146-2019 - page 10

10
Những ngày qua, khi các vụ
việc thủ dâm trên xe buýt xảy
ra, đã có nhiều ý kiến trái chiều
về việc xử phạt đối tượng.
Đặc biệt là vụ việc chiều 26-6, trên chiếc xe buýt số
01 (Gia Lâm - Yên Nghĩa, Hà Nội), thanh niên HMH đã
đứng gần một cô gái trẻ để thủ dâm khi xe buýt này vừa
rời khỏi điểm dừng đón, trả khách ở cổng ĐH Thủy lợi.
Sau đó, lãnh đạo Đội Điều tra tổng hợp, Công an phường
Ngã Tư Sở đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính
200.000 đồng đối với nam thanh niên HMH.
Trong khi có nhiều ý kiến nhận định mức phạt 200.000
đồng là chưa đủ sức răn đe hành vi xâm phạm đến văn
hóa, thuần phong mỹ tục nơi công cộng thì riêng cá nhân
tôi lại cho rằng việc xử phạt trên là rất gượng gạo nếu
không muốn nói là tùy nghi. Bởi các lý do sau đây:
Thứ nhất, khi trao đổi cùng báo chí, chính đại diện
Công an quận Đống Đa cũng thừa nhận hiện chưa có
quy định, chế tài cụ thể để xử phạt đối với hành vi thủ
dâm nơi công cộng nên cơ quan này đã hướng dẫn Công
an phường Ngã Tư Sở (quận Đống Đa) vận dụng điểm a
Điều 5 Nghị định 167/2013 để xử phạt 200.000 đồng đối
với thanh niên thủ dâm trên xe buýt. Lưu ý, điều khoản
trên điều chỉnh về hành vi “có cử chỉ, lời nói thô bạo,
khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của
người khác”.
Thứ hai, điểm a khoản 1 Điều 5 Nghị định 167/2013 quy
định phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đến 300.000
đồng về hành vi “có cử chỉ, lời nói thô bạo, khiêu khích,
trêu ghẹo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác”.
Nhìn lại vụ việc trên, nam thanh niên thủ dâm trên xe buýt
không hề có các cử chỉ, lời nói thô bạo tác động lên tinh
thần và thân thể của người phụ nữ đứng trước mặt mình.
Khi nhìn thấy người phụ nữ đó, nam thanh niên đã
không kiềm chế được ham muốn tình dục lệch lạc của
bản thân và nảy sinh hành vi thủ dâm, không xâm phạm
đến thân thể, nhân phẩm của người phụ nữ đang đứng
trước mặt anh ta. Vì vậy, không thể coi đây là hành vi
thuộc điều chỉnh của điểm a khoản 1 Điều 5 Nghị định
167/2013. Do đó, việc vận dụng điều khoản trên để xử
phạt là không phù hợp với hành vi trên thực tế vụ việc.
Các hành vi thủ dâm, khoe của quý, làm tình nơi công
cộng đã được các nước (Mỹ, Indonesia...) đưa vào luật để
phạt tù. Ở nước ta, đây không phải là những hành vi mới
phát sinh mà nó đã xảy ra từ rất lâu rồi nhưng lại không
được pháp luật điều chỉnh. Từ hơn 20 năm về trước,
thế hệ học sinh THPT chúng tôi ngày ấy ở quê vẫn phải
thường phải luôn trong tâm trạng lo sợ trên đường đi học
khi gặp phải những người có hành vi thích khoe của quý
nơi công cộng.
Tôi cho rằng cá nhân thực hiện hành vi trên cần phải
được giám định về pháp y tâm thâm thần để xác định bệnh
lý và điều trị bắt buộc. Tuy nhiên, khi muốn xử phạt thì
pháp luật cần phải có một quy định rõ ràng, cụ thể, đúng
hành vi, đúng đối tượng chứ không thể gượng gạo mượn
quy định này để phạt hành vi kia. Điều này là xâm phạm
đến tinh thần thượng tôn pháp luật.
TRÚC PHƯƠNG
Bạn đọc -
ThứHai 1-7-2019
LÊ THOA
P
hòngCSGT(PC08)Công
anTP.HCMchobiết hiện
nay có đến hơn 31.700
giấy phép lái xe (GPLX) của
người dân đang “ngủ quên”
nơi đây mà không có người
đến nhận về.
Bị xử lý vi phạm
rồi… bỏ luôn
Các GPLX này bị tồn ở
đây thuộc hai trường hợp:
Bị tạm giữ để đảm bảo thực
hiện quyết định xử phạt và
bị tước do vi phạm.
Theo đại diện Phòng PC08,
một trong những nguyên nhân
khiến người vi phạm bỏ lại
GPLX là do họ vi phạm các
lỗi cómức phạt tiền cao, thậm
chí cao hơn nhiều so với chi
phí cấp mới giấy phép.
Trên thực tế, hiện nay người
dân bị tạm giữ GPLX ở tỉnh
này vẫn có thể đến tỉnh khác
để đăng ký thi sát hạch lấy
giấy phép mới nên rất khó
quản lý.
Trung tá Nguyễn Trọng
Sơn, Phó trưởng Phòng PC08,
cho biết từ năm 2014, đối với
trường hợp vi phạm đã có
quyết định xử phạt vi phạm
hành chính mà quá thời hạn
không chịu đến giải quyết thì
Phòng PC08 đều đã gửi thông
báo về Sở GTVT nơi đã cấp
GPLX cho đối tượng đê phôi
hơp xư ly. Mục đích là khi
người vi phạm đến Sở GTVT
đề nghị cấp lại GPLXmới thì
Sở GTVT sẽ thông báo nội
dung vi phạm, đồng thời yêu
câu ngươi vi pham quay về
Phòng PC08 để chấp hành
quyết định xử phạt vi phạm
hành chính.
Theo đó, trong năm 2018,
phòngđãgửi hơn15.600 thông
báo; còn ba tháng đầu năm
2019, phòng đã gửi hơn 5.200
thông báo đến các sở GTVT
để phối hợp.
“Việc thông báo phối hợp
với Sở GTVT mang lại hiệu
quả rất lớn trong việc ngăn
chặn người vi phạm bỏ lại
GPLX đang bị tạm giữ để thi
lấy GPLX mới. Vì rất nhiều
trường hợp vi phạm đã làm
đơn cớmất, đề nghị SởGTVT
cấp lại nhưng khi kiểm tra thì
phát hiện và được Sở GTVT
đề nghị về phòng thực hiện
quyết định xử phạt để nhận
lại GPLX” - Trung tá Sơn
khẳng định.
Khai gian để cấp mới:
Bị cấm cấp trong
năm năm
TheoThông tư 12/2017 của
Bộ GTVT, “sau thời gian hai
tháng kể từ ngày nộp đủ hồ
sơ, chụp ảnh và nộp lệ phí
theo quy định, nếu không phát
hiện GPLX đang bị các cơ
quan có thẩm quyền thu giữ,
xử lý; có tên trong hồ sơ của
cơ quan quản lý sát hạch, thì
được cấp lại GPLX”.
“Do vậy, việc gửi thông
Sẽ có dữ liệu lưu trữ để nhận diện
khai báo gian dối
Trung tá Nguyễn Trọng
Sơn,PhótrưởngPhòngPC08,
cho hay tại cuộc họp báo
quýIcủaBộCôngantháng
3-2019,Trung tướngVũĐỗ
AnhDũng, Cục trưởngCục
CSGT, cho biết Bộ Công
an và Bộ GTVT đã thống
nhất và giao các đơn vị
xây dựng cách thức cụ thể
trong việc chia sẻ dữ liệu
tài xế vi phạm giao thông và GPLX bị tạm giữ.
Khi có kết nối thì những vi phạm của tài xế sẽ được các
đơn vị tổng hợp, gửi đến Tổng cục Đường bộ và Sở GTVT
các địa phương hằng ngày. Các đơn vị thuộc Bộ GTVT sẽ
nhập lên hệ thống cơ sở dữ liệu để quản lý. Trường hợp nào
vi phạm đã bị tước GPLX mà cố tình báo mất để làm lại thì
sẽ không được cấp mới.
Phó trưởng Phòng PC08 nói thêm: “Khi Bộ Công an và
Bộ GTVT có chủ trương triển khai kết nối, chia sẻ dữ liệu
quản lý GPLX và dữ liệu giấy phép bị tạm giữ, tước quyền
sử dụng theo quy định pháp luật, chúng tôi sẽ nhanh chóng
triển khai thực hiện ngay. Tránh tình trạng người vi phạm
bỏ lại giấy phép đang tạm giữ, khai báo gian dối để thi lấy
giấy phép mới”.
Hơn 31.700 bằng lái “ngủ quên”
ở Phòng CSGT TP.HCM
báo phối hợp đến Sở GTVT
thực tế có tác dụng ngăn chặn
người vi phạmcố tình báomất
để xin cấp mới GPLX bị tạm
giữ” -Trung táSơnkhẳngđịnh.
Mặt khác, Thông tư 12
này cũng quy định người sử
dụng GPLX đã khai báo mất
để điều khiển phương tiện cơ
giới đường bộ; có hành vi
gian dối khác để được đổi,
cấp lại, cấp mới GPLX thì
ngoài việc bị cơ quan quản
lý GPLX ra quyết định thu
hồi GPLX, hồ sơ gốc và cập
nhật dữ liệu quản lý trên hệ
thống GPLX còn không được
cấpGPLX trong thời hạn năm
năm. “Chế tài này rất nặng,
ảnh hưởng rất lớn đến nghề
nghiệp tài xế nếu bị phát hiện
khai báo gian dối để xin cấp
lại giấy phép” - Trung tá Sơn
nhìn nhận.•
Đội CSGT An Lạc, Phòng PC08 kiểmtra sốGPLX bị người vi phạm“bỏ quên”. Ảnh: LÊ THOA
“Chế tài này rất
nặng, ảnh hưởng
rất lớn đến nghề
nghiệp tài xế nếu bị
phát hiện khai báo
gian dối để xin cấp
lại giấy phép.”
Trung tá
Nguyễn Trọng
Sơn
, Phó trưởng Phòng PC08
Người sử dụng GPLX đã khai báomất để điều khiển phương tiện cơ giới đường bộ không được cấp GPLX
trong thời hạn nămnăm.
SốGPLX tồn được Đội CSGT lưu
trữ riêng trongmột phòng với
số lượng khá lớn. Ảnh: LÊ THOA
Phạt thanhniên thủdâmtrênxe buýt:Gượnggạo vì thiếu luật
Thanh niên áo đen trong ảnh thủ dâmtrên xe buýt vào ngày 26-6
bị xử phạt 200.000 đồng. Năm2015, thanh niên này từng bị xử
phạt vì hành vi tương tự. Ảnh: Facebook
1,2,3,4,5,6,7,8,9 11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook