135-2019 - page 9

9
Tiêu điểm
Theokếhoạch,chiều18-6,Thủtướng
ChínhphủNguyễnXuânPhúc sẽchủ trì
hội nghị đánhgiá kết quảhai nămtriển
khai thực hiện Nghị quyết 120/NQ-CP.
Hội nghị lần này nhằm đánh giá được
nhữngviệcđãlàmđược,chưalàmđược,
nhữngkhókhăn, vướngmắc trongviệc
thực hiện nghị quyết; xác định nhiệm
vụ, giải pháp trong thời gian tới nhằm
tạo sự chuyển biếnmạnhmẽ trong tư
duy và hành động của các cấp, ngành,
địa phương và người dân vùngĐBSCL.
Uy hiếp tính mạng, tài sản nhân dân
Theo báo cáo của Bộ NN&PTNT, từ năm 2010 tới nay, tình trạng sạt lở tại
ĐBSCL diễnbiếnngày càngphức tạp, nghiêmtrọng, uy hiếp trực tiếpđến tính
mạng, tài sảncủanhândân.Trungbìnhmỗi nămxói lởđã làmmất khoảng300
ha đất, rừng ngậpmặn ven biển. Hiện toàn ĐBSCL có 564 điểm sạt lở với tổng
chiều dài trên 834 km. Trong đó, sạt lở bờ sông 512 điểm với tổng chiều dài
khoảng 566 km (chủ yếu diễn ra dọc theo các sông Tiền, Hậu, Vàm Cỏ Đông,
VàmCỏTây…) và sạt lở bờ biển 52 điểmvới tổng chiều dài 268 km.
Tương tự, tình trạng xâmnhậpmặn có xu hướng xuất hiện sớmhơn, sâu
hơn so với trước đây, thường xuyên ở mức 50-60 km. Điển hình năm 2016
nước mặn vào sâu kỷ lục 90 km, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất
nông nghiệp của vùng.
Hàng tỉ đồng xử lý
các điểm sạt lở
Nhận thức sâu sắc về thực trạng
trên, từ ngày 17-11-2017, Chính phủ
ban hành Nghị quyết 120/NQ-CP về
phát triển bền vững ĐBSCL thích
ứng với BĐKH, trong đó đặc biệt
coi trọng công tác phòng, chống,
khắc phục sụt lún, sạt lở bờ sông,
bờ biển.
Theo đó, hai năm qua, hệ thống
mạng lưới quan trắc, giám sát các
yếu tố khí tượng thủy văn, hải văn,
biến động bùn cát tại ĐBSCLđã được
tăng cường. Ngoài mạng lưới trạm
khí tượng thủy văn cơ bản gồm 98
trạm khí tượng, 145 điểm đo mưa,
139 trạm thủy văn, sáu trạm hải văn,
khu vực Nam bộ hiện nay đã được
đầu tư 154 điểm đo mưa, mực nước
tự động, đo mặn.
Chương trình mục tiêu quốc gia
ứng phó với BĐKH và Chương trình
hỗ trợ ứng phó với BĐKH đã hỗ trợ
triển khai 28 dự án tại ĐBSCL. Trong
đó có tám dự án liên quan đến xây
dựng đê biên, đê sông ở những khu
vực xung yếu; 20 dự án liên quan
đến trông, phuc hôi rưng ngâp măn
ven biên.
Chương trình mục tiêu quốc gia
ứng phó với BĐKH và tăng trưởng
xanh hỗ trợ triển khai 20 dự án với
kinh phí 3.700 tỉ đồng đã được Thủ
tướng Chính phủ giao vốn trung hạn.
Ngoài ra, hàng loạt hoạt động xử lý
sạt lở cấp bách bờ sông, bờ biển, xử
lý sụt lún cũng được triển khai với
36 dự án được ưu tiên với tổng số
vốn 2.500 tỉ đồng.
Công tác quy hoạch, sử dụng đất
của ĐBSCL cũng được chuyển theo
hướng hạn chế xây dựng các điểm
dân cư tập trung tại các vùng sát kênh
rạch, có nguy cơ sạt lở cao. Về lâu
TRỌNGPHÚ
T
rong khuôn khổ Diễn đàn
ĐBSCL 2019, chiều 17-6, tại
hội thảo truyền thông về biến
đổi khí hậu (BĐKH) ở ĐBSCL, Thứ
trưởng Bộ TN&MT Lê Công Thành
phát biểu nhấn mạnh BĐKH đang
là thách thức lớn đối với quá trình
phát triển bền vững của Việt Nam.
Bị tác động mạnh từ
thủy điện thượng nguồn
Đượcmệnhdanh làmột trongnhững
khu vực màu mỡ nhất trên thế giới
nhưng ĐBSCL - nơi sinh sống của
20 triệu người Việt, cung cấp một
nửa sản lượng lúa, 70% thủy sản,
1/3 GDP cả nước - lại đang đối mặt
với nguy cơ xâm nhập mặn, sụt lún,
sạt lở đáng báo động. Nhiều chuyên
gia cảnh báo nếu không có giải pháp
ứng phó, hỗ trợ kịp thời, cuộc sống
của người dân sẽ ngày càng nghèo
hơn, dễ tổn thương hơn.
Theo báo cáo của Bộ TN&MT,
các công trình thủy điện ở thượng
nguồn sông Mekong (ở các nước
Trung Quốc, Lào, Campuchia và
Thái Lan) đã tác động mạnh mẽ đến
dòng chảy, giảm lượng phù sa, bùn
cát đổ về ĐBSCL.
Kết quả “Nghiên cứu tác động
của các công trình thủy điện trên
dòng chính sông Mekong” cho
thấy lượng phù sa về ĐBSCL chỉ
còn lại khoảng 15 triệu tấn, chưa
đến 10% so với điều kiện tự nhiên.
Hiện trạng này khiến hiện tượng
xâm nhập mặn gia tăng tại hầu hết
các vùng ven biển, làm suy giảm
nguồn lợi thủy sản, đa dạng sinh
học và gây bất lợi cho hoạt động
giao thông thủy trên toàn tuyến.
Bộ TN&MT chủ trì hội thảo truyền thông về biến đổi khí hậu ởĐBSCL chiều 17-6.
Ảnh: TRỌNGPHÚ
Vụ sạt lở ngày 24-4 tại khu vực Thới Lợi, phường Thới An, quậnÔMôn, TP Cần Thơ
khiến hơn chục căn nhà bị ảnh hưởng. Ảnh: HẢI DƯƠNG
Sạt lở, xâm nhập mặn
bủa vây ĐBSCL
Hômnay (18-6),Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì hội nghị tìmgiải pháp cứu nguy cho ĐBSCL
trước tác động nghiêm trọng của biến đổi khí hậu.
dài, việc chỉnh trị sông sẽ tập trung
xử lý các khu vực sạt lở nguy hiểm
kết hợp bố trí lại cư dân vùng ven
sông, ven biển.
Tại hội thảo, Thứ trưởng Lê Công
Thành
đề nghị các cơ quan truyền
thông tiếp tục đồng hành cùng Chính
phủ, BộTN&MT trong các hoạt động
nhằm giảm nhẹ tác động của BĐKH,
góp phần hoàn thành mục tiêu phát
triển bền vững của Việt Nam.•
Lượng phù sa về
ĐBSCL chỉ còn khoảng
15 triệu tấn, chưa đến
10% so với điều kiện tự
nhiên, khiến xâm nhập
mặn gia tăng tại hầu
hết các vùng ven biển.
Dân dỡ bỏ “trận địa” cọc tre chống
tàu cát trên sông
Ngày 17-6, UBND thị xã Hương Trà (Thừa Thiên-Huế)
cho biết hàng rào bằng cọc tre trên dòng sông Bồ vừa được
người dân và chính quyền tháo dỡ. Hàng cọc tre này được
người dân dựng với mục đích phản đối việc tàu cát khai
thác sai quy định gây sạt lở bờ sông, ảnh hưởng đến sản
xuất, đời sống của người dân.
Như
Pháp Luật TP.HCM
đã đưa tin, người dân đã nhiều
lần phản ánh lên chính quyền địa phương tình trạng tàu khai
thác cát, sỏi diễn ra tấp nập trên sông Bồ, gây sạt lở bờ sông
nghiêm trọng. Cuối tháng 4-2109, do phản ánh không được
giải quyết, hàng trăm hộ dân, tổ dân phố Lại Bằng 2, xã
Hương Vân đã góp tiền, bỏ công việc, cùng nhau dựng một
hàng rào tre trên sông Bồ. Chính quyền địa phương yêu cầu
tháo dỡ hàng rào vì gây cản trở giao thông trên sông nhưng
người dân cho biết chỉ tháo dỡ khi tình trạng khai thác cát,
sỏi sai phạm trên sông chấm dứt.
Trước phản ứng của người dân, UBND tỉnh đã cử cán bộ
đến họp với lãnh đạo huyện Phong Điền và thị xã Hương
Trà để giải quyết vụ việc. Đồng thời, yêu cầu cơ quan chức
năng tiến hành kiểm tra tình hình khai thác cát, sỏi trên
sông Bồ. Qua kiểm tra, Công ty TNHH MTV Xây dựng
giao thông Tuấn Hải đã vi phạm khai thác khoáng sản vượt
quá phạm vi ranh giới, độ sâu được phép khai thác. Với vi
phạm trên, doanh nghiệp bị phạt 1,6 tỉ đồng và tước giấy
phép khai thác khoáng sản.
NGUYỄN DO
14 nhà đầu tư nước ngoài mua hồ sơ
đấu thầu cao tốc Bắc-Nam
Theo tin từ Vụ Đối tác công tư (PPP - Bộ GTVT), tính
đến nay, các ban quản lý dự án đã phát hành 120 bộ hồ sơ sơ
tuyển nhà đầu tư tại tám dự án cao tốc Bắc-Nam theo hình
thức đối tác công tư (PPP). Ông Nguyễn Viết Huy, Phó Vụ
trưởng Vụ PPP, cho biết trong 120 bộ hồ sơ đã phát hành có
26 nhà đầu tư trong nước và 14 nhà đầu tư nước ngoài đến từ
Hàn Quốc, Pháp, Anh, Hong Kong, Trung Quốc… Theo kế
hoạch, đầu tháng 7-2019, thời gian bán hồ sơ mời sơ tuyển sẽ
kết thúc. Sau đó Bộ GTVT sẽ tiến hành tổ chức đấu thầu, lựa
chọn nhà đầu tư cho tám dự án cao tốc Bắc-Nam.
Được biết trong hồ sơ mời sơ tuyển, để đánh giá năng lực
và kinh nghiệm của nhà đầu tư, Bộ GTVT sử dụng phương
pháp chấm điểm theo thang điểm 100. Cụ thể, năng lực về
tài chính của nhà đầu tư chiếm tỉ trọng 60% tổng số điểm;
năng lực về kinh nghiệm chiếm tỉ trọng 30% và phương
pháp triển khai dự án chiếm tỉ trọng 10%.
Trước đó, Bộ GTVT đã phê duyệt đầu tư 11 dự án cao
tốc Bắc-Nam phía Đông với tổng mức đầu tư hơn 102.500
tỉ đồng, gồm ba dự án đầu tư công và tám dự án đầu tư theo
hình thức đối tác công tư (PPP), loại hợp đồng BOT. “Đối
chiếu với các quy định hiện hành của pháp luật, hình thức lựa
chọn nhà đầu tư cho các dự án là đấu thầu rộng rãi quốc tế”
- ông Huy cho biết. Quy trình đấu thầu rộng rãi quốc tế trải
qua hai bước. Thứ nhất, sơ tuyển quốc tế trên cơ sở báo cáo
nghiên cứu khả thi đã được phê duyệt. Thứ hai, tổ chức đấu
thầu trên cơ sở thiết kế kỹ thuật, dự toán xây dựng công trình.
Trước một số ý kiến lo ngại việc một số nhà đầu tư nước
ngoài từng có “tiền sử” chậm tiến độ, đội vốn, cũng như
vấn đề an ninh, quốc phòng, một chuyên gia về đấu thầu
quốc tế cho rằng không nên quan ngại mà điều quan trọng
nhất là nhà đầu tư trúng thầu phải làm tốt, đảm bảo tuân thủ
đúng các yêu cầu đề ra. Cũng theo vị chuyên gia này, Luật
Đấu thầu đã định hướng việc lựa chọn nhà thầu trên nguyên
tắc ưu tiên các nhà thầu trong nước; riêng đối với các dự án
PPP thì phải ưu tiên đấu thầu quốc tế để thu hút các nguồn
lực từ bên ngoài, trừ các trường hợp đặc biệt liên quan đến
quốc phòng, an ninh.
AT
1,2,3,4,5,6,7,8 10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook