145-2019 - page 13

13
không khiến các em cảm thấy áp lực khi tham gia kỳ thi
THPT quốc gia. Vậy liệu có cần thiết phải tổ chức một kỳ
thi để vừa xét tốt nghiệp và các trường cũng có thể dựa vào
đó để xét ĐH hay không?
ThS
PHẠM THÁI SƠN
,
thành viên
Ban chỉ đạo thi, Giám đốc tuyển sinh
của Trường ĐH Công nghiệp thực
phẩm TP.HCM:
Áp lực nhưng hy vọng
kết quả thi tin cậy hơn
Với đề thi năm nay, sẽ không có tình trạng mưa điểm 10
nhưng điểm 8, 9 là không ít. Và với việc mỗi năm độ khó dễ
của đề thi lại khác nhau thì thật khó để nói rằng khâu ra đề
có tính chuẩn hóa cao được. Đây thực sự là vấn đề nên được
quan tâm nhiều hơn vì đề thi sẽ ảnh hưởng đến cách học tập
của các em.
Về công tác chấm thi, năm nay ngoài việc các trường ĐH
chủ trì công tác chấm thi trắc nghiệm và tham gia điều hành
chấm tự luận thì những biện pháp kỹ thuật cũng được tăng
cường như gắn camera giám sát tất cả phòng chấm, quy trình
quét bài thi và xử lý bài thi cũng được cải tiến để tránh tình
trạng tiêu cực xảy ra. Công tác thanh tra cũng nghiêm túc hơn,
thanh tra của Bộ GD&ĐT túc trực liên tục nên hy vọng kết
quả sẽ đáng tin cậy hơn.
PGS-TS
ĐỖVĂN DŨNG
,
Hiệu trưởng
Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM:
Gian lận giảm, kết quả sẽ
trung thực hơn
Theo tôi, đề thi năm nay được chuẩn
hóa hơn, không dễ đến mức nhiều điểm
10 nhưng cũng không khó quá. Nó đáp ứng được mặt bằng
chung cho mọi vùng miền trong cả nước, đáp ứng được cả
hai mục đích xét tuyển ĐH-CĐ và tốt nghiệp.
Công tác chấm thi năm nay được chú trọng hơn nhiều, nhất
là các bài trắc nghiệm giao về cho các trường ĐH. Quá trình
chấmđược thực hiện nghiêmngặt, khu vực chấmcó nhiều vòng
an ninh chặt chẽ, máy quét được mã hóa nên chắc chắn kết quả
sẽ trung thực và chính xác, khó có sự can thiệp từ bên ngoài.•
P.ANH-N.QUYÊN
K
ỳ thi THPT quốc gia năm 2019 đã chính thức khép lại.
Công tác chấm thi đang được các sở GD&ĐT và các
trường ĐH ráo riết triển khai. Thế nhưng do kỳ thi năm
nay có nhiều đổi mới trong công tác tổ chức, chấm thi, ra đề...
nên đến nay vẫn còn nhiều ý kiến đánh giá trái chiều về cả
quá trình thi vừa qua.
NGUYỄN THỊ HỒNG CHÂU
,
giáo viên Trường THPT Lê Quý Đôn,
TP.HCM:
Đề thi tăng ứng dụng,
cách dạy và học cần thay đổi
Nhìn chung, đề thi các môn nhóm xã
hội năm nay nhẹ nhàng và gắn liền với thực tiễn hơn. Nó đòi
hỏi thí sinh không chỉ học bài đơn thuần là đủ, các em phải
biết liên hệ thực tiễn, phải nắm bắt các vấn đề thời sự từ cuộc
sống mới hiểu và áp dụng vào bài làm tốt.
Như đề văn có thay đổi về cách đặt câu hỏi cũng như đã
gắn được với thực tiễn khi nói về ý chí và khát vọng của con
người trong cuộc sống. Tuy nhiên, qua tình hình làm bài của
thí sinh lại cho thấy các em hiện nay rất yếu kỹ năng làm bài
ngữ văn. Các em vẫn còn nặng học thuộc lý thuyết, học máy
móc nên tỏ ra bất ngờ vì đề nằm “ngoài tủ”. Điều đó cho thấy
việc dạy và học môn này còn nhiều điều đáng bàn dù nhiều
năm nay đề thi đã đổi mới rõ rệt.
Hay như môn giáo dục công dân, đề dàn đều ở tất cả bài
học, kiến thức rất rộng, từ các bộ luật, vụ án, tình huống... Nếu
giáo viên chỉ dạy theo sách giáo khoa hoặc thí
sinh chỉ học từ sách vở là thua.
Như thế để thấy cách ra đề những năm gần
đây đã thay đổi nhiều theo hướng ứng dụng
thực tế để giảm tải lý thuyết và học thuộc, học
tủ trong nhà trường. Do đó, bản thân giáo viên
phải đổi mới phương pháp dạy. Không chỉ là
dạy cho học sinh được bao nhiêu kiến thức mà
quan trọng hơn là trang bị cho học sinh được
những kỹ năng làm bài, kỹ năng học và tìm
tòi kiến thức. Có như vậy, việc học sẽ bớt áp
lực và sẽ thú vị hơn, khi gặp bất cứ đề thi hay tình huống nào
cũng có phương pháp để giải quyết.
Thầy
LÂM VŨ CÔNG CHÍNH
,
Trường THPT Nguyễn Du, quận 10:
Đề thi quá an toàn,
khó phục vụ việc xét ĐH
Nếu điểm số của thí sinh năm nay cao
cũng không thể nói là chất lượng giáo dục
đang đi lên. Năm trước đề khó, năm nay đề dễ, nghĩa là đề
thi thay đổi liên tục. Giá như Bộ GD&ĐT có thể thống nhất
đề ở mức độ nào đó thì tỉ lệ tốt nghiệp năm nay mới có thể
so với năm trước, từ đó mới đánh giá được chất lượng của
học sinh. Còn hiện tại tất cả đang phụ thuộc vào cách ra đề
của ban ra đề. Ban ra đề cho đề tương đối
nhẹ nhàng thì thí sinh làm được. Ngược lại,
ban ra đề cho đề khó thì năm đó tỉ lệ điểm
số đi xuống. Đây không phải là cái hay của
cách làm giáo dục.
Mặt khác, các trường ĐH đã tổ chức những
kỳ thi riêng. Như ĐH Quốc gia TP.HCMmở
kỳ thi đánh giá năng lực hay các trường xét
tuyển bằng học bạ thì khá nhiều em đã nhận
được kết quả đậu ĐH. Các em chỉ cần chờ
kết quả xét tốt nghiệp để nhập học. Điều này
Thí sinh thamgia kỳ thi THPT quốc gia 2019 tại điểmthi Trường THPTNguyễn ThượngHiền
(quận Tân Bình, TP.HCM). Ảnh: HOÀNGGIANG
Đúng ngày 14-7, công bố điểm thi
THPT quốc gia
Ngay sau khi các môn thi THPT quốc gia 2019 kết thúc,
chiều 27-6, nhiều địa phương đã tiến hành bàn giao bài thi
trắc nghiệm cho các trường ĐH.
Ông Mai Văn Trinh, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng,
Bộ GD&ĐT, cho biết các trường đều phải đảm bảo hoàn tất
theo đúng lịch chung mà Bộ đã đặt ra.
Trong đó, chậm nhất là ngày 11-7 các trường chấm thi
trắc nghiệm xong và gửi về Bộ kết quả chấm trắc nghiệm
sau khi chấm chính thức.
ÔngTrinhkhẳngđịnhdù tiếnđộchấmthi có thểkhácnhau
nhưng các trường đều phải công bố điểm vào ngày 14-7,
không tỉnh, thành nào được công bố trước hay saumốc này.
Giá như Bộ
GD&ĐT có thể
thống nhất đề ở mức
độ nào đó thì tỉ lệ tốt
nghiệp năm nay mới
có thể so với năm
trước, từ đó mới
đánh giá được chất
lượng của học sinh.
Đời sống xã hội -
ThứBảy29-6-2019
Thi THPT
quốc gia 2019:
Kỳ vọng kết quả
thi trung thực
Nhiều giáo viên tuy bày tỏ thất vọng về đề thi
nhưng kỳ vọng điểm thi sẽ tin cậy hơn.
Đó là lời thốt lên từ một độc giả của báo
Pháp Luật TP.HCM
khi theo dõi sát sao
những ngày thi vừa qua, kỳ thi quan trọng
nhất sau 12 năm đèn sách của gần 900.000
thí sinh trên cả nước.
Những ngày qua, có lẽ thông tin về kỳ thi
THPT quốc gia năm 2019 chiếm sóng nhiều
nhất trên tất cả phương tiện truyền thông.
Mọi vấn đề của kỳ thi được cập nhật liên
tục. Tất cả đều thu hút sự quan tâm lớn từ
xã hội dành cho thí sinh cũng như công tác
tổ chức thi.
Có bạn đọc phải thốt lên rằng: “Sĩ tử bây
giờ sướng quá! Đi thi có bố mẹ chở đi, trời
mưa có sinh viên tình nguyện che dù, ngủ
quên có người đến tận nhà nhắc, đi chăn
bò quên giờ có đội giải cứu cấp tốc chở đi,
chưa thi có thầy cô đến tận nơi điểm danh,
gọi điện thoại. 18 tuổi ở thời công nghệ cao
rồi đấy!”.
Lời nhận xét ấy nghe hài hước nhưng nếu
ai có mặt tại các điểm thi sẽ thấy nhận định
ấy thật không quá chút nào. Hình ảnh cha
mẹ xin nghỉ làm cả tuần để túc trực cùng
con đi thi, hình ảnh người mẹ cầm những
hộp sữa đứng dưới nắng gay gắt chờ con
làm bài, ông bố đứng suốt bốn giờ đồng
hồ chỉ để hóng con thi xong… Trời nắng
các em có nước mời tận tay, trời mưa có
người che dù, đói có mẹ mang đồ ăn, đau
có người cõng kẻ khiêng, ra về được vỗ tay
hô hào... Đến nỗi “quên” mặc quần dài
như một thí sinh ở quận Tân Phú (TP.HCM)
cũng còn có người sẵn sàng đổi quần để em
được vào trường thi.
Các em 18 tuổi rồi mà sao như những
đứa trẻ ngày đầu tiên vào lớp 1 vậy?
Nhiều người cho rằng việc chăm bẵm
cho con như thế là niềm vui của cha mẹ, là
trách nhiệm của những người lớn làm công
tác thi. Hay là vì kỳ thi quan trọng nhất sau
12 năm học nên các em cần được ưu ái trên
hết...
Ở góc độ nào đó, những lý giải đó không
sai, bởi suy cho cùng thì ai cũng muốn các
em có một kỳ thi an toàn và kết quả tốt nhất.
Nhưng nghĩ thật kỹ, chính người lớn
chúng ta đang cướp đi cơ hội tự lập và
trưởng thành của những bạn trẻ. Bởi chẳng
phải chúng ta luôn khuyến khích các bạn
trẻ phải mạnh mẽ, phải tự thân vận động,
phải biết sống có trách nhiệm đó thôi.
Chúng ta luôn ca ngợi những tấm gương
nghị lực, những bạn trẻ biết tự lập và thành
công đó sao. Vậy thì hà cớ gì khi các em đã
18 tuổi, đủ tuổi trưởng thành lại được (bị)
chở che và bảo bọc đến vậy?
Rồi cũng có lúc các em phải trả giá cho
sự “vô tư” vì được bảo bọc đến thế. Hãy
nhớ các em đã 18 tuổi rồi!”.
PHẠMANH
Sổ tay
Sĩ tử tuổi 18đangbị cướpmất cơhội trưởng thành!
1...,3,4,5,6,7,8,9,10,11,12 14,15,16
Powered by FlippingBook