản trởgiao thông;
•Tụ tập từba xe trở lênở lòngđường, tronghầmđườngbộ;
• Đỗ, để xe ở lòng đường đô thị, hè phố trái quy định của
pháp luật…
Lập tổ kiểm tra, giám sát CSGT
để tránh “cưa đôi”
CSGT; kiên quyết đề xuất
đưa ra khỏi lực lượng đối
với những trường hợp chây
lười công tác, tái phạm nhiều
lần, không có khả năng sửa
chữa, tiến bộ. Đồng thời,
thực hiện nghiêm việc tiếp
nhận và xử lý thông tin phản
ánh thông qua đường dây
nóng (số 099.4676.767 và
số 069.3187.521) nhằm phát
hiện và xử lý thông tin tiêu
cực do người dân phản ánh.
Ngoài ra,
PC08 tiếp tục
đề xuất được bổ sung trang
thiết bị kỹ thuật (camera ghi
hình, máy vi tính, máy in,
nâng cấp các phần mềm tin
học…), thực hiện đề án về lắp
đặt hệ thống giám sát camera
giao thông để từng bước giảm
bớt sự có mặt của lực lượng
CSGT trên đường.
Với việc tăng cường camera
để xử phạt qua hình ảnh, PC08
hy vọng người dân sẽ ý thức
tự giác chấp hành luật giao
thông; còn phía lực lượng
CSGT cũng hạn chế được
tiêu cực do việc xử phạt qua
hình ảnh diễn ra một cách
công khai, minh bạch, các
lỗi vi phạm được thể hiện rõ
ràng, chính xác.•
Bổ sung camera ghi hình làmột trong những biện pháp PC08 đề xuất để từng bước giảmbớt
sự cómặt của lực lượng CSGT trên đường. Ảnh: LÊ THOA
PC08 kiên quyết
đưa ra khỏi lực
lượng đối với những
trường hợp chây lười
công tác, tái phạm
nhiều lần, không có
khả năng sửa chữa,
tiến bộ.
Bên cạnh việc đề xuất tăngmức phạt cho nhiều hành vi vi phạmgiao thông, Phòng CSGTCông an TP.HCM
còn thực hiện nhiều biện pháp giám sát CSGT.
Có một câu hỏi nửa thật nửa đùa: Trong vườn thú, loài
nào nguy hiểm nhất? Câu trả lời như đùa mà rất thật, đó là
loài người!
Gần như lần nào đi Sở Thú (TP.HCM) tôi cũng bắt gặp
vài vụ con người gây nguy hiểm cho thú. Vụ việc thường
xuyên gặp là việc phụ huynh cho trẻ đến chuồng dê,
chuồng cừu và mua đồ ăn cho thú, do nhân viên vườn thú
bán tại chuồng. Một phần đồ ăn gồm lá, cây, rau củ. Sau
khi cho dê, cừu ăn mà còn dư, phụ huynh và trẻ đem số đồ
ăn sang chuồng đà điểu gần đó cho đà điểu ăn luôn (!).
Cách nghĩ dê ăn được thì đà điểu ăn được, chim ăn
được thì người ăn được, chó ăn được thì... là cách nghĩ sai
lầm trong chăm sóc thú. Thậm chí không ít trường hợp du
khách có cách nghĩ: Đồ ăn con người là đồ an toàn vệ sinh
thực phẩm, cao cấp, có tiêu chuẩn hẳn hoi nên con vật
khác cũng ăn được!
Có lần tôi gặp bọn trẻ cho dê và cừu ăn bim bim
(snack). Tôi hỏi lịch sự: “Con ơi, con có ăn đồ ăn lá cây
của bạn dê được không?”. “Không”. “Vậy sao con lại cho
bạn dê ăn đồ ăn của con vậy?”. Bạn nhỏ còn chưa kịp suy
nghĩ thì ba mẹ bạn ấy nhảy xổ tới: “Đây là đồ ăn của con
người. Người còn ăn được thì dê, cừu ăn được!”.
Độc ác hơn, có những người lớn còn làm hư con nít
bằng cách quăng bao nylon, rác, vỏ chuối, bánh mì dư,
bắp… vô chuồng thú. Họ không phải muốn xả rác đơn
thuần. Mục đích của họ là tiêu khiển với những con thú
tội nghiệp. Sau màn quăng đồ là những màn bình luận:
“Trời ơi, con này khôn ghê, nó hửi chứ nó không ăn!”…
Sự nguy hiểm của con người thì vô số ở trong vườn thú.
Những con vật tội nghiệp bị nhốt trong chuồng, bị cách
ly với thế giới bên ngoài bằng tường kính, lưới sắt B40,
hào nước ngăn cách. Thế nhưng sự cách ly này đôi khi vô
dụng trước con người. Nhiều con vật từng bị đau bụng,
cháy lông, bị bệnh… vì cách đối xử tệ bạc của những
người tham quan thiếu ý thức.
Nói đi thì cũng phải nói lại, có phần lớn lỗi là của đơn
vị quản lý vườn thú. Một chuyện nhỏ mà họ có thể làm
nhanh, làm ngay là cho in bảng to, rõ, đặt tại chuồng thú.
Trên bảng cho biết con vật này ăn được những món gì và
khuyến cáo rõ ràng không được cho thú ăn bậy. Ăn bậy
nghĩa là ăn đồ mà nó không thể tiêu hóa được.
Đặc biệt, với những gói đồ ăn cho thú mà vườn thú bán
cho khách, vườn thú phải có trách nhiệm thông tin đầy đủ
và khuyến cáo người mua về việc đồ ăn này có thể cho
con vật nào ăn và không được cho con vật nào ăn. Việc
này sẽ giúp thông tin đến người tham quan đầy đủ hơn,
đồng thời tránh được việc gây hại cho thú.
Rất nhiều chuồng không ghi rõ nội dung nên nhiều
người nghĩ hết sức đơn giản “con này ăn được, con kia
cũng ăn được”, đem đồ bất kỳ thảy vô chuồng thú, báo hại
mấy con vật tội nghiệp càng tội nghiệp hơn.
Đặc biệt, khi đơn vị quản lý vườn thú đưa ra bất cứ một
thông báo “cấm” hay “đề nghị” hay “xin” nào thì cũng
nên gắn thêm một bảng giải thích rõ hơn về lý do cấm. Ví
dụ: Bạn ơi, cho thú ăn bậy, thú sẽ bị đau bụng... Bạn ơi,
thú cũng biết buồn vui, xin đừng chọc ghẹo…
Mùa hè rồi, nhiều trẻ sẽ thích đi tham quan Sở Thú lắm.
Để thú cũng thích khách tham quan, chúng ta hãy dạy trẻ
con cư xử tử tế với chúng!
ĐINH NGỌC QUỲNH NHƯ
Voi ănmía được nhưng các con vật khác thì không. Vườn thú
cần thông tin đầy đủ về việc thức ăn nào dành cho con vật nào.
Ảnh: QUỲNHNHƯ
Nhữngđiềuđáng sợ trongvườn thú
Ý kiến bạn đọc
1...,4,5,6,7,8,9,10,11,12,13 15,16
Powered by FlippingBook