146-2019 - page 7

7
Pháp luật
&
cuộc sống -
ThứHai1-7-2019
Luật & đời
Với báo chí, Cục trưởng Cục Văn hóa cơ sở Ninh
Thị Thu Hương đã giải thích thêm về nguy cơ thêm
dấu vào từ “lon” như vậy. Còn trong công văn chính
thức của Cục, Coca-Cola Việt Nam bị cáo buộc hai
lỗi: Quảng cáo thiếu thẩm mỹ, trái với thuần phong
mỹ tục Việt Nam; nội dung quảng cáo không bảo đảm
sự rõ ràng.
Tức thì lý do trái thuần phong mỹ tục theo cách cắt
nghĩa trên của nữ cục trưởng đã làm rất nhiều người
ớ ra. Bởi lẽ trước đó có thể nhiều người thấy cấu trúc
của nó không đúng kiểu tiếng Việt, không có nghĩa
chứ không ai thấy bậy bạ.
Do “lon” là dụng cụ bằng kim loại đựng thực phẩm
nên nào giờ chỉ ghép với các loại thực phẩm hoặc với
thương hiệu cho dễ nhận diện như lon gạo, lon bia,
lon Coca… Thành thử, dù đoán được ý tứ chỉ có thể
là mở nắp lon thì vẫn thấy việc để tên đất nước liền
sau “lon” là một kết hợp chệch chuẩn, tối nghĩa. Chỉ
vậy thôi chứ khi cụm từ có dấu hỏi, nặng đầy đủ để
mỗi từ, trong đó có “lon” đều được hiểu theo đúng
nghĩa của nó, can chi tự suy thêm dấu méo mó vào
làm gì!
Giờ với lý giải của nữ cục trưởng, nhiều người mới
“à há” trước cái gọi là sự phản cảm của từ mà rất có
thể nó nằm hoàn toàn ngoài suy nghĩ của số đông. Và
thế là “phong ba bão táp không bằng ngữ pháp tiếng
Việt” được dịp chia dư luận thành hai phe đối nhau.
Người đồng thuận với lý lẽ của nữ cục trưởng vì
thiếu gì từ mà dùng chi từ “lon”; đặt vậy là thiếu tôn
trọng quốc gia; cấm là quá phải… Người chê trách
bà đã vẽ rắn thêm chân vì thiệt ra cái lon là cái lon;
từ “lon” tội gì mà nói vi phạm thuần phong mỹ tục…
Mà đúng là bản thân từ “lon” không có tội tình
gì thiệt khi đứng một mình hay khi đứng chung với
từ khác nếu thẳng thớm xem xét, phải không bà cục
trưởng?
Xét thêm về pháp lý, với “Mở lon Việt Nam” (lon
Việt Nam là lon gì?), Cục Văn hóa cơ sở sẽ rất dễ
dàng dựa theo khoản 1 Điều 19 Luật Quảng cáo để
bắt lỗi (và chắc ai nấy đều đồng ý) là Coca-Cola Việt
Nam đã không tạo được sự rõ ràng trong nội dung
quảng cáo.
Ngược lại, trong việc cho là cụm từ đã vi phạm
thuần phong mỹ tục, xin được hỏi lại nữ cục trưởng
đã tựa vào những căn cứ cụ thể nào để bảo đảm
doanh nghiệp và mọi người đều phải có cách xác định
giống như bà?
Phải nói ngay “thuần phong mỹ tục” là gì thì ai
cũng hiểu khái niệm. Thế nhưng để xác định hành vi
nào, như thế nào là “trái với thuần phong mỹ tục”
nhằm có cơ sở chế tài thì nào giờ không có đáp số
chung.
Dù liên tiếp ra các yêu cầu như “phải phù hợp với
thuần phong mỹ tục”, “cấm trái với truyền thống
lịch sử, văn hóa, đạo đức” nhưng Luật Quảng cáo và
nhiều văn bản khác đã không kèm theo định nghĩa,
không quy định chi tiết, không hướng dẫn thêm tiêu
chí khách quan. Hệ lụy là người dân không thể hiểu
rõ các nội dung quy định của luật để chủ động không
vi phạm và trong nhiều trường hợp vi phạm đã được
xác định theo cách nghĩ của các nhà quản lý.
Kiểu diễn giải “lon” có thể bị thêm mũ, thêm dấu…
của nữ cục trưởng Cục Văn hóa cơ sở để qua đó quy
kết Coca-Cola Việt Nam đã “quảng cáo trái với thuần
phong mỹ tục Việt Nam” chính là đơn cử mới nhất
cho vấn nạn này. Sự tùy tiện, lạm quyền dễ dẫn đến
những xung đột giữa người vi phạm, dư luận với các
cơ quan chức năng cũng từ những suy diễn không thể
chấp nhận như thế mà ra.
Coca-Cola Việt Nam hiện đã sửa “Mở lon Việt
Nam” thành “Cơ hội trúng vàng mỗi ngày” cho rõ
nghĩa và cũng để mau chóng khép lại các tranh cãi.
Song sự mù mờ trừu tượng của luật cùng những lý
giải lệch lạc là nguyên nhân của những cáo buộc
nặng tính chủ quan, thiếu thuyết phục thì vẫn còn
nguyên đó và tất nhiên là hết sức nguy hiểm.
THU TÂM
Slogan củaCoca - Cola
vànhững cáo buộc
lệch lạc
(Tiếp theo trang 1)
Cơ quan chức năng đang khámnghiệmhiện trường vụ tai nạn giao thông khuya 25-6
ở quận Tân Phú khiến cô gái tử vong. Ảnh: NGUYỄNTÂN
Cứu người bị nạn hay
bỏ mặc, vì đâu?
Vụ bỏmặc người bị tai nạn ở Tân Phú, TP.HCMkhiến dư luận bức xúc
nhưng cứu người như thế nào cho an toàn, chuyên nghiệpmới là
vấn đề cần bàn.
TSNGUYỄNMINHHÒA
V
iệt Namvốn làmột
xã hội “duy tình”,
khi xem xét hành
vi của ai đó thường
được quy kết rằng đúng
hay sai, có đạo đức hay
không.
Cách nay mươi năm,
khi một ai đó bị tai nạn
thì chắc hẳn sẽ có người
cứu giúp. Nhưng những
nămgầnđây,chuyểnsang
xã hội mà khi phán xét
hành vi của ai đó thường
căn cứ trên các luật định thì tình hình
có chiều hướng phức tạp hơn.
Hậu cứu người là rắc rối,
phiền hà
Nếu một ai đó gặp rủi ro như tai nạn
giao thông (TNGT), điện giật, té vào
ban ngày, người giúp đỡ trước sự chứng
kiến của nhiều người thì chuyện khá
đơn giản. Nhưng nếu điều đó xảy ra
vào ban đêm và chỉ có một mình đối
diện với người bị nạn thì trong tình
huống như thế ở Việt Nam hiện nay
rất khó phán xét.
Sẽ là thiếu thực tế nếu phán xét ngay
rằng người đó là vô cảm, thiếu đạo đức.
Thực tế cho thấy nhiều người rơi vào
cảnh làm ơn mắc oán, bị vướng vào
những chuyện rắc rối mà mình không
lường trước được. Có người bị hành
hung vì bị hiểu lầm là người gây tai
nạn, có người bị lôi vào những vụ án
phức tạp kéo dài hàng năm trời với tư
cách là nhân chứng, hay đơn giản hơn
là bị lưu giữ và phải khai báo rất phức
tạp, mất thời gian.
Một câu chuyện có thật là một công
dân thấy một người nằm bên vệ đường,
anh ta đến lay người kia xem thế nào,
rồi bỏ đi sau khi biết nạn nhân đã chết,
dấu vân tay lưu lại trên cơ thể người
chết làm cho anh ta dính vào vòng lao lý
nhiều năm trời. Ngoài ra còn có thể kể
ra vô vàn lý do khác nữa khiến người ta
ngần ngại, chẳng hạn muốn giúp nhưng
không có kỹ năng có thể làm cho người
bị nạn nặng hơn, chưa kể là có người
yếu bóng vía, sợ máu, sợ người chết…
Điều cần làm: Gọi ngay cho
cơ quan chức năng
Như vậy, vấn đề là ở chỗ làm sao
mỗi quốc gia, mỗi TP cần tạo ra một
phương thức hoạt động đơn giản và
hiệu quả nhất mà ai cũng có thể tham
gia tiếp cận trợ giúp ở khâu ban đầu.
Phương thức ấy phải đảm bảo ai cũng
làm được, từ trẻ em đến người già, mà
khi làm nó thì không phải lo lắng bị
phán xét là có đạo đức hay thiếu đạo
đức, nhân đạo hay vô cảm, dũng cảm
Tích hợp các số khẩn cấp và phản ứng nhanh
Tại cácTP lớn ởViệt Namnhư Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng đang xây dựngTP thông
minh thì việc tích hợp số điện thoại khẩn cấp ở các lĩnh vực khác nhau chỉ trong
một số duy nhất là điều hoàn toàn có thể làm được. Vấn đề còn lại là làm sao xây
dựng cho được một lực lượng phản ứng nhanh, linh hoạt, hoạt động rộng khắp,
hiệu quả làm chỗ dựa tin cậy cho người dân.
Khi làm được như vậy thì bất cứ người dân nào cũng sẵn lòng làm cánh tay nối
dài của lực lượng cứu hộmà không cần phải kêu gọi thiện tâm. Còn những người
gây ra hậu quả xấumà bỏmặc nạn nhân lại làmột chuyện khác, lúc đó không còn
là vô cảm nữa mà là tội ác và phải bị trừng trị theo luật định.
Điều cần làm là bạn phải
ghi nhớ những thông tin
quan trọng như địa điểm,
số xe, hình dạng, tình
huống và gọi ngay vào số
điện thoại khẩn cấp của cơ
quan chức năng.
hay nhát gan.
Đó là một số điện thoại dễ nhớ, dễ
tiếp cận và một lực lượng phản ứng
nhanh, mạnh trong mọi tình huống. Khi
đó người đi đường chỉ cần gọi đến số
điện thoại ấy và lập tức, đội phản ứng
nhanh xuất hiện để tiếp cận, xử lý mọi
chuyện còn lại.
Ở các nước phát triển, khi bạn thấy
một vụ cướp giật, một vụ tai nạn, một
đám cháy thì cơ quan hữu trách không
yêu cầu bạn phải nhảy vào can thiệp
ngay. Việc đầu tiên mà họ yêu cầu là
bạn phải ghi nhớ những thông tin quan
trọng nhất như địa điểm, số xe, hình
dạng, tình huống và gọi ngay vào số
điện thoại khẩn cấp cho đơn vị chức
năng, ví dụ ở Mỹ là 911, ở Nhật là 119.
Rất nhiều nước họ yêu cầu nếu bạn
không có kỹ năng, sức khỏe thì không
nên thamgia việc cứu hộ. Chẳng hạn bạn
không biết bơi, không biết sơ cứu y tế,
không biết tác chiến, không có dụng cụ
bảo hộ phòng cháy thì đừng lao vào, vì
có thể bạn sẽ bị thương, bị chết thiệt thân.
Điều bạn cần làm là cố gắng la to, báo
cho mọi người biết, trong đó có gọi điện
thoại. Thường sau vài phút nhận tin,
lực lượng ứng cứu chuyên nghiệp sẽ có
mặt ngay tại hiện trường triển khai các
nghiệp vụ cần thiết.
Lực lượng phản ứng nhanh
cần chuyên nghiệp
ỞViệt Nam cũng có công tác trợ giúp
nhưng hoạt động không hiệu quả do tính
chuyên nghiệp chưa cao. Một ví dụ điển
hình nhất là có rất ít người nhớ được tất
cả số điện thoại khẩn cấp (111, 112, 113,
114 và 115) và mỗi số như thế sẽ hỗ trợ
trong lĩnh vực cụ thể nào. Nếu gọi đúng
thì bao lâu có phản hồi, nếu gọi cấp cứu
TNGT vào số 114 (cứu hỏa) thì chắc sẽ
không thành công.
Trong khi ở Mỹ, mọi chuyện được
coi là bất thường ở bất cứ lĩnh vực nào,
ở chỗ nào, chỉ cần gọi vào số
911 là
ngay lập tức có phản hồi. Lực lượng
cảnh sát ở Mỹ hoạt động rất chuyên
nghiệp và thực hiện tất cả chức năng
như giữ gìn trật tự an ninh, cứu hỏa,
cứu thương, cứu hộ cứu nạn và các
tình huống khẩn cấp khác.
Cách làm như thế rất dễ dàng cho
người dân và cũng dễ dàng cho các
cơ quan chức năng vận hành một
cách nhanh chóng, tăng hiệu quả xử
lý trường hợp khẩn cấp. Bất cứ khách
nước ngoài nào bước chân đến Mỹ đều
được khuyến cáo về con số 911, còn
ở Việt Nam khách du lịch nước ngoài
mỗi khi gặp sự cố không biết gọi cho
ai, vào số nào ngoài việc ngơ ngác và
khóc lóc.•
1,2,3,4,5,6 8,9,10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook