135-2019 - page 7

7
Pháp luật
&
cuộc sống -
ThứBa18-6-2019
NGHĨANHÂN-ĐẠI THANH
M
ấy ngày nay, trên các diễn
đàn luật sư (LS), nghề luật
nổ ra cuộc tranh cãi về nghề
tư vấn pháp luật, dịch vụ pháp lý
mà lâu nay vẫn hiểu là chỉ LS mới
được phép thực hiện. Nguyên nhân
là Sở KH&ĐT TP.HCM đã cấp
đăng ký kinh doanh cho một công
ty tư vấn bất động sản, trong đó
có ngành nghề “tư vấn pháp luật”.
Vụ việc điển hình
Theo Sở KH&ĐT TP.HCM, đầu
tháng 3 vừa qua, Công ty TNHHTư
vấn bất động sản Thuận Thiên nộp
hồ sơ đăng ký bổ sung hai ngành
nghề “dịch vụ điều tra” và “hoạt
động đại diện, tư vấn pháp luật”.
Sở nhận thấy hai ngành nghề trên
được điều chỉnh theo luật chuyên
ngành là Luật LS và Luật Tổ chức
cơ quan điều tra hình sự nên từ
chối cấp và yêu cầu doanh nghiệp
về hoàn thiện các điều kiện kinh
doanh theo luật định.
Tuy nhiên, sau đó Thuận Thiên
gửi lại hồ sơ, kèm theo bản sao
Công văn 1736 của Bộ KH&ĐT.
Công văn này được ban hành tháng
3-2017 để giải thích chuyên môn
cho Sở KH&ĐT tỉnh Hà Tĩnh
về việc đăng ký kinh doanh cho
nhóm ngành nghề “hoạt động
pháp luật”.
Đây là các ngành nghề được mô
tả, đánh mã số trong Quyết định
337 của bộ trưởng Bộ KH&ĐT, ban
hành năm 2007 về hệ thống ngành
kinh tế của Việt Nam.
Trong công văn này, Bộ KH&ĐT
cho rằng chỉ có nghề công chứng,
chứng thực là kinh doanh có điều
kiện, phải tuân thủ theo luật chuyên
ngành là Luật Công chứng. Còn
“hoạt động đại diện, tư vấn pháp
luật” thì được tự do kinh doanh.
Căn cứ của hướng dẫn là Quyết
định 337, Luật LS và Luật Đầu tư.
Theo đó, chỉ có “hành nghề LS” là
ngành nghề đầu tư kinh doanh có
điều kiện, tức phải theo Luật LS và
chỉ LS và tổ chức hành nghề LSmới
được đăng ký kinh doanh.
Trên cơ sở hồ sơ kèm theo Công
văn 1736 của Bộ KH&ĐT, cơ quan
quản lý nhà nước về đăng ký kinh
doanh của TP.HCM đã chấp thuận
cấp bổ sung ngành nghề “hoạt động
đại diện, tư vấn pháp luật” cho Công
ty Thuận Thiên.
Giới luật tranh cãi nảy lửa
Bình luận về việc này, nhiều LS
cho rằng việc công nhận ngành nghề
tư vấn pháp luật cho một doanh
nghiệp bình thường như Thuận
Thiên là trái luật. Ngành nghề này
là kinh doanh có điều kiện, chỉ công
ty luật, tổ chức hành nghề LS theo
Luật LS mới được cung ứng.
Tuy nhiên, cũng có những ý kiến
từ phía một số luật gia cho rằng nên
giảm bớt rào cản đầu tư kinh doanh
để bất cứ ai dù là LS hay không cũng
có quyền cung cấp dịch vụ pháp lý
cho xã hội. Tự thị trường sẽ tạo cơ
chế cạnh tranh, sàng lọc, thúc đẩy
dịch vụ tốt lên…
Trước các ý kiến khác nhau ấy,
Pháp Luật TP.HCM
đã liên hệ nguồn
tin Bộ KH&ĐT - cơ quan quản lý
nhà nước về đăng ký kinh doanh và
Bộ Tư pháp - cơ quan quản lý nhà
nước về bổ trợ tư pháp, trong đó có
hoạt động LS. Thông tin nhận được
là lúc này cả hai bộ cũng có ý kiến
khác nhau và cả hai đang chuẩn bị
văn bản báo cáo Thủ tướng.
PhíaBộKH&ĐTcho rằngLuật LS
quy định LS, tổ chức hành nghề LS
được thực hiện dịch vụ tư vấn pháp
luật nhưng không quy định cứng là
chỉ LS mới được hành nghề này.
“Ví dụ, tư vấn du học, hôn nhân,
rồi tư vấn thuế, tư vấn đầu tư thì ít
2 bộ lại tranh cãiquyền hành nghề
dịch vụ pháp lý
Bộ KH&ĐT cho rằng Luật Luật sư không quy định cứng là chỉ luật sưmới được tư vấn pháp luật,
còn Bộ Tư pháp thì cho rằng hướng dẫn của Bộ KH&ĐT là hoàn toàn sai.
nhiều đều liên quan
đến luật cả. Rồi đại
diện pháp lý, đại diện
phần vốn tại doanh
nghiệp thì đâu nhất
thiết phải LS. Đây
là bài toán của thị
trường, hãy để cho
thị trường quyết định,
lựa chọn giữa người
cung cấp dịch vụ là
LS và người không
phải LS”, một cán
bộ có thẩm quyền
thuộc Bộ KH&ĐT
bình luận. Ông này
cho biết quan điểm
củaBộKH&ĐTcũng
được chuyên gia của
VCCI ủng hộ.
Còn tin từ phía Bộ
Tư pháp thì cho rằng hướng dẫn
của Bộ KH&ĐT là hoàn toàn sai,
đi ngược lại quan điểm trước đây
của hai bộ đã thống nhất.
Cuộc tranh luận từ
hơn 10 năm trước
Lục lại các bài viết của
Pháp Luật
TP.HCM
từ 13 năm trước thì đúng là
tranh cãi về quyền tự do kinh doanh
với ngành nghề dịch vụ pháp lý đã
xuất hiện từ khi còn Pháp lệnh LS,
khi mới chỉ có loại hình công ty luật
hợp danh chịu trách nhiệm vô hạn
được ghi nhận. Năm 2006, khi nâng
Pháp lệnh LS lên thành luật, Quốc
hội đã bổ sung loại hình công ty
luật trách nhiệm hữu hạn mà chỉ LS
mới có quyền thành lập. Các công
ty luật này chuyên cung cấp dịch vụ
pháp lý, đăng ký hoạt động tại Sở
Tư pháp thay vì Sở KH&ĐT như
doanh nghiệp thông thường khác.
Tại thời điểm ấy, thị trường nở rộ
các công ty tư vấn hoạt động trong
nhiều lĩnh vực khác nhau, trong đó
có cả tư vấn pháp lý. Để đưa vào
“khuôn khổ”, cùng với Luật LS, có
hiệu lực từ ngày 1-1-2007, Quốc hội
còn ban hành Nghị quyết 65 gồm
các điều khoản chuyển tiếp.
Theo đó, trong thời hạn sáu
tháng kể từ khi Luật LS có hiệu
lực, cá nhân, tổ chức đang kinh
doanh dịch vụ pháp lý theo quy
định của Luật Doanh nghiệp 1999
mà tiếp tục kinh doanh dịch vụ
pháp lý thì phải có đủ các điều
kiện hành nghề LS và phải chuyển
đổi hình thức tổ chức hành nghề
theo quy định của luật này. Trường
hợp không chuyển đổi thì phải
chấm dứt hoạt động.
“Sau khi có Luật LS năm 2006
và nghị quyết của Quốc hội, một
số địa phương cũng có vướng mắc
trong công tác chuyển đổi cho các
công ty kinh doanh dịch vụ pháp
lý. Bộ Tư pháp cùng Bộ KH&ĐT
đã bàn bạc, thống nhất cùng hướng
dẫn cho Sở Tư pháp, Sở KH&ĐT
các địa phương giải quyết theo đúng
quy định mới”.
Nguồn tin có thẩm quyền từ
Bộ Tư pháp cho biết như trên và
khẳng định: “Mọi việc đều ổn thỏa
cả. Doanh nghiệp nào không hoạt
động dịch vụ pháp lý thì đăng ký rõ
ngành như tư vấn thuế, tư vấn đầu
tư, tư vấn doanh nghiệp… và tiếp
tục hoạt động bình thường. Chúng
tôi chưa ghi nhận trường hợp nào
bị chấm dứt hoạt động vì không
chuyển đổi”.•
Bộ KH&ĐT cho rằng
chỉ có nghề công chứng,
chứng thực là kinh
doanh có điều kiện,
phải tuân thủ theo Luật
Công chứng, còn “hoạt
động đại diện, tư vấn
pháp luật” thì được tự
do kinh doanh.
Phải nhờ Thủ tướng
phân xử
Theonguồn tin có thẩmquyền
từ BộTư pháp, hai, ba năm trở lại
đây lại xuất hiện các đề xuất nới
bỏcácđiềukiệnkinhdoanh,trong
đó có lĩnh vực dịch vụ pháp lý. Bộ
Tư pháp chỉ biết khi Sở Tư pháp
một số địa phương báo cáo lên
là có xung đột quan điểm với Sở
KH&ĐT. Ở cấp bộ đã trao đổi văn
bản với nhau, rồi cùng họp bàn
nhưng chưa thống nhất được.
Vậy nên giờ chuẩn bị báo cáo,
nhờ Thủ tướng phân giải.
Cục Thi hành án dân sự (THADS) TP.HCM vừa có
công văn trả lời câu hỏi của PV
Pháp Luật TP.HCM 
liên
quan đến bà Lê Hoàng Diệp Thảo bị cưỡng chế THA.
Theo Cục THADS TP.HCM, hiện cơ quan này đang thi
hành bản án phúc thẩm của TAND Cấp cao tại TP.HCM,
trong đó bà Lê Hoàng Diệp Thảo phải thi hành các khoản:
Buộc bà Thảo phải chấm dứt hành vi chiếm giữ trái phép,
chiếm đoạt con dấu, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
và đăng ký thuế công ty cổ phần số 0309613403 do Phòng
đăng ký kinh doanh, Sở KH&ĐT TP.HCM đăng ký lần hai
ngày 13-5-2010 của Công ty Cổ phần Đầu tư Trung Nguyên.
Bà Thảo phải hoàn trả cho Công ty Trung Nguyên con dấu và
giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và đăng ký thuế công
ty cổ phần nêu trên ngay sau khi bản án có hiệu lực pháp luật.
Bà Thảo phải chấm dứt hành vi đóng dấu lên chữ ký của
người không có thẩm quyền của Công ty Trung Nguyên.
Bà Thảo phải chấm dứt hành vi nhân danh Công ty Trung
Nguyên để thực hiện các công việc không thuộc thẩm quyền.
Cục THADS TP.HCM cho rằng trường hợp bà Thảo
không chấp hành quyết định cưỡng chế của chấp hành
viên thì Cục THADS TP căn cứ quy định tại Điều 114,
Điều 116, Điều 118, Điều 119 Luật THADS để tiếp tục tổ
chức thi hành đúng quy định của pháp luật.
Căn cứ vào Điều 118 Luật THADS, trường hợp bà Thảo
không thực hiện công việc theo bản án đã tuyên thì cơ
quan THA sẽ thực hiện xử phạt hành chính theo quy định.
Liên quan đến đơn tố cáo ngày 6-6-2019 của đại diện
theo ủy quyền của bà Thảo, hiện Cục THADS TP đã nhận
được đơn và đang xem xét, giải quyết.
Ngày 6-6, đại diện Cục THADS TP.HCM đã tiến hành
lập biên bản đối với bà Lê Hoàng Diệp Thảo liên quan
đến việc không THA bản án.
Theo đó, biên bản được lập trước nhà 31 Tú Xương,
phường 7, quận 3, địa chỉ được cơ quan THA đã thông
báo trước đó buộc bà Thảo phải có mặt vào lúc 9 giờ sáng
6-6 để thi hành các khoản nội dung liên quan đến bản án
của TAND Cấp cao tại TP.HCM. 
Chấp hành viên cùng cán bộ tư pháp phường, cảnh sát khu
vực, chủ tịch UBND và phó trưởng Công an phường 7, quận
3... trước sự chứng kiến của tổ trưởng tổ dân phố 56 cùng
người được THA là đại diện Công ty Cổ phần Đầu tư Trung
Nguyên đã lập biên bản vi phạm hành chính đối với bà Thảo. 
Sau đó, đại diện theo ủy quyền của bà Thảo có đơn tố
cáo chấp hành viên lạm quyền và cho rằng Công ty Trung
Nguyên đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh
nghiệp và con dấu mới từ ngày 20-10-2015. Người này
cho là bà Thảo không chiếm giữ, đóng dấu… như Cục
THADS TP đề cập.
NGÂN NGA
Sẽ xửphạt hành chínhbàLêHoàngDiệpThảo
1,2,3,4,5,6 8,9,10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook