133-2019 - page 16

16
Quốc tế -
Thứ Bảy15-6-2019
Tiêu điểm
Thế giới 24 giờ
Trong hai tàu chở dầu bị tấn công, một tàu tên là Kokuka
Courageous, treo cờ Panama, thuộc Tập đoàn Schulte có trụ
sở tại Hamburg (Đức). Tàu này chở theo 21 thủy thủ đang
trên đường di chuyển tới Singapore, theo hãng tin
Reuters
.
Tàu chở dầu còn lại mang tên Front Altair, treo cờ của quần
đảo Marshall. Ngay sau khi bị trúng ngư lôi, tàu này đã phát
tín hiệu cấp cứu về cảng Fujairah của Các Tiểu vương quốc
Ả Rập thống nhất (UAE). Con tàu đang chở đầy dầu thô xuất
phát từ TP Abu Dhabi (UAE) và thuộc sở hữu của tập đoàn
dầu khí Na Uy Frontline Ltd.
Cháy tàu ở vịnh Oman:
Chiến tranh Mỹ-Iran cận kề?
Việc hai tàu chở dầu bị tấn công tại vịnhOman ngay trong thời điểmhết sức nhạy cảm trongmối quan hệ
giữaMỹ và Iran làmnguy cơ xảy ra chiến tranh trở nên rõ nét hơn bao giờ hết.
KIMNGUYÊN
H
ôm13-6, hai tàu chởdầu
bị tấn công hai lần bằng
ngư lôi và bốc cháy dữ
dội trên vùng biển thuộc vịnh
Oman. May mắn là thủy thủ
đoàn trên tàu đều an toàn, chỉ
có một số trường hợp thương
tích nhẹ. Việc dùng ngư lôi
tấn công tàu chở dầu tại vịnh
Oman ngay trong thời điểm
hết sức nhạy cảm giữa Mỹ và
Iran làm nguy cơ xảy ra chiến
tranh trở nên rất rõ ràng.
Ai tạo ra cuộc
tấn công?
Theo hãng tin
Bloomberg
,
nếu vụ tấn công được xác
minh và có bất kỳ sự dính líu
nào với Iran, việc này có thể
làmphức tạp thêmcăng thẳng
giữa Tehran và Washington.
Bởi lẽ các nhóm tàu sân bay
của Mỹ đang hoạt động ở Ấn
Độ Dương từng tuyên bố sẵn
sàng đáp trả bất kỳ biến cố nào
trong khu vực. 
Hôm qua (14-6), Tổng
thống Mỹ Donald Trump chỉ
đích danh Iran đứng sau vụ
tấn công. “Những hình ảnh
chụp tàu bè tại hiện trường cho
thấy Iran đã thực hiện các vụ
tấn công nhắm vào tàu dầu…
Iran không thể đóng cửa eo
biển Hormuz trong thời gian
dài” - ông Trump trả lời hãng
tin
Fox News
.
Một ngày trước đó (13-6),
tờ
TheWall Street Journal
dẫn
lời ôngPompeocũngnói chính
Iran là thủ phạm gây ra vụ tấn
công.NgoạitrưởngMỹchorằng
mục đích của vụ tấn công trên
là hành động thù địch. Đồng
thời, nhiều nhà phân tích cho
. Indonesia
: Hôm 13-6, cảnh sát nước
này tuyên bố đã bắt giữ 34 nghi phạm
khủng bố có liên hệ với nhóm cực đoan
Jamaah Ansharut Daulah (JAD), trong
đó có nhiều phụ nữ và trẻ em, tại TP
Palangkaraya và khu vực Gunung Mas.
Nhà chức trách cũng thu được nhiều
công cụ chế tạo bom trong quá trình
truy quét nhóm này. Tờ
The Jakarta
Post
cho hay JAD là tổ chức nguy hiểm
bởi các thành viên có thể chế tạo các
loại bom nổ mạnh và đã từng tấn công
vào các đồn cảnh sát ở thủ đô Jakarta
cũng như rất trung thành với Tổ chức
Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS).
600
công ty Mỹ ngày 13-6 đã cùng nhau gửi một
bức thưkêugọiTổng thốngMỹDonaldTrump
giải quyết tranh chấp thương mại với Trung
Quốc. Các công ty này cho biết thuế quan đã
làm tổn thương các doanh nghiệp và người
tiêu dùng Mỹ. Theo tờ
Nikkei Asian Review
,
đây là bức thư mới nhất trong số nhiều bức
thư gửi chính quyềnWashington nằm trong
chiến dịch chống lại thuế quan với sự tham
gia của hơn 150 đại diện từ các ngành công
nghiệp, nôngnghiệp, sản xuất, bán lẻ và công
nghệ tại Mỹ.
VĨ CƯỜNG
Một trong hai chiếc tàu chở dầu bị tấn công và bốc cháy trên vịnhOman. Ảnh: REUTERS
Nếu vụ tấn công
được xác minh và
có bất kỳ sự dính líu
nào với Iran, việc
này có thể làm phức
tạp thêm căng thẳng
giữa Tehran và
Washington.
VụtấncôngởvịnhOmanhôm
13-6 nghiêm trọng hơn nhiều
so với các cuộc tấn công trước
đó. Hồi tháng 5-2019, bốn tàu
chở dầu khác cũng đã bị tấn
công gần cảng Fujairah, thuộc
vùng biển của UAE.
. Trung Quốc
:
Tân Hoa Xã
ngày 13-6
đưa tin cảnh sát nước này đã tiến hành
bắt giữ hai người và cảnh cáo một người
sau khi Tập đoàn Huawei nộp đơn khiếu
nại rằng có tin đồn vô căn cứ một số
nhân viên tập đoàn bị bắt vì làm gián
điệp cho Mỹ. Theo điều tra, một người
họ Wu tại Thẩm Quyến đã tạo ra tin đồn
trên và lan truyền qua WeChat. Người
còn lại thêm thắt câu chuyện rồi phát
tán rộng rãi hơn. Hai người này sau đó
bị giam giữ hành chính lần lượt 10 ngày
và ba ngày. Người thứ ba do chỉ chuyển
tin đồn sang các phòng chat khác nên bị
cảnh cáo.
. New Zealand
: Tòa Thượng thẩm
TP Christchurch hôm 14-6 đã mở phiên
xét xử Brenton Tarrant
,
kẻ xả súng vào
hai nhà thờ Hồi giáo hồi tháng 3-2019
với 51 tội giết người, 40 tội giết người
bất thành và một tội khủng bố. Theo đài
BBC
, người nhà nạn nhân có mặt tại tòa
đã rất tức giận khi luật sư Shane Tait đọc
lời bào chữa cho Tarrant và sau đó cho
biết Tarrant không nhận tội đối với mọi
cáo buộc. Được biết bị cáo 29 tuổi này
không được tham dự trực tiếp mà truyền
từ camera tại một nhà tù được bảo vệ
nghiêm ngặt ở TP Auckland.
VĨ CƯỜNG
rằng Iran dường như đang tìm
cách chứng minh rằng họ có
thể làm bất ổn thị trường dầu
mỏ trên thế giới mà “không để
lại dấu vân tay” để Mỹ có thể
tạo cớ trả đũa bằng quân sự.
Ông JackWatling, một nhà
nghiêncứu tạiViệnNghiêncứu
HoànggiaởLondon(Anh),cho
biết chính vì các cuộc tấn công
xảy ra rất mơ hồ nên chúng
sẽ không đủ để tạo thành một
cái cớ gây ra chiến tranh giữa
Mỹ và Iran.
Một ngày sau vụ tấn công,
Mỹ tung ra đoạn video ghi lại
hình ảnh lực lượng Vệ binh
cách mạng Iran đang gỡ một
số vật thể bên hông tàu chở
dầu Kokuka Courageous bị
tấn công. Chúng được cho là
các quả mìn chưa phát nổ, đài
CNN
đưa tin. PhíaMỹgọi đó là
“bằngchứng”để cáobuộc Iran.
Ông Pompeo khẳng định rằng
“không thể có nhóm vũ trang
nào (ngoại trừ Iran) hoạt động
trong khu vực có đủ khí tài và
sự thành thạo để hành động ở
mức độ tinh vi như vậy” .
Đáp lại các cáo buộc của
Mỹ và một số nước thân Mỹ,
giới chức Iran cho rằng các
cuộc tấn công chính làmột âm
mưu phức tạp đến từ các đồng
minhcủaMỹnhưSaudiArabia,
UAEhoặc Israel. Iran cho rằng
nhóm đồng minh muốn thúc
giụcWashington sử dụng cách
tiếp cận “cứng rắn” hơn với
Iran, theo tờ
New York Times
.
Ngoại trưởng IranMohammad
Javad Zarif hôm 14-6 đã viết
trên Twitter cá nhân, lên án
các cáo buộc của Mỹ là một
phần của chiến thuật “ngoại
giao phá hoại và che giấu cuộc
khủng bố kinh tế” mà Mỹ tạo
ra để “nhằm vào Iran”.
Căng thẳng Mỹ-Iran cũng
xảy ra dữ dội tại Liên Hiệp
Quốc trong một cuộc họp của
Hội đồngBảo an.Tờ
NewYork
Times
đã đăng tải phát biểu của
Quyền Đại sứ Mỹ Jonathan
Cohen nói với các thành viên
khác rằng chính Iran đứng sau
các cuộc tấn công. Phản pháo
lại phía Mỹ, phía Iran cảnh
báoMỹ và các đồngminh phải
chấm dứt ngay các hoạt động
hoặc âm mưu tinh quái, cũng
như các hoạt động némđá giấu
tay trong khu vực.
Gia tăng nguy cơ
chiến tranh
Hôm13-6,TổngThưkýLiên
Hiệp Quốc António Guterres
đã bày tỏmối quan tâmsâu sắc
với vụ nổ tàu và lo ngại vụ tấn
công này có thể dẫn đến sự leo
thang của quân đội Mỹ-Iran.
Sự lo lắng trên xuất phát từ
sự phụ thuộc chung vào các
tuyến vận chuyển dầu mỏ dễ
bị tổn thương ở vùng vịnh Ba
Tư. Các tuyến hàng hải này
luôn là đối tượng của các hành
vi thù địch giữa các nước đối
đầu. Tầmquan trọng của dòng
chảy dầu mỏ đi qua khu vực
được thể hiện qua hiện diện
quân sự tích cực củaMỹ trong
khu vực.
Theo tờ
NewYork Times
, sự
thù địch giữa Washington và
Tehran bắt đầu tăng lên một
năm trước khi Tổng thống
Trump rútMỹ khỏi thỏa thuận
năm2015 với các cường quốc
nhằm hạn chế hoạt động hạt
nhân của Iran. Mỹ còn ban
hành lệnh trừng phạt kinh tế
với đất nước 80 triệu dân này.
Sau đó, ông Trump tiếp tục
đưa ra các yêu cầu Iran thay
đổi chính sách đối với khu
vực. Hồi tháng 4-2019, chính
quyềnMỹ đã tăng áp lực bằng
cách áp dụng các biện pháp
trừng phạt nghiêm khắc với
ngành dầu mỏ của Iran, khiến
ngành kinh tế huyết mạch của
nước này phải rơi vào thế khó
khăn. Trầm trọng hơn, ông
Trump cũng liệt lực lượngVệ
binh cáchmạng tinh nhuệ của
Iran vào danh sách các nhóm
khủng bố. Sang tháng 5, chính
quyền Trump tuyên bố họ sẽ
điềuđộngmộtnhómtàu​sânbay
tới vịnh Ba Tư để ngăn chặn.
Đáplạiđộngtháitrên,cácnhà
lãnh đạo Iran đã đe dọa sẽ chặn
eo biểnHormuz, một điểmyết
hầu ở vịnh Ba Tư. Động thái
này nhằm kiểm soát việc lưu
thông dầu mỏ đến Mỹ và các
nước phương Tây. Iran cũng
đã thực hiện các bước ban đầu
đểmở rộng khả năng làmgiàu
uranium. Cùng với đó, một số
đồng minh của Iran trong khu
vực đã đẩymạnh các cuộc tấn
công vào các đồng minh của
Washington, làm dấy lên lo
ngại về một cuộc xung đột
rộng lớn hơn. •
1...,6,7,8,9,10,11,12,13,14,15 16
Powered by FlippingBook