132-2019 - page 2

2
Thời sự -
ThứSáu14-6-2019
Kê khai nộp thuế tại Chi cục Thuế quận 5, TP.HCM. Ảnh: HTD
Tới đây, trường
hợp nào được
xóa nợ thuế?
Bộ trưởng Bộ Tài chính có quyền xóa nợ thuế
10-15 tỉ đồng. Trên 15 tỉ đồng, thẩmquyền xóa
nợ thuế thuộcThủ tướng.
Kỳ họp thứ 7, Quốc
CHÂNLUẬN-VIẾT LONG
N
gày 13-6, Quốc hội
(QH) thông qua Luật
Quản lý thuế (sửa đổi)
với 91,32% đại biểu (ĐB)
QH tán thành. Hai điểm khá
quan trọng trong dự luật này
là quy định các trường hợp
được xóa tiền nợ thuế, tiền
phạt, chậm nộp và trách
nhiệm của cơ quan thuế,
kiểm toán, thanh tra trong
việc giải quyết khiếu nại của
người nộp thuế.
Tòa tuyên chết là…
hết nợ thuế!
Sau khi Chủ nhiệmỦy ban
Tài chính - Ngân sách của QH
Nguyễn Đức Hải trình bày
báo cáo giải trình, tiếp thu ý
kiến của ĐBQH đối với dự
luật này, Phó Chủ tịch QH
Phùng Quốc Hiển đã điều
khiển thông qua trước hai
điều trong dự luật.
Một trong những điều được
thông qua riêng là Điều 85
về các trường hợp được xóa
nợ thuế. QH nhất trí rằng có
các trường hợp được xóa nợ
thuế, tiền chậmnộp, tiền phạt.
Cụ thể, trường hợp thứ nhất
là doanh nghiệp, hợp tác xã
bị tuyên bố phá sản đã thực
hiện các khoản thanh toán
theo quy định của pháp luật
về phá sản mà không còn tài
sản để nộp thuế, tiền chậm
nộp, tiền phạt.
Hai là cá nhân đã chết hoặc
bị tòa án tuyên bố là đã chết,
mất năng lực hành vi dân
sự mà không có tài sản, bao
gồm cả tài sản được thừa kế
để nộp thuế, tiền chậm nộp,
tiền phạt còn nợ.
Ba là các khoản nợ tiền thuế,
tiền chậm nộp, tiền phạt của
người nộp thuế không thuộc
trường hợp quy định tại hai
trường hợp nêu trên mà cơ
quan quản lý thuế đã áp dụng
biện pháp cưỡng chế và các
khoản nợ thuế, tiền chậm
nộp, tiền phạt này đã quá
10 năm kể từ ngày hết thời
hạn nộp thuế nhưng không
có khả năng thu hồi.
Tuy vậy, người nộp thuế đã
được xóa nợ thuế, tiền chậm
nộp, tiền phạt trong trường
hợp này trước khi tái sản xuất,
kinh doanh hoặc thành lập
cơ sở sản xuất, kinh doanh
mới thì phải hoàn trả cho
Nhà nước khoản nợ thuế,
tiền phạt, tiền chậm nộp đã
được xóa.
Bốn là tiền thuế, tiền chậm
nộp, tiền phạt đối với các
trường hợp bị ảnh hưởng do
thiên tai, thảm họa, dịch bệnh
có phạm vi rộng đã được xem
xét miễn tiền chậm nộp theo
quy định và đã được gia hạn
nộp thuế theo quy định mà
vẫn còn thiệt hại, không có
khả năng phục hồi được sản
xuất, kinh doanh và không
có khả năng nộp thuế, tiền
chậm nộp, tiền phạt.
Thuế và kiểm toán
phải phối hợp xử lý
khiếu nại
Luật cũng quy định nhiệm
vụ, quyền hạn, trách nhiệm
của Kiểm toán Nhà nước
(KTNN) và Thanh tra Nhà
nước (TTNN) đối với việc
xử lý khiếu nại của người
nộp thuế. Ông Nguyễn Đức
Hải cho hay: “Để đảm bảo
khách quan, minh bạch, bổ
sung quy định khi người nộp
thuế chưa đồng ý với nghĩa
vụ thuế phải nộp thì người
nộp thuế có văn bản đề nghị
cơ quan quản lý thuế và cơ
quan KTNN, TTNN xem xét
lại nghĩa vụ thuế phải nộp.
KTNN, TTNN chủ trì, phối
hợp với cơ quan quản lý thuế
thực hiện việc xác định chính
xác nghĩa vụ thuế của người
nộp thuế và chịu trách nhiệm
theo quy định của pháp luật”.
Theo tờ trình, việc quy
định như vậy có nghĩa là
cơ quan quản lý thuế là đối
tượng kiểm toán, thanh tra
và phải có trách nhiệm thực
hiện kết luận, kiến nghị của
cơ quan KTNN và TTNN.
Đồng thời, quy định này chỉ
tập trung xử lý với trường hợp
người nộp thuế không đồng
ý với số thuế phải nộp khi
cơ quan quản lý thuế tổ chức
thực hiện kết luận, kiến nghị
của KTNN, TTNN mà thôi.
Nhưng để đảm bảo quyền
khởi kiện của người nộp thuế,
Ủy ban Thường vụ QH yêu
cầu Chính phủ và các cơ quan
có liên quan nghiên cứu, bổ
sung các quy định để đảm
bảo quyền khiếu nại, khởi
kiện của người nộp thuế đối
với kết luận, kiến nghị của
cơ quan KTNN, TTNN khi
tiến hành sửa đổi hệ thống
pháp luật có liên quan.
Ông Hải cho hay dự thảo
luật cũng quy định trách nhiệm
củaCQĐT,VKSNDvàTAND
trong việc xử lý tội phạm liên
quan đến thuế. Theo đó, luật
quy định: “CQĐT, VKSND,
TAND trong phạm vi, quyền
hạn của mình có trách nhiệm
tiếp nhận, xử lý, giải quyết
tin báo tố giác tội phạm và
kiến nghị khởi tố, tiến hành
khởi tố điều tra, truy tố, xét
xử kịp thời, nghiêmminh tội
phạm theo quy định của pháp
luật và thông báo kết quả xử
lý cho cơ quan thuế”.•
Cá nhân đã chết
hoặc bị tòa án tuyên
bố là đã chết, mất
năng lực hành vi
dân sự mà không
có tài sản, bao gồm
cả tài sản được thừa
kế để nộp tiền thuế,
tiền chậm nộp, tiền
phạt còn nợ.
Theo ôngNguyễnĐức Hải, có ý kiếnĐBQH
cho rằng việc quy định tiền chậmnộp ởmức
0,03%/ngày là thấp hơn so với lãi suất ngân
hàng, dẫn đến việc các doanh nghiệp cố tình
chây ỳ, chậm nộp tiền thuế để giảm chi phí,
do đó đề nghị cần nghiên cứu tăngmức tính
tiền chậm nộp ở mức cao hơn.
Tuy vậy, Ủy ban Thường vụ QH giải trình
rằng vừa qua, do biến động kinh tế, nhiều
doanh nghiệp gặp khó khăn vì lý do khách
quan. Để nuôi dưỡng nguồn thu, tạo điều
kiện và tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp,
QH đã nhiều lần điều chỉnh giảm mức tiền
chậmnộp từ 0,07%xuống 0,05%và hiện nay
là 0,03%/ngày.
Mặt khác, mức tính tiền chậm nộp 0,03%/
ngày tương đương với mức 10,95%/năm,
trong khi ghi nhận lãi suất huy động bằng
VNDhiệnnay khoảng 4,5%-5,5%/nămđối với
tiền gửi có kỳ hạn từmột tháng đến dưới sáu
tháng và mặt bằng lãi suất cho vay VND hiện
nay phổ biến 6%-9%/năm đối với các khoản
cho vay ngắn hạn.
“Như vậy, mức tiền chậm nộp hiện nay đã
vượt quá mức lãi suất cho vay cao nhất trên
thị trường. Ủy banThường vụ QH xin QH cho
phépgiữnhưdự thảo luật trìnhQHcho ý kiến
tại kỳ họp thứ 7” - ông Hải nói.
Lãi suất tiền chậm nộp thuế vẫn là 0,03%/ngày
Tiêu điểm
Xóa nợ thuế trên
15 tỉ đồng do
Thủ tướng quyết
Về thẩm quyền xóa nợ thuế
đối với khoản nợ của doanh
nghiệp đã quá 10 năm mà cơ
quan quản lý thuế đã áp dụng
cácbiệnphápcưỡngchếnhưng
khôngcókhảnăng thuhồi, luật
quyđịnhthẩmquyềntheotừng
mứcđộ.Theođó,chủtịchUBND
cấp tỉnh xóa nợ dưới 5 tỉ đồng.
Từ5đến10 tỉ đồng thì tổng cục
trưởng Tổng cục Thuế, tổng
cục trưởng Tổng cục Hải quan
có quyền xóa nợ. Từ 10 đến 15
tỉ đồng thì thẩmquyền xóa nợ
thuộcbộ trưởngBộTài chínhvà
trên 15 tỉ đồng thì thẩmquyền
thuộc Thủ tướng Chính phủ.
Đề xuất tiếpviệc chohuyđộngđất, vàng trongdân
Chiều 13-6, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự luật
Chứng khoán (sửa đổi). Đại biểu (ĐB) Lê Công Nhường
(Bình Định) cho rằng cần bổ sung quy định huy động
nguồn lực trong nhân dân như đất đai, nhà xưởng, vàng…
Đồng thời, cho phép Ủy ban Chứng khoán Nhà nước
thành lập công ty đầu tư để huy động nguồn vốn, chuyển
đổi thành trái phiếu, cổ phiếu.
ĐB Nhường nói nếu cho phép Ủy ban Chứng khoán
Nhà nước làm việc này thì sẽ tạo ra “gà đẻ trứng vàng”,
huy động được nguồn vốn đầu tư từ trong dân. ĐB
Nhường nói mô hình công ty huy động nguồn lực, nguồn
vốn này giống như công ty kinh doanh vốn Temasek của
Singapore. “Trong bối cảnh Việt Nam thiếu hụt nguồn vốn
đầu tư, đòi hỏi đầu tư vốn nhà nước phải đảm bảo tài sản,
quy đổi ra trái phiếu và cổ phiếu” - ĐB Nhường đề xuất.
ĐB Nguyễn Phi Thường (Hà Nội) lại đề cập đến “cổ
phiếu trà đá”, tức là giá trị cổ phiếu niêm yết của các công
ty chỉ ngang với giá một ly trà đá. ĐB Thường nói không
hiểu vì sao loại cổ phiếu này vẫn tồn tại, có lúc thăng lúc
trầm mà không rõ lý do. Mặt khác, với loại “cổ phiếu trà
đá”, nhà đầu tư có mua vào cũng không có quyền lợi gì vì
giá trị chỉ là trên giấy. ĐB Thường đề xuất: “Luật Chứng
khoán phải chặt, ngăn hiện tượng hàng trăm doanh nghiệp
kinh doanh khó khăn lên sàn để trục lợi, thực hiện kỹ
thuật làm đẹp báo cáo tài chính. Lúc chào sàn thì cổ phiếu
sôi động nhưng sau đó thì thanh khoản rơi và làm mất tiền
của nhiều nhà đầu tư”.
Một trong những vấn đề mà các ĐB thảo luận là vị trí
của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước. Hiện ủy ban này vẫn
thuộc Bộ Tài chính. Có ĐB cho rằng cần phải có một cơ
quan lớn hơn để ủy ban này trực thuộc.
ĐB Hoàng Văn Cường (Hà Nội) đề xuất phải mở rộng
thêm thị trường chứng khoán phái sinh, như thị trường
cho vay thứ cấp, khoản vay thứ cấp bất động sản, vàng,
đôla, xăng dầu, dầu khí. “Nếu đứng trên quan điểm của
Chính phủ mở rộng hàng hóa, đa dạng trên thị trường thì
vai trò điều tiết không dừng lại ở Bộ Tài chính mà phải là
cơ quan lớn hơn” - ĐB Cường nói.
Tuy vậy, một ĐB Hà Nội khác là Vũ Thị Lưu Mai lại
cho rằng Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cần trực thuộc
Bộ Tài chính, đảm bảo thực hiện nghị quyết của Đảng là
không thành lập tổ chức mới trên tinh thần sắp xếp không
tăng thêm đầu mối, không tăng bộ máy và biên chế. Vì
nếu tách Ủy ban Chứng khoán Nhà nước ra khỏi Bộ Tài
chính thì phải tăng đầu mối, biên chế và tăng chi ngân
sách.
ĐB Trần Văn Lâm (Bắc Giang) cũng đồng quan điểm
này và đề xuất rằng: “Cũng cần trao cho Ủy ban Chứng
khoán thẩm quyền điều tra giống như thẩm quyền điều
tra của cơ quan quản lý cạnh tranh. Có như vậy Ủy ban
Chứng khoán mới có năng lực phát hiện, xử lý các hành vi
vi phạm pháp luật trên thị trường ngày càng tinh vi, phức
tạp” - ĐB Lâm nói.
CHÂN LUẬN - VIẾT LONG
1 3,4,5,6,7,8,9,10,11,12,...16
Powered by FlippingBook