135-2019 - page 14

14
Tôi là một tài xế xe tải, gần đây tôi thấy
có rất nhiều vụ việc tài xế gây tai nạn giao
thông bị xử lý hình sự. Đơn cử là vụ tài xế
BMW gây tai nạn chết người chịu mức án ba năm sáu tháng
tù. Thật sự trong nhiều lần lái xe, tôi và tài xế khác dù đã
tuân thủ đúng luật lệ giao thông nhưng vì người đi đường,
người điều khiển phương tiện khác quá ẩu mà xảy ra tai
nạn. Vậy xin hỏi trong những trường hợp nào thì tài xế gây
tai nạn dẫn đến chết người nhưng không bị xử lý hình sự?
Bạn đọc
Nguyễn Chí Công
(Cần Thơ).
Luật sư
Lê Văn Hoan
,
Đoàn Luật sư TP.HCM
, trả lời:
Với tình trạng vi phạm các quy tắc an toàn giao thông dẫn
đến hậu quả nghiêm trọng đối với sức khỏe, tính mạng và
tài sản, Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) đã
quy định trách nhiệm của người tham gia giao thông khi
gây ra tai nạn.
Cụ thể, Điều 260 quy định: “Người nào tham gia giao
thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông
gây thiệt hại cho người khác sẽ bị phạt tù trong trường hợp:
- Làm chết người;
- Gây tổn hại sức khỏe, thương tích của một người với tỉ
lệ 61% trở lên;
- Gây thiệt hại về tài sản từ 100 triệu đồng đến dưới 500
triệu đồng;
Người nào phạm tội này có thể bị phạt cao nhất lên đến
15 năm tù nếu:
- Làm chết ba người trở lên;
- Gây thương tích hoặc tổn hại sức khỏe của ba người trở
lên với tổng tỉ lệ là 201% trở lên;
- Gây thiệt hại về tài sản từ 1,5 tỉ đồng trở lên”.
Từ quy định trên cho thấy người tham gia giao thông chỉ
phải chịu trách nhiệm hình sự nếu:
- Không chấp hành quy định về an toàn giao thông.
- Gây ra hậu quả chết người hoặc gây thương tích, thiệt
hại về tài sản của người khác với tỉ lệ thương tật và giá trị
tài sản thiệt hại theo Điều 260.
Khi xảy ra tai nạn giao thông thì cơ quan giải quyết mà
ở đây là CSGT sẽ xem xét, xác định yếu tố lỗi của các bên.
Nếu thấy có dấu hiệu vi phạm pháp luật hình sự thì chuyển
hồ sơ sang CQĐT để giải quyết theo quy định.
Do đó, nếu trong quá trình điều khiển phương tiện tham
gia giao thông gây hậu quả chết người nhưng chấp hành đúng
Luật Giao thông đường bộ (có giấy phép lái xe, đi đúng phần
đường, đúng tốc độ, không vi phạm về nồng độ cồn…) và
hậu quả xảy ra do lỗi cố ý của nạn nhân, trong trường hợp
bất khả kháng hoặc tình thế cấp thiết thì tài xế sẽ không bị
xử lý trách nhiệm hình sự.
TRÚC PHƯƠNG
ghi
Bạn đọc -
ThứBa18-6-2019
TRƯƠNGNHẤT VƯƠNG*
T
heo quy định hiện hành,
người lái ô tô tuyệt đối
không được phép uống
rượu bia. Đối với người lái
mô tô, nồng độ cồn trongmáu
không được vượt ngưỡng
cho phép. Tuy nhiên, với
kinh nghiệm dạy lái xe nhiều
năm, tôi cho rằng nên cấm
tiệt rượu bia khi lái xe, kể cả
với người lái xe máy như quy
định của Luật Phòng, chống
tác hại của rượu bia vừa được
Quốc hội thông qua.
Thực tế cho thấy với những
tài xế đã sử dụng rượu bia,
không cần vượt quá ngưỡng
cho phép thì đôi khi cũng sẽ
có những biểu hiện hưng phấn
thái quá, khó làm chủ tốc độ,
tay lái dẫn đến tai nạn.
Bỏ nghề ngay
chuyến đầu tiên
Cái tin người bạn tên Đàm
Việt của lớp tôi ngay chuyến
đầu tiên cầm lái gây tai nạn
lật xe làm chết em trai ông
chủ xe khiến tất cả chúng
tôi choáng váng. Tin này đến
ngay những ngày đầu chúng
tôi vừa rời chân ra khỏi cổng
trường trung học. Điều chúng
tôi hốt hoảng là Việt lái xe
sau khi đã uống vài ly rượu.
Hôm đó, xe chở hàng trái
cây từ Cái Bè (Tiền Giang)
ra Bắc giao hàng êm thấm.
Chuyến hàng vào về đến
Quảng Nam thì ghé ăn cơm,
ba anh em gồm ông chủ xe,
em trai ông ấy theo phụ xe
cùngViệt kêu thêm chai rượu
Hồng Đào uống để mừng
chuyến trái cây thắng lợi và
để Đàm Việt chạy ca sau dễ
ngủ. Ai có ngờ
“Đất Quảng
Nam chưa mưa đã thấm.
Rượu Hồng Đào chưa ngấm
đã say”
. Mới đến 22 giờ 30,
Việt dậy thay tài.
Mới được hơn chục cây số,
cánh đồng trống với hương
đồng gió nội đã ru Việt vào
giấc ngủ trắng (ngủ trong
tâm). Khi tỉnh dậy thấy trời
đất đảo lộn, ông chủ xe và
Việt chui ra ngoài mới biết
xe đã lật úp xuống ruộng.
Không thấy em trai, cả hai
lại bò ngược vào cabin thì
mọi sự đã quá muộn màng.
Emtrai ông chủ xe ngồi phía
cửa phụ, xe lật hất người em
ra ngoài cửa kính và bị cabin
đè lên đã không còn cơ hội
sống. Việt bỏ nghề về cuốc
ruộng an phận. Gặp Việt sau
nhiều năm, tôi hỏi nhiều người
cũng bị tai nạn chết người,
họ đâu có bỏ nghề, còn cậu
vì sao phải bỏ. Việt tâm sự:
“Mỗi người có một lựa chọn
và suy nghĩ khác nhau, còn tui
một lần là quá đủ. Đã nhiều
năm rồi mà cái chết của thằng
Thắng em ông chủ xe vẫn ám
ảnh tui mãi… Đêm đó đừng
nuốt mấy ly rượu thì đâu ra
nông nỗi!”.
Giấy phép lái xe đặt
trên bàn thờ
Vũ Dũng là con trai thứ
hai trong một gia đình có
đến bảy anh em trai ở Buôn
Đôn (Đắk Lắk). Thương cha
mẹ già yếu, anh em Dũng
ai cũng chịu khó lo làm ăn.
Dũng lấy vợ và có hai đứa
con một trai, một gái. Vợ anh
buôn bán hàng tươi sống ở
chợ. Thường cứ nửa đêm là
Dũng phải dậy chạy xe máy
Nhiều tai nạn thương tâm
• Ngày 11-4-2019, Nguyễn Đức Huyện điều khiển ô tô
49X-6666 đi trên đườngNguyễn CôngTrứ (phường LêHồng
Phong, Quy Nhơn, BìnhĐịnh) đã tông thẳng vào đámđông
chuẩn bị đi đưa tang. Hậu quả 10 người thương vong, trong
đó bốn người chết, sáu người bị thương. Cơ quan chức năng
kiểm tra, phát hiện ông Huyện vi phạm nồng độ cồn vượt
mức cho phép.
• Ngày 1-5-2019, LêTrungHiếu điều khiển xeMercedes đi
qua hầm Kim Liên (Hà Nội) đâm vào xe máy Honda Vision
đi phía trước cùng chiều khiến hai người phụ nữ tử vong
tại chỗ…
“Đêm đó đừng nuốt mấy ly rượu
thì đâu ra nông nỗi”
có kéo cái moóc phía sau ra
chợ đầu mối ở TP Buôn Ma
Thuột lấy hàng về cho kịp
sáng để vợ đem ra chợ bán.
Nhiều năm lam lũ chắt chiu,
vợ Dũng quyết định đầu tư
cho chồng đi học lái xe tải.
Sáu, bảy tháng trời vừa học
vừa làm rồi cũng đến kỳ thi
sát hạch, Dũng cùng các bạn
vượt qua kỳ thi một cách
suôn sẻ.
Tối hôm đó cả nhóm liên
hoan uống bia mừng có giấy
phép lái xe (GPLX). Khuya
về, Dũng điều khiển xe máy
lao vào đuôi xe tải bị hỏng
đậu sát lề đường. Dũng đã
mãi mãi đi vào giấc ngủ sâu
không bao giờ tỉnh lại cho dù
vợ con và gia đình khóc gọi
anh đến khan hơi, khản giọng.
49 ngày Dũng từ biệt cuộc
đời, anh em, bạn bè trong
nhóm học lái xe đến thắp cho
Dũng nén nhang. Một người
bạn đặt bộ hồ sơ và cái GPLX
mới toanh của Dũng lên bàn
thờ của anh. Trong ảnh Dũng
đang cười với các bạn nhưng
ẩn sâu trong ánh mắt khắc
khổ của anh có điều gì đó tiếc
nuối mênh mang và một lời
nhắn gửi sau cùng: “Tụi mày
đừng vài ly rượu như tao để
rồi phải bỏ vợ con, bỏ bạn bè,
bỏ cuộc đời này nhé!”.
Rõ ràng việc sử dụng rượu
bia rồi lái xe (kể cả xe máy)
đã gây ra những thảm cảnh
đau lòng và hậu quả nhãn
tiền là điều không còn gì
phải bàn cãi. Những cái chết
tương tự thì rất nhiều, không
sao kể hết. Qua bài viết tôi
thiết tha mong muốn các cơ
quan chức năng cần có biện
pháp quyết liệt để quy định
cấm tiệt rượu bia lái xe được
thực thi nghiêm.
Quan trọng nhất là phải có
cơ chế giám sát để quy định
này được thực thi hiệu quả.
Bởi thực tế hiện nay chúng ta
đang áp dụng quy định cấm
tiệt rượu bia đối với tài xế ô
tô nhưng tình trạng vi phạm
pháp luật vẫn xảy ra, tai nạn
từ đó vẫn xảy ra một cách
khó kiểm soát.
(*) Tác giả bài viết hiện là
giáo viên dạy lái xe tại Trung
tâm Giáo dục nghề nghiệp
Vinasme Tây Nguyên.
LuậtPhòng,chốngtáchạicủarượubiacấmtiệtngườiláiôtôuốngrượubia.Ảnhminhhọa:HOÀNGGIANG
“Đã nhiều năm
rồi mà cái chết của
thằng Thắng em
ông chủ xe vẫn ám
ảnh tui mãi. Đêm
đó đừng nuốt mấy
ly rượu thì đâu ra
nông nỗi!”
Không cần vượt quá ngưỡng cho phép thì đôi khi các tài xế cũng sẽ có những biểu hiện hưng phấn thái quá,
không làm chủ tay lái dẫn đến tai nạn.
THÔNG BÁO
VănphòngThừaPhát Lại HuyệnBìnhChánh chuyểnvềđịa chỉ E5/6A
NguyễnHữuTrí, khuphố 5, thị trấnTânTúc, huyệnBìnhChánh,TP.HCM
Quảng cáo
Tài xế gây tai nạn giao thông: Trường hợp nào không bị xử lý hình sự?
1...,4,5,6,7,8,9,10,11,12,13 15,16
Powered by FlippingBook