145-2019 - page 8

8
Đô thị -
ThứBảy29-6-2019
Tỉnh Long An đề
xuất trung ương
cho chủ trương để
tỉnh làm chủ đầu tư
theo hình thức PPP
“tuyến đường động
lực” từ TP.HCM đi
các tỉnh Long An,
Tiền Giang.
ĐàNẵng“khát”, chờ
vàonước thủyđiện
Mùa nắng nóng nămnay Đà Nẵng đang
“khát nước” trầm trọng, nhất là người dân
sống trong các cao ốc phải trữ từng xô
nước…
Hơn một tháng nay, các cư dân sống trong
chung cư Mường Thanh (quận Ngũ Hành Sơn, TP
Đà Nẵng) lao đao vì thiếu nước. Theo đại diện
ban quản lý (BQL) chung cư Mường Thanh, áp
lực nước sinh hoạt về chung cư rất yếu. Chung
cư có các bồn trữ nước dưới tầng hầm, khi đạt đủ
mức là cho bơm ngay lên bồn chứa lớn trên tầng
thượng.
“Phải canh trực nước liên tục để bơm lên cho
người dân dùng. Cư dân sống trong chung cư rất
bức xúc. Thời gian qua, chúng tôi đã phải hợp
đồng, trả chi phí cho Xí nghiệp cấp nước Ngũ
Hành Sơn đưa 10 xe bồn chở nước đến cấp trực
tiếp cho chung cư, tổng cộng khoảng 100.000 m
3
nước” - đại diện BQL cho hay.
Đó cũng là tình cảnh chung của các cao ốc,
khách sạn dọc ven biển Đà Nẵng thời điểm này.
Vị đại diện BQL chung cư Mường Thanh cho
hay đang làm việc với Công ty cổ phần Cấp nước
Đà Nẵng (Dawaco) tìm cách tăng áp lực nước về
chung cư Mường Thanh và cả khu vực lân cận
để đáp ứng nhu cầu sử dụng của người dân, du
khách.
Ghi nhận tại khu vực Vũng Thùng, Nại Hưng
(phường Nại Hiên Đông, quận Sơn Trà), nhiều hộ
dân vẫn phải chắt chiu từng giọt nước sinh hoạt,
dự trữ trong xô, chậu nhằm đề phòng giờ cao
điểm không có nước dùng.
Trong nhiều báo cáo gửi cơ quan chức năng,
Dawaco cho rằng các nguyên nhân chủ yếu thiếu
nước là tình trạng nhiễm mặn liên tục tại sông
Cầu Đỏ, nguồn nước chính của Đà Nẵng. Trong
mùa khô gay gắt này, Dawaco cũng liên tục có các
động thái nhờ chính quyền Đà Nẵng “cầu cứu”
nước từ các thủy điện thượng nguồn sông Vu Gia,
Thu Bồn.
Về giải pháp, lãnh đạo Dawaco cho hay từ
tháng 7-2018, Dawaco đã báo cáo ba phương án
giải “cơn khát” cho Đà Nẵng để các ngành tham
gia ý kiến. Trong đó có phương án xây dựng mới
trạm bơm An Trạch và tuyến ống nước thô về Cầu
Đỏ. Mỗi phương án đều có ưu và nhược điểm.
Đặc biệt là kinh phí xây dựng và vận hành theo
quy định đưa
vào giá nước sẽ
ảnh hưởng đến
người dân và
doanh nghiệp
trên địa bàn
nên các ngành,
các cấp đang
cân nhắc.
Theo lãnh
đạo Dawaco, trong trường hợp xây dựng thêm
trạm bơm và tuyến ống nước thô từ An Trạch về
thì các nhà máy thủy điện ở thượng nguồn vẫn
phải vận hành theo quy trình vận hành liên hồ
chứa trên lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn (quy
trình 1537) nên vẫn có thể lấy từ nguồn nước thủy
điện này. Trong khi đó, báo cáo của Sở TN&MT
TP Đà Nẵng cho thấy các thủy điện đã không vận
hành theo quy trình 1537 trong những ngày xâm
nhập mặn.
“Nếu các thủy điện vận hành đúng theo
quy trình 1537 và các văn bản chỉ đạo của Bộ
TN&MT thì cho dù nắng nóng, việc cấp nước cho
TP vẫn đảm bảo” - Dawaco khẳng định.
Phản hồi ý kiến cho rằng Dawaco không mặn
mòi bơm nước từ An Trạch, Dawaco cũng khẳng
định cơ cấu giá nước đã tính đến việc bơm nước
từ An Trạch về nên không có lý do gì nói Dawaco
không sẵn sàng lấy. “Còn nếu hằng năm lượng
nước thô bơm từ An Trạch thấp hơn dự tính trong
cơ cấu giá thì Dawaco nộp lại ngân sách” - lãnh
đạo Dawaco lý giải.
TẤN VIỆT
Rút ngắn tối đa thời gian chiếm dụng mặt đường thi công
Chuyên gia thủy lợi Huỳnh Vạn
Thắng đồng tình việc nên đầu tư
thêm đường ống cấp nước thô từ
AnTrạch về CầuĐỏ. Về lâu dài, ông
Thắng hiến kế Đà Nẵng nên tính
toán lấy nước ở Đại Hòa, bờ bắc
cầuGiaoThủy (thuộc sôngThuBồn,
QuảngNam) thì nước luôn luônđủ.
Tìm giải pháp để
TP.HCM thông với
Tây Nam bộ
Các chuyên gia cho rằng cần cải thiện hiệu quảmạng lưới đường bộ bằng
cách ưu tiên hoạt động vận tải công suất lớn để tăng năng lực lưu thông
hàng hóa.
DIỄMÁI-ĐẠITHẮNG
S
ángnay29-6, đôngđảohọc
giả, chuyên gia, nhà khoa
học trong nước và quốc tế
thamgia hội thảo “Hạ tầng giao
thông khu vựcNambộ: Vấn đề
và giải pháp phát triển” do ĐH
QuốcgiaTP.HCMtổchức.Trọng
tâm chính của hội thảo là tập
trung vào các định hướng quan
trọng, thúcđẩyphát triểnhạ tầng
giao thông đồng bằng sôngCửu
Long (ĐBSCL).
Ông Jim Bradley, chuyên gia
giaothôngđếntừAnhquốc,nhận
định tình trạng tắc nghẽn giao
thông diễn ra thường xuyên trên
các tuyếnđườngnối từTP.HCM
vềcác tỉnhĐBSCLlàyếu tốkìm
hãmsựphát triểnvà tăng trưởng
kinh tế của toàn vùng.
Trả lời
Pháp Luật TP.HCM
trước thềmhội thảo diễn ra, ông
JimBradley cho rằngmột trong
những nguyên nhân dễ nhận
thấy nhất là cơ sở hạ tầng chưa
hoàn chỉnh. Hiện chỉ có tuyến
quốc lộ (QL) 1A và QL 22 nối
trực tiếp từTP.HCMvới các tỉnh
phía NamTP. Sức chứa của các
tuyến đường này không thể đáp
ứng được khối lượng phương
tiện di chuyển. Thứ hai, phương
tiện di chuyển chủ yếu là các xe
tải nhỏ, ảnhhưởngkhông tốt đến
hiệu quả vận tải hàng hóa. Cuối
cùng làvấnđềnguồnvốnvàđầu
tư, ở thời điểmhiện tại vẫn chưa
thu hút được nguồn đầu tư khả
thi nào, ngay cả đầu tư đối tác
công tư (PPP) cũng gặp nhiều
khó khăn.
Vềgiải pháp, ôngJimBradley
cho rằng ưu tiên hàng đầu trong
chiến lược quản lý tình trạng tắc
nghẽn là phải thực hiện các biện
phápquản lýnhucầugiao thông
Khai thông giao thông thủy
Ông Bùi Đào Thái Trường, nhóm tư vấn chiến lược Roland
Berger, đơn vị xây dựng tầm nhìn chiến lược phát triển cho
tỉnh BếnTre, cho rằng hiện nay hạ tầng vận tải sông-biển của
vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và ĐBSCL chưa đáp ứng
được nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội của vùng. Do đó, về
cơ sở hạ tầng, nên tập trungmở rộng sức chứa của cảng biển
chohoạt động vận tải venbiển. Ngoài ra, phải tăng cường tích
hợp liên phương thức, trong đó bao gồm đường bộ, đường
sắt và kết nối các tuyến vận tải.
Sau nghỉ lễ 30-4 và 1-5, người dân các tỉnhmiền Tây ồ ạt trở lại TP.HCMkhiến tuyếnQL 60
và cầu RạchMiễu (Bến Tre) kẹt xe nghiêmtrọng. Ảnh: ĐÔNGHÀ
UBND TP vừa giao Sở GTVT chỉ
đạo các chủ đầu tư và nhà thầu đang
triển khai thi công các công trình thiết
yếu trong phạm vi bảo vệ kết cấu
đường bộ trên địa bàn TP chấp hành
nghiêm các quy định về đảm bảo trật
tự, an toàn giao thông, vệ sinh môi
trường, mỹ quan đô thị.
Cùng với đó, các đơn vị phải đẩy
nhanh tiến độ thi công, rút ngắn tối
đa thời gian chiếm dụng mặt đường;
thường xuyên cập nhật và phổ biến
thông tin về tiến độ dự án cho người
dân và các cơ quan báo, đài, đồng thời
chấn chỉnh việc chấp hành quy định
về thi công công trình trên đường bộ
đang khai thác, kiên quyết thu hồi
giấy phép thi công và xử phạt đối với
những trường hợp vi phạm, gây ảnh
hưởng đến tình hình giao thông và
tiềm ẩn nguy cơ gây tai nạn cho người
tham gia giao thông.
UBND các quận, huyện có trách
nhiệm chỉ đạo UBND các phường, xã,
thị trấn nâng cao vai trò giám sát cộng
đồng; chỉ đạo các lực lượng chức năng
tăng cường tuần tra, xử lý vi phạm
hành chính tại các công trình có rào
chắn thi công; áp dụng hình thức xử
phạt tăng nặng đối với các chủ đầu tư,
nhà thầu thi công, tư vấn giám sát để
xảy ra sai phạm, tái phạm nhiều lần.
K.CƯỜNG
đối với không gian đường bộ.
Ngoài ra, cũng có thể cải thiện
hiệu quả mạng lưới đường bộ
bằng cáchưu tiênhoạt độngvận
tải công suất lớn.
ÔngNguyễnĐỗDũng,chuyên
gia quy hoạch đô thị, Giám đốc
điềuhànhenCity(Singapore),cho
rằng với nguồn lực hạn chế nên
tập trung phát triển giao thông
khu vực lõi của đồng bằng. “Đó
là những nơi có nền đất cao, đã
có nền tảng hạ tầng tốt và đã là
nơi tập trung đô thị chính của
hầu hết các tỉnh giống như mô
hình vùng đô thị Ranstad của
Hà Lan” - ông Dũng giải thích.
Ông Nguyễn Văn Được,
Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy
LongAn, thì quan tâm đến quy
hoạch “tuyến đường động lực”
từTP.HCMđi các tỉnhLongAn,
TiềnGiang.Cụ thể, tuyếnđường
kết nối từ đường Phạm Hùng
(TP.HCM) đi qua tỉnh LongAn
đến ngã ba Trung Lương (Tiền
Giang) với tổng chiều dài toàn
tuyếngần60km,quyhoạch,quy
mômặtcắtngangtoàntuyếnrộng
40msẽtạonênmộttrụcđộnglực
quan trọng. Bởi lẽ tuyến đường
này có thể làmgiảm áp lực giao
thôngđángkể trêncác tuyếnQL
1, QL50. Đồng thời, việc đầu tư
tuyến đường sẽ hình thành quỹ
đất rất lớn để phát triển công
nghiệp - đô thị dọc theo tuyến.
“TỉnhLongAnkiếnnghịtrung
ươngchochủ trươngđể tỉnh làm
chủ đầu tư theo hình thức PPP.
Đồng thời, Long An sẽ lập quy
hoạch xây dựng khai thác quỹ
đất dọc hai bên tuyến thuộc địa
bàn tỉnhLongAnđểkêugọi đầu
tư” - ông Được nói.•
1,2,3,4,5,6,7 9,10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook