133-2019 - page 7

7
Pháp luật
&
cuộc sống -
ThứBảy15-6-2019
Chỉ vì quá nghèo!
Phạm nhân được giao
dịch dân sự, tham gia
bảo hiểm xã hội
Ngày 14-6, Quốc hội (QH)
đã bấm bút thông qua dự thảo
Luật Thi hành án hình sự với
tỉ lệ phiếu tán thành 91,53%.
Liên quan đến quyền, nghĩa
vụ cụ thể của các phạm nhân,
luật vừa thông qua quy định
phạm nhân có 10 nhóm quyền.
Trong báo cáo giải trình,
tiếp thu, Ủy ban Thường vụ
(UBTV) QH cho hay: Nhiều
ý kiến đại biểu QH đề nghị
ngoài quy định các quyền,
nghĩa vụ cụ thể của phạm
nhân thì cần có quy định mang
tính nguyên tắc: “Phạm nhân
được hưởng các quyền khác
của công dân nếu không bị
hạn chế bởi các luật có liên
quan, trừ trường hợp các
quyền đó không thể thực hiện
được do họ đang chấp hành
án tại cơ sở giam giữ phạm
nhân”.
Tuy nhiên, khi UBTVQH
tổ chức xin ý kiến đại biểu
QH, đa số ý kiến tán thành
với phương án phạm nhân chỉ
được hưởng các quyền quy
định trong luật này.
Trong 10 nhóm quyền, phạm
nhân được hưởng các quyền
cơ bản như quyền được bảo hộ
tính mạng, sức khỏe, tài sản,
tôn trọng danh dự, nhân phẩm;
bảo đảm chế độ ăn, ở, mặc, đồ
dùng sinh hoạt cá nhân, chăm
sóc y tế theo quy định; gửi,
nhận thư, nhận quà, tiền…
Luật cũng quy định phạm
nhân được tự mình hoặc thông
qua người đại diện để thực
hiện giao dịch dân sự theo quy
định; được tham gia bảo hiểm
xã hội tự nguyện, hưởng chế
độ, chính sách về bảo hiểm
xã hội theo quy định của pháp
luật. Ngoài ra, phạm nhân còn
có quyền và nghĩa vụ khác
theo quy định của luật này.
Liên quan đến quy định tại
Chương IV về thi hành án tử
hình, có ý kiến đề nghị bổ
sung quy định về thời hạn Chủ
tịch nước xét đơn xin ân giảm
án tử hình để khắc phục tình
trạng giam giữ người bị kết
án tử hình quá lâu. Tuy nhiên,
UBTVQH cho rằng việc xem
xét đơn xin ân giảm án tử hình
không thuộc phạm vi điều
chỉnh của Luật Thi hành án
hình sự.
Trong quá trình thảo luận,
có ý kiến đề nghị bổ sung vào
dự thảo luật quy định giao
hội đồng thi hành án tử hình
thẩm quyền xem xét việc cho
nhận tử thi người bị thi hành
án tử hình và giao TAND Tối
cao hướng dẫn vấn đề này.
UBTVQH cho rằng dự thảo
luật kế thừa quy định của
luật hiện hành giao chánh
án TAND đã ra quyết định
thi hành án tử hình xem xét,
quyết định việc cho nhận tử
thi người bị thi hành án tử
hình.
Đ.MINH - C.LUẬN
“Ăn” của rừng, rưng rưng
nước mắt
Phía sau vụ án hủy hoại rừng, xét xử nữ bị cáo người dân tộc thiểu số là câu chuyện
buồn đến nao lòng.
VĨNHKỲ
T
rụ sở TAND tỉnh Quảng Nam một buổi
trưa tiếng ve kêu ran giữa nóng nực. Bên
trong phòng xét xử có một người đàn bà
ngồi lạc lõng, đơn độc giữa đám đông. Chị
ngồi lặng thinh, hết mân mê những ngón tay
thô ráp lại dáo dác nhìn xung quanh như đang
cố tìm bóng dáng người thân. Nghe thư ký tòa
thông báo phiên xử diễn ra trễ hơn dự kiến,
chị lấy áo khoác che mặt rồi nằm gục xuống
bàn. Những giọt nước mắt rơi mỗi khi ai đó
hiếu kỳ bước đến hỏi chuyện.
Chặt cây rừng vì “đói” đất
sản xuất
“Bị cáo là Hồ Thị Thêm, dân tộc M’Nông bị
xét xử về tội hủy hoại rừng. Nó tội lắm, chồng
bị bệnh tim, anh chồng bị câm điếc, hai con
thì còn nhỏ, giờ nó đang mang thai đứa thứ ba
nữa. Thêm là lao động chính, nếu phải đi tù thì
không biết gia đình sẽ ra sao” - phiên dịch Lê
Minh Xây (Chủ tịch Hội Cựu chiến binh xã
Sông Trà, huyện Hiệp Đức) vừa nói vừa đặt
vào tay bị cáo Thêm chai nước lọc.
Có lẽ vì cuộc sống vất vả nên chị Thêm nhìn
già hơn so với tuổi 26. Thêm không biết chữ,
không nghe được nhiều tiếng Kinh nên ai hỏi
gì cũng lắc đầu, sợ sệt. Chỉ khi có mặt người
phiên dịch thì bị cáo mới mạnh dạn chia sẻ. 
Qua lời người phiên dịch Thêm kể tuổi thơ
của bị cáo là tháng ngày chân trần vượt đèo,
lội suối theo cha mẹ lên rẫy làm thuê mà không
được đến trường. Khi tròn 12 tuổi, Thêm được
gả cho một thanh niên trong xã lớn hơn mình
sáu tuổi. Những tưởng lấy chồng sẽ bớt cực,
ai ngờ cuộc sống ở gia đình chồng còn ngặt
nghèo hơn. Đã thế, Thêm lại đẻ liền tù tì hai
đứa con. Không có tiền đi bệnh viện, Thêm
phải tự sinh nở, tự cắt rốn rồi nấu rễ cây rừng
lấy nước uống để có sức nuôi con.
“Không có đất sản xuất nên vợ chồngmình lên
rẫy làm thuê, mỗi ngày được khoảng 100.000-
120.000 đồng. Ngoài ra, cứ làm được 10 ngày
thì được trả thêm một bao thóc, sau khi phơi
khô, xay ra được khoảng 5-6 kg gạo. Mùa khô
còn có người thuê, mùa mưa thì gia đình xác
định sẽ đói” - ông Xây phiên dịch lời Thêm.
Theo hồ sơ tố tụng, tháng 2-2018, Thêm
đang đi hái rau rừng thì phát hiện khu rừng
tự nhiên tại khu vực Khe Nước Lá thuộc thôn
6, xã Phước Trà, huyện Hiệp Đức. Có đất sản
xuất luôn là ao ước bấy lâu nên bị cáo có ý định
phát dọn rừng để lấy đất trỉa lúa, trồng keo.
Thêm thuê thêm Hồ Thị Này, Hồ Văn Xưng,
Hồ Thị Đào, Hồ Văn Thống, Hồ Văn Xét đi
phát dọn rừng và trả công bằng hình thức trao
đổi ngày công lao động.
Đáng thương nhưng không thể
giảm án
Sau đó, Thêm cùng những người nói trên
cầm rựa đi phát rừng. Bị cáo chỉ ranh đất cần
khai phá, yêu cầu cả nhóm phát dọn dây leo,
cây bụi, cây gốc nhỏ, chừa lại cây gốc lớn.
Mọi người làm trong ba ngày thì xong. Sau đó,
Thêm thuê Hồ Văn Nga mang máy cưa xăng
vào cưa toàn bộ số cây lớn đã chừa lại. Đổi
lại Thêm trả công cho Nga bằng việc đi phát
rừng cho Nga trong hai ngày công.
Tại tòa, vị chủ tọa và kiểm sát
viên nhiều lần tạo điều kiện để
Thêm trình bày căn cứ xin hưởng
án treo nhưng đều không có.
Bị cáo
Thêmbuồn
bã bên căn
nhà sàn
xiêu vẹo
sau phiên
tòa. Ảnh:
VĨNHKỲ
Ngày 10-5-2018, tổ công tác Hạt Kiểm lâm
Phước Sơn, Hiệp Đức kiểm tra đã phát hiện vụ
việc. Qua khám nghiệm hiện trường, cơ quan
chức năng xác định diện tích rừng tự nhiên bị
chặt phá trái phép thuộc khoảnh 3, tiểu khu
526, gây thiệt hại 12.224 m
2
rừng nghèo. Tổng
giá trị thiệt hại gần 230 triệu đồng, trong đó
thiệt hại về môi trường hơn 170 triệu đồng.
Thêmbị TAND huyện Hiệp Đức xử sơ thẩm,
tuyên phạt 12 tháng tù về tội hủy hoại rừng,
sau đó kháng cáo xin hưởng án treo.
Phiên xử phúc thẩm diễn ra khá chóng vánh
vì bị cáo không có tình tiết giảm nhẹ mới. Tại
tòa, Thêm khai rằng mình là người dân tộc
thiểu số, không biết chữ nên chưa hình dung
được mức độ nguy hiểm từ việc làm của mình.
“Nhà nghèo, vợ chồng làm thuê không đủ ăn
nên bị cáo phát dọn rừng để trỉa lúa, trồng keo.
Bị cáo thấy người ta làm vậy thì có đất sản
xuất nên làm theo, không biết như vậy là phá
rừng, phải đi tù” - Thêm trình bày.
“Vậy trước đó bị cáo có được nghe tuyên
truyền bảo vệ rừng không?” - chủ tọa hỏi.
Thêm lắc đầu: “Ở địa phương, bị cáo ít khi
được nghe tuyên truyền. Khu vực rừng bị cáo
phát dọn không có biển cấm nên bị cáo cũng
không biết đó là rừng cấm khai thác”. 
Tại tòa, vị chủ tọa và kiểm sát viên nhiều
lần tạo điều kiện để Thêm trình bày lý do xin
hưởng án treo nhưng quanh đi quẩn lại bị cáo
chỉ có một lý do duy nhất: Vì nghèo. Dù chia
sẻ với hoàn cảnh ngặt nghèo của Thêm nhưng
HĐXX đã phải tuyên y án sơ thẩm, ngoài ra bị
cáo còn phải bồi thường gần 230 triệu đồng. •
Pháp luật nghiêm nhưng luôn cần tình người
Rừng chiều sau cơnmưa giông trong lành và
yên tĩnh đến lạ lùng. Chúng tôi đến nhà Thêm
khi chị đang chuẩn bị bữa cơm chiều. Đó là
một căn nhà sàn nhỏ xíu, chật chội và có cảm
giác chỉ cần một trận gió to là nó có thể bị thổi
bay. Bên trong không có gì đáng giá ngoài ba
bao thóc dựng ở góc nhà và hai chiếc tủ nhôm
được mua trả góp để đựng quần áo và sách vở
cho các con.
Vừabước vàonhà, anhHồVănCan (chồng chị
Thêm) hào hứng khoe những phiếu bé ngoan
và giấy khen của hai bé trai. Về đến nhà Thêm
đã cởi mởhơn. Chị bảo không chỉ gia đìnhmình
mà nhiều hộ trong xã Phước Trà cũng khổ sở
vì không có đất sản xuất.“Mình không được đi
học nhưng qua hai phiên xử, nghe mọi người
phân tích thì biết thêm nhiều điều. Mình cảm
thấy xấu hổ với các con” - Thêm thỏ thẻ.
Chúng tôi hỏi: “Chị hiểu thật chứ? Nếu được
chọn lại thì chị còn ưng phá rừng nữa không?”.
Xoa bàn tay thô ráp lênbụngbầu, chị nói:“Mình
biết mình sai nhưng nếu không làm thì không
có gạo, có tiền cho con đi học rồi mua thuốc
cho chồng nữa. Mình không ngại vất vả, chỉ
mong có đất để trỉa lúa, trồng keo vì nếu làm
thuê thì cứ nghèo mãi thôi”...
Trao đổi với PV, thẩm phán Trần Thị Bích Ân,
Chánh văn phòng TAND huyện Hiệp Đức, cho
biết tính từ ngày 1-1-2019, tòa này đã xử sáu vụ
hủy hoại rừng và vi phạm quy định về khai thác,
bảovệ rừngvàquản lý lâmsảnmàbị cáo làngười
dân tộc thiểu số.“Những năm trước chỉ có vài vụ
nhưngnămnay thì nhiềuhơn. Nguyênnhânmột
phần do nhận thức về pháp luật của bà con còn
kém, ngoài ra là trách nhiệm tuyên truyền của cơ
quan nhà nước”- thẩmphán Ân nói.
Theo bà Ân, khi xét xử những vụ án này, tòa
thườngxemxét kỹ các tình tiết để cânnhắc giảm
nhẹmột phần hình phạt cho bị cáo là người dân
tộc thiểu số. Bà Ân chia sẻ:“Có nhiều bị cáo hiền
khô, không biết gì hết. Có nhiều bị cáo thì ở rất
xa tòa, đi bộ cả ngàymới đến nơi, xử xong có khi
phảichohọtiềnvề.Vìvậy,quátrìnhxétxử,chúng
tôi cũng cânnhắc rất kỹ, nếu thấy điều kiệnhoàn
cảnh của họ quá ngặt nghèo, nhân thân tốt thì
quyết định cho hưởng án treo. Pháp luật đương
nhiêncầnphảinghiêmminh,côngbằngvàcótính
chất răn đe nhưng cũng cần có tình người nữa”.
1,2,3,4,5,6 8,9,10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook