145-2019 - page 7

7
Pháp luật
&
cuộc sống -
ThứBảy29-6-2019
Ký sự pháp đình
VĨNHKỲ
13
giờ 30, một người phụ nữ
trung niên hổn hển xách túi
đồ đến ngồi cạnh phòng xử
hình sự của TAND TPĐà Nẵng. Trời
nóng, bà lấy vạt áo lau mồ hôi rồi
lôi vội trong túi áo ra một mẩu giấy
nhỏ. “Bánh mì, kem đánh răng nè,
bàn chải, quần áo…”, nheo đôi mắt,
bà nhẩm đếm những món đồ trong
túi. Bà là chị của bị cáo Trần Thị
Trầm Chi (51 tuổi, trú quận Sơn Trà)
sắp bị xét xử về hành vi giết người.
Những món đồ đó bà dành dụm và
dự định sẽ gửi cho bị cáo mang về
trại giam sử dụng.
Phút giây “ma xui
quỷ khiến”
Gần 14 giờ, chiếc xe bít bùng chạy
qua cổng rồi đỗ đúng góc sân tòa. Nữ
bị cáo bước xuống xe, vừa lấy tay che
nắng vừa kịp nhìn chị của mình giây
lát rồi theo cảnh sát hỗ trợ tư pháp vào
phòng xử. “Từ khi nó bị tạm giam,
chị em không có điều kiện gặp nhau.
Nhớ em nhưng gia đình nghèo quá
nên đành chấp nhận thôi chứ biết
sao. Chi là một đứa sống tình cảm,
chắc phải có lý do nào đó thì nó mới
hành động dại dột, thiếu suy nghĩ như
vậy” - người phụ nữ nghẹn ngào nói
về em gái.
Bị cáo Chi lớn lên trong một gia
đình có bảy anh chị em ở Quảng Nam.
Cha mẹ nghèo khó nên học hết lớp
4, bị cáo nghỉ học rồi theo người ta
học nghề phụ bếp. Sẵn có khiếu nấu
nướng lại chăm chỉ nên bị cáo sớm
trở thành đầu bếp giỏi, làm cho các
quán nhậu ở Đà Nẵng với thu nhập
ổn định. Rồi thanh xuân cứ thế qua
nhanh, khi ngoảnh lại bị cáo nhận ra
mình đơn bóng. Bị cáo sống cùng
hai người chị bệnh tật, không chồng,
không con, trong đó một người bị
mù cả hai mắt. Ba chị em nương tựa
nhau trong một căn nhà nhỏ ở quận
Sơn Trà, TP Đà Nẵng.
Bi kịch bắt đầu khi bị cáo vào làm ở
quán nhậu do anh C. làm chủ. Vốn nấu
ăn ngon nhưng thời gian ấy việc nấu
nướng thất thường, hay bị khách chê
nên chủ quán không hài lòng. Không
lâu sau, anh C. đã thuê anh T. về đứng
bếp vì sợ mất khách, bà Chi bị đẩy
xuống phụ dọn dẹp. Không chấp nhận
điều này, bà xin nghỉ việc nhưng vẫn
phụ bán bún buổi sáng tại quán trong
lúc chưa tìm được việc mới.
Khuya 24-10-2018, bị cáo đang
ngồi tại một quán nhậu trên đường
Hồ Nghinh thì điện thoại cho anh C.
đến nói chuyện về việc nợ tiền. Anh
C. đồng ý và rủ thêm anh T. đi cùng.
Cán bộ ngân hàng biến khách VIP thành
con nợ
Ngày 28-6, sau nhiều ngày nghị án, TAND TP.HCM đã
tuyên án vụ Huỳnh Tấn Luật (cựu cán bộ Ngân hàng Thương
mại CP Công Thương Việt Nam - VietinBank) bị truy tố về
tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Tòa đã tuyên phạt
Luật 20 năm tù và phạt bổ sung 50 triệu đồng sung quỹ nhà
nước, bị cáo cũng bồi thường số tiền chiếm đoạt cho người
bị hại.
Trước đó, VKS đề nghị phạt bị cáo 17-19 năm tù. Luật sư
của người bị hại cho rằng bị cáo ra tòa đổi lời khai quanh co
nên cần xử nghiêm.
HĐXX nhận định bị cáo phạm tội đặc biệt nghiêm trọng,
khó có khả năng khắc phục hậu quả nên cần xử mức án
nghiêm nhất của khung hình phạt. Về 21 tài sản Luật nhờ
người thân đứng tên mua bằng nguồn tiền vay của các bị hại,
trong đó chủ yếu của bà K., tòa tiếp tục duy trì kê biên đảm
bảo thi hành 13 tài sản... Bà K. có thể khởi kiện dân sự nếu
có tranh chấp về tài sản.
Theo hồ sơ, bà VTK (ngụ quận 11, TP.HCM) có mối quan
hệ thân thiết với mẹ của Luật. Vì biết bà K. có nhiều tiền
gửi tiết kiệm tại ngân hàng nên mẹ Luật nhờ bạn gửi tiền
vào phòng giao dịch VietinBank do Luật phụ trách. Tháng
7-2010, bà K. bắt đầu gửi tiền tiết kiệm vào VietinBank, từ
tháng 10-2011 trở đi, ngân hàng đồng ý việc Luật thực hiện
tất cả giao dịch tại nhà bà K.
Năm 2012, sau khi có niềm tin từ bà K., Luật vay hơn 239
tỉ đồng và gần 8.700 USD của bà K. với lý do làm dịch vụ
đáo hạn ngân hàng. Luật cam kết trả lãi suất khoản vay cao
hơn lãi suất ngân hàng. Hai năm sau, bà K. liên tục đòi nợ
nhưng Luật không có khả năng trả.
Sau nhiều lần khất nợ, Luật nghĩ cách chiếm đoạt số tiền
đã vay bằng cách soạn thảo, in ghép thêm nội dung trả nợ
hết cho bà K. vào chín tờ giấy. Đồng thời, Luật làm giả biên
nhận bà K. vay Luật 82 tỉ đồng, gần 3.900 lượng vàng SJC.
Sau đó, Luật gọi điện thoại, nhắn tin đòi nợ ngược lại bà K.
Chưa dừng lại, Luật làm đơn tố cáo bà K. chiếm đoạt số tiền
trên. Tháng 9-2014, Luật khởi kiện đòi nợ. Bà K. tố cáo Luật
có hành vi gian dối, chiếm đoạt tài sản. Nhận đơn tố cáo, cơ
quan điều tra vào cuộc xác minh. Theo kết quả điều tra, chữ
ký trên chín tờ giấy Luật dùng đòi nợ bà K. là chữ ký giả.
Trước đó, VKSND Tối cao từng yêu cầu điều tra bổ sung.
Mở rộng điều tra, cơ quan công an xác định thêm 12 người
nữa là nạn nhân của “siêu
lừa” này. Cụ thể, giai đoạn
2006-2014, Luật vay của
13 người hơn 401 tỉ đồng
và gần 8,7 triệu USD. Luật
dùng số tiền chiếm đoạt
mua 13 tài sản là nhà, đất,
xe hơi rồi gấp rút sang
nhượng cho người khác.
HOÀNG YẾN
VKSND TP.HCM kiểm sát 2 trại
tạm giam thuộc Bộ Công an
Mới đây, VKSND Tối cao đã ban hành chỉ thị đổi mới,
nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác phát hiện tội
phạm, đảm bảo quyền lợi hợp pháp đối với người bị tạm giữ,
tạm giam và người chấp hành án phạt.
Theo chỉ thị này, viện trưởng VKSND Tối cao yêu cầu thủ
trưởng các đơn vị trực thuộc, VKS các cấp tăng cường công
tác kiểm sát tại các cơ sở tạm giữ, trại giam, cơ quan có trách
nhiệm thi hành án hình sự.
Trong đó, viện yêu cầu Vụ Kiểm sát việc tạm giữ, tạm
giam và thi hành án hình sự (V8) VKSND Tối cao phân công
cho VKSND TP.HCM sẽ thường xuyên thực hiện nhiệm vụ
kiểm sát đối với hai trại tạm giam thuộc Bộ Công an đóng tại
TP.HCM.
Mục đích kiểm sát là nhằm phát hiện và xử lý hành vi vi
phạm luật liên quan đến thời hạn tạm giữ, tạm giam, người
chấp hành án phạt cũng như những chế độ về miễn, giảm án,
đặc xá, tha tù trước thời hạn được thi hành đúng, đảm bảo
quyền con người.
Quá trình kiểm sát, nếu phát hiện các vi phạm thì kịp thời
thông báo cho các đơn vị có chức năng thực hiện quyền kiểm
sát điều tra, kiểm sát xét xử. Trong trường hợp phát hiện có
dấu hiệu tội phạm thì phải thông báo cho cơ quan điều tra
VKSND Tối cao, cơ quan VKS quân sự trung ương để giải
quyết.
MINH VƯƠNG
Bị cáo Chi
đang nghe
tòa tuyên án.
Ảnh: V.KỲ
Người bị hại cũng thông cảm
Anh T. ban đầu yêu cầu bị cáo bồi thường 80 triệu đồng nhưng tại tòa đã
đề nghị xem xét mức bồi thường theo quy định. “Tôi và bị cáo không quen
biết, cũng không có mâu thuẫn gì nên mới đầu tôi cũng giận lắm, muốn tòa
xử nghiêm. Nhưng bữa nay biết hoàn cảnh bị cáo, tôi thấy thương nhiều hơn
trách. Mọi chuyện dù sao cũng đã qua, có xử phạt thật nặng cũng không
thay đổi được gì. Mong HĐXX xem xét để đưa ra một mức án thấu lý đạt
tình” - anh T. nói.
Nghe chủ tọa phân tích, nữ
bị cáo im lặng hồi lâu, giọt
nước mắt hối hận muộn
màng xen lẫn những tiếng
nấc khiến cả phòng xử án
lặng thinh.
Phút giận mất khôn
của 1 nữ đầu bếp
Mức án bảy năm tù và những tháng ngày cô đơn trong trại giam là
cái giá phải trả chomột phút nóng giận của bị cáo.
Giữa hai người sau đó xảy ra mâu
thuẫn dẫn đến xô xát. Thấy vậy, anh
T. đã bóp cổ bà Chi rồi đẩy ra nhưng
được mọi người can ngăn kịp thời.
Sau đó, anh C. và anh T. trở về quán
ngủ, còn bị cáo tiếp tục ngồi nhậu.
Giọt nước mắt muộn màng
Khoảng 5 giờ sáng hôm sau, bà
Chi đi bộ về quán để kịp bán bún thì
nhìn thấy anh T. đang nằm ngủ trên
đất, phía sau quầy thu ngân. Do vẫn
bực chuyện bị anh T. bóp cổ nên bị
cáo lén đi vào khu bếp lấy dao ra hành
hung. Người bị hại tỉnh dậy hô hoán,
bị cáo sợ hãi bỏ chạy ra ngoài đường
thì bị chủ quán đuổi bắt được. Theo
kết quả giám định, tỉ lệ thương tích
của anh T. là 8%.
Tại tòa, bị cáo Chi thừa nhận toàn
bộ hành vi của mình nhưng giải thích
rằng hành hung người bị hại chỉ với
mục đích hù dọa chứ không định giết
người. “Bị cáo nói thật chứ không
ngại ngùng chi hết. Bữa đó bị cáo
ngồi nhậu đến 5 giờ sáng nên lúc về
đến quán, trong người vẫn còn chếnh
choáng. Nghĩ đến chuyện bị đánh, bị
cáo thấy ấm ức nên hành động. Bị cáo
thật sự rất sợ hãi” - bà Chi trình bày.
Bị cáo nói rằng cảm thấy rất xấu hổ
và trong suốt 6-7 tháng bị tạm giam
chưa một ngày nào thôi dằn vặt bản
thân. Giây phút đó giống như ma xui
quỷ khiến, bị cáo không hiểu vì sao
mình lại hành động dại dột, thiếu suy
nghĩ như vậy. Giá như lúc đó trong
người bị cáo không có hơi men thì
mọi chuyện đã không xảy ra.
“Bị cáo đừng đổ lỗi cho rượu bia.
Mình là phụ nữ, không chồng, không
con, lại đang phải nuôi hai người chị
bệnh tật. Đi làm vất vả, lẽ ra tan ca,
bị cáo nên về nhà nghỉ ngơi để giữ
gìn sức khỏe, đằng này lại đi nhậu
suốt đêm để dẫn đến cơ sự. Rồi nay
mai bị cáo phải chấp hành hình phạt
thì hai chị của bị cáo sẽ xoay xở ra
sao?” - vị chủ tọa phân tích.
Nghe xong, nữ bị cáo im lặng hồi
lâu, giọt nước mắt hối hận muộn màng
xen lẫn những tiếng nấc khe khẽ khiến
cả phòng xử án lặng thinh.
Sau khi xem xét các tình tiết tăng
nặng, giảm nhẹ, cuối cùng HĐXX
tuyên phạt bị cáo bảy năm tù. Chiếc
xe bít bùng chở bị cáo đi, sân tòa chỉ
còn lại người chị mắt buồn rười rượi
đứng nhìn theo.•
Bị cáo Luật nghe tòa tuyên án.
Ảnh: HY
1,2,3,4,5,6 8,9,10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook