132-2019 - page 13

13
PHONGĐIỀN
N
gày 12-6, đại diện nhiều
công ty du học, doanh
nghiệp xuất khẩu lao
động cho rằng đề xuất “phí
chia tay” 3-5USDmà đại biểu
Nguyễn Quốc Hưng đưa ra
tại Quốc hội là đề xuất phản
cảm, tác động đến đối tượng
lao động nghèo và du học
sinh. Cả hai đối tượng này
hiện chiếm khá đông trong
tỉ lệ người Việt xuất ngoại.
Phí chồng phí với
lao động nghèo
Lãnh đạo một số doanh
nghiệp xuất khẩu lao động tại
TP.HCM cho biết người lao
động trước khi xuất ngoại đã
chịu nhiều chi phí như phí môi
giới, học nghề, học tiếng và
mục đích cao nhất của họ là
tìm kiếm việc làm, cải thiện
thu nhập. Đề xuất thu phí họ
khác nào phí chồng phí.
Bà Dương Thị Thu Cúc,
Chủ tịch HĐTV kiêm Tổng
Giám đốc Công ty TNHH
Dịch vụ Quốc tế Sài Gòn
(Saigon Inserco), hoạt động
trong lĩnh vực đưa lao động
đi làm việc ngoài nước, thẳng
thắn nêu quan điểm: Đối với
du học sinh còn phụ thuộc gia
đình, thậm chí có nhiều em
phải vay mượn để đi học, cớ
sao lại bắt các em đóng loại
phí này? Còn với đối tượng
xuất khẩu lao động đa phần là
hộ nghèo, cận nghèo, chi phí
học tiếng, nghề, định hướng…
trước khi xuất cảnh hầu như
đều vay mượn từ ngân hàng,
người thân. Thêm nữa, yêu
cầu đóng trước khi xuất cảnh
trong khi họ chưa đi làm để
có tiền là rất bất hợp lý.
Theo bà Cúc, người xuất
khẩu lao động sau thời gian
làm việc mới có thể trang trải
chi phí, trả nợ, sauđómới dành
dụmgửi tiềnvề hỗ trợgia đình.
Lẽ ra nên khuyến khích họ
thay vì tính toán kiểu “tận thu”
sẽ tạo hiệu ứng không tốt đối
với lao động nghèo, cận nghèo
đi làm việc ở các nước mang
ngoại tệ, kiến thức, kỹ năng
về phục vụ đất nước.
Đồng quan điểm, ông
Tống Hải Nam, Cục trưởng
Cục Quản lý lao động ngoài
nước (Bộ LĐ-TB&XH), với
tư cách cá nhân cho rằng đề
xuất phí này là không cần thiết
bởi người lao động trước khi
xuất ngoại đã đóng các loại phí
môi giới, đóng vào quỹ hỗ trợ
việc làm nước ngoài rồi. Như
vậy trong trường hợp người
lao động có gặp rủi ro, bệnh
tật thì họ đã được hỗ trợ một
phần. Chưa kể đây là bộ phận
lao động khó kiếm việc làm
trong nước nên phải ra nước
ngoài bươn chải kiếm việc,
cải thiện thu nhập. Khoản “phí
chia tay” 3-5 USD tuy không
lớn nhưng cũng là gánh nặng
cho người lao động.
Tính căn cơ thay vì
“tận thu” 3-5 USD
Chủ tịch HĐQT kiêm giám
đốc điều hành một công ty
du học tại TP.HCM đánh
giá đây là đề xuất rất thiếu
Người lao động Việt Namđi làmviệc ở các nướcmang về nguồn ngoại tệ lớn cho đất nước
lại là đối tượng trong tầmngắmphải đóng “phí chia tay”. Ảnh: P.ĐIỀN
Người đề xuất “phí chia tay” nói gì?
Thực sự mong muốn chính của tôi là đưa đề xuất này
vào Luật Xuất nhập cảnh, không chỉ quy định về xuất nhập
cảnh của công dân qua biên giới mà còn phải nói rõ hơn
những trách nhiệm, nghĩa vụ, quyền hạn của công dân và
của các cơ quan liên quan ở cả nước ngoài. Khi người Việt
Nam (VN) ra nước ngoài cũng phải có sự bảo hộ, hỗ trợ,
giúp đỡ khi cần thiết.
Khi làm các thủ tục ở cửa khẩu xuất nhập cảnh thì chúng
ta cũng cần phải có những sự hỗ trợ khoa học công nghệ
cũng như các thủ tục để công dân xuất nhập cảnh được
thuận lợi nhất, vănminh, lịch sự, đặc biệt có được cái nhanh,
thuận tiện.
(…) Thực ra đây làmột khoản theo tôi nghĩ không nhiều,
rất không nhiều. Một bữa ăn sáng thôi! Chúng ta gọi là
đóng góp, chung tay, chung sức xây dựng, giới thiệu hình
ảnh đất nước, con người văn hóa VN được tốt hơn và để
cho giữ gìn môi trường du lịch, văn hóa của VN thuận lợi
hơn rất nhiều. Đó là mong muốn của chúng tôi và đề xuất
ý tưởng như thế.
Còn câu từ, cách thức như thế nào thì cơ quan có thẩm
quyền nghiên cứu làm sao cho thuận tiện nhất. Hướng tới
là làm sao công dân VN khi xuất nhập cảnh được thuận lợi,
khi ra nước ngoài được bảo vệ.
Đại biểu Quốc hội
NGUYỄN QUỐC HƯNG
CHÂN LUẬN - VIẾT LONG
ghi
Rạng sáng 13-6, các lực lượng chức năng đã tiến hành
niêm phong, tạm giữ, đưa 72.602 cuốn sách giáo khoa
(SGK) nghi làm giả đến kho của Sở TT&TT tỉnh Bình
Định chờ xem xét, xử lý theo quy định. Số sách này được
đội kiểm tra liên ngành tỉnh Bình Định phát hiện tại kho
sách của nhà sách Mỹ Huyền (33 Trần Hưng Đạo, thị trấn
Bồng Sơn, huyện Hoài Nhơn, Bình Định) khi tiến hành
kiểm tra ngày 12-6.
Theo đội liên ngành phòng, chống in lậu tỉnh Bình Định,
nhận định ban đầu, số sách này làm giả sách của Nhà xuất
bản (NXB) Giáo dục Việt Nam, in tại một số cơ sở in trong
nước, trong đó có Công ty In Nhân Dân Bình Định.
Làm việc với các cơ quan chức năng, chủ nhà sách
là ông Lê Văn Hải (57 tuổi) không cung cấp được hóa
đơn, chứng từ hợp pháp. “Số sách này tôi mua, trả tiền
tại chỗ vì họ bán rẻ hơn. Tôi có mục đích là mua rẻ,
bán rẻ để bà con được nhờ” - ông Hải giải thích với đội
kiểm tra.
Theo bà Phạm Thị Thu Hương, Phó Giám đốc NXB
Giáo dục Việt Nam tại Đà Nẵng, đây là vụ phát hiện làm
giả sách của NXB Giáo dục có số lượng lớn nhất đến nay
trong cả nước. Hiện nay, tại một số tỉnh miền Trung cũng
đã phát hiện có SGK nghi làm giả, in lậu.
Trước thông tin SGK bị làm giả, đại diện NXB Giáo
dục cho hay những cuốn sách in lậu không được kiểm
duyệt, phần thông tin xuất bản thể hiện không chính xác.
Chất lượng sách in lậu thường kém hơn sách thật, bị mất
nét, mờ chữ. Nhiều sách bị lỗi keo dán làm bong ra từng
mảng, đóng xén méo lệch, nhăn gáy, thiếu hoặc lộn trang.
NXB Giáo dục Việt Nam đã áp dụng nhiều giải pháp kỹ
thuật như các loại mã số, tem chống giả để hạn chế tình
trạng in lậu sách của mình. Bằng các giải pháp kỹ thuật
này, các cơ quan chức năng và các chuyên gia của NXB sẽ
phân biệt được chính xác đâu là sách thật, đâu là sách giả.
Đối với các bậc phụ huynh, giáo viên và học sinh, NXB
Giáo dục khuyến cáo: Để có thể mua được những cuốn
sách đảm bảo chất lượng phục vụ hoạt động dạy và học,
nên mua SGK và các sản phẩm sách bổ trợ, sách tham khảo
của NXB Giáo dục Việt Nam tại cửa hàng của các Công ty
CP Sách và Thiết bị trường học các tỉnh trong cả nước, cửa
hàng thuộc hệ thống của NXB Giáo dục Việt Nam.
Bên cạnh đó, để việc phục vụ nhu cầu mua SGK của
học sinh và phụ huynh được kịp thời, thuận lợi, NXB
Giáo dục Việt Nam đã thiết lập đường dây nóng qua số
điện thoại: 0377333545.
TẤN LỘC - VIẾT THỊNH
Tiêu điểm
Thay vì được hỗ trợ
thì lại phải đóng phí
Hằngnămcókhoảng140.000
laođộngđicácnướclàmviệc,họ
làlựclượnglaođộngmangngoại
tệ về cho đất nước, lẽ ra phải hỗ
trợtốiđachohọchứsaolạibắthọ
trả“phíchiatay”?Chưakể,người
lao động trước khi xuất cảnh đã
đóng vào quỹ hỗ trợ việc làm
ngoài nước như một loại hình
bảo hiểm khi họ gặp tai nạn lao
động, đau ốm, bệnh tật…
Đời sống xã hội -
ThứSáu14-6-2019
Thu “phí chia tay” 5 USD:
Đề xuất quá lạ!
Nếu đề xuất “phí chia tay” 3-5 USDđược thông qua sẽ tác động tiêu cực đến các đối tượng
xuất ngoại du lịch, khám chữa bệnh, du học, xuất khẩu lao động…
cơ sở. Ngay cả tên gọi “phí
chia tay” cũng rất khôi hài,
không hiểu vị đại biểu kia
tham vấn ở đâu, lấy cơ sở
nào để thu, thu rồi ai quản,
rồi có cải thiện được tốt hơn
các khâu thủ tục xuất nhập
cảnh không. Rất có thể nó
làm xấu hình ảnh đất nước,
tạo tiền lệ cho những đề xuất
tương tự vấp phải phản ứng
không tốt từ xã hội.
Theo vị này, việc đề xuất các
phương thức quản trị phù hợp
sẽ giúp đất nước phát triển,
kinh tế hùng mạnh, trong đó
du học làmột chính sách được
Đài Loan, Singapore khuyến
khích từ vài chục năm nay để
tăng thêmđội ngũ trí thức, thu
hút nhân tài từ các nước. Các
quốc gia luôn khuyến khích
và có chính sách hỗ trợ tối đa
để có nhiều người đi ra các
nước học hỏi kiến thức, kỹ
năng, tiến bộ khoa học quay
về phục vụ đất nước thì tại
sao lại bắt họ phải bỏ thêm
3-5 USD cho cái gọi là “phí
chia tay”, vì thực tế họ sau
đó vẫn quay về quê hương.
“Tóm lại, hãy tính toán căn
cơ hơn thay vì tận thu 3-5
USD” - vị này nói.•
Phát hiệnhơn72.000 cuốn sáchgiáokhoanghi in lậu
Các cơ quan chức năng tỉnh BìnhĐịnh phát hiện hơn 72.000 sách giáo khoa nghi làmgiả của
Nhà xuất bảnGiáo dục Việt Nam tại một nhà sách.
Chủ tịch HĐQT
kiêm giám đốc điều
hành một công ty
du học tại TP.HCM
đánh giá đây là đề
xuất rất thiếu cơ sở.
Lực lượng chức năng kiểmtra, tạmgiữ sách giáo khoa nghi in lậu.
Ảnh: CTV
1...,3,4,5,6,7,8,9,10,11,12 14,15,16
Powered by FlippingBook