148-2019 - page 3

3
Thời sự -
Thứ Tư 3-7-2019
TÁ LÂM-VIỆTHOA
C
hiều 2-7, Bí thưThành ủy
TP.HCMNguyễn Thiện
Nhân đã chủ trì hội nghị
sơ kết kết quả sau hơn một
tuần triển khai thí điểm hệ
thống ghi nhận, đánh giá điện
tử sự hài lòng của người dân
tại một số quận/huyện.
Đánh giá từ nhận
đến giải quyết hồ sơ
Ba quận/huyện được chọn
thí điểm lần này gồm quận 9,
quậnTânPhúvàhuyệnCủChi.
Chín phường/xã thí điểmgồm
phườngHiệpPhú,TrườngThạnh,
PhúHữu (quận9); phườngTân
Sơn Nhì, Hòa Thạnh, Sơn Kỳ
(quậnTân Phú); xãTânThông
Hội, Tân Phú Trung, thị trấn
Củ Chi (huyện Củ Chi).
Những thủ tục đang triển
khai thử nghiệmhệ thốngmới
gồm: Đối với cấp quận/huyện:
Thủ tục cấp phép xây dựng
đối với nhà ở riêng lẻ, thủ
tục đăng ký cấp giấy chứng
nhận đăng ký hộ kinh doanh
và đăng ký thuế…
Đối với cấp xã/thị trấn: Thủ
tục đăng ký khai sinh, đăng ký
thường trú, cấp thẻ bảo hiểm
y tế cho trẻ em dưới sáu tuổi,
đăng ký khai tử, xóa đăng ký
thường trú…
giải quyết hồ sơ. Đây được
xem là điểm mới tiến bộ so
với cách khảo sát cũ” - ông
Sĩ nói.
Phải lấy người dân,
doanh nghiệp làm
trung tâm
Là một trong ba quận/
huyện được chọn thí điểm,
ông Nguyễn Việt Dũng, Phó
Chủ tịchUBNDhuyệnCủChi,
cho biết trong vòng hơn một
tuần (từ ngày 21 đến 29-6),
UBND huyện đã tiếp nhận
116 hồ sơ qua hệ thống một
tạo thuận lợi tối đa cho người
dân và cán bộ, làm chậm
công việc của cán bộ. Từ đó
bà kiến nghị tiếp tục hoàn
thiện hệ thống.
Ông Ngô Hải Phan, Cục
trưởng Cục Kiểm soát thủ tục
hành chính (Văn phòngChính
phủ), cho rằng nếu 24 quận/
huyện của TP mà “mạnh ai
người nấy làm” thì khôngđược.
Do vậy cần có quy trình thống
nhất trình chủ tịch UBNDTP
phê duyệt triển khai toàn TP.
“Muốn triển khai chính phủ
điện tử thành công thì phải
lấy người dùng làm trung tâm
(cán bộ, người dân và doanh
nghiệp). Nếu hệ thống không
thân thiện, không dễ sử dụng,
rất khó để thuyết phục người
sử dụng, khó nhân rộng” - ông
Phan nói.
Để dân vui nhiều hơn
Phát biểu chỉ đạo tại hội
nghị, Bí thưThành ủyNguyễn
ThiệnNhân cho rằng đánh giá
sự hài lòng, các quận/huyện
đã làm nhiều năm nhưng mỗi
nơi làm một cách, chưa có
sự thống nhất, đồng bộ. Khi
tích hợp về TP thì tích hợp
không được.
Do đó, với hệ thống đánh
giá mới này được thí điểm,
ông Nhân cho rằng tỉ lệ hài
lòng của từng loại hồ sơ trên
toàn TP ra sao có thể biết
được. “Thông qua đánh giá
mức độ hài lòng, chúng ta có
thể đánh giá công chức hằng
quý, đây là cơ sở để chi trả
thu nhập tăng thêm” - ông
Nhân nói và cho biết mục
tiêu là ghi nhận sự đánh giá
của người làm thủ tục nhưng
quan trọng hơn là phải tiến
tới số hóa hồ sơ.
Từ đó, ông Nhân yêu cầu
UBND TP làm việc lại với
công ty tưvấnvà các sở/ngành,
quận/huyệnđểđảmbảo tốt hơn
tính tương thích, đồng bộ của
hệ thống. Bên cạnh đó, cần
chuẩn hóa toàn bộ quy trình,
thủ tục hành chính trên toàn
TP. “Làm sao cho hệ thống
thật thuận tiện. Công nghệ lựa
chọn phải hiện đại nhất và dễ
sử dụng nhất. Làmsao để cuối
nămnay bức tranh về cải cách
hành chính của TP phải thay
đổi. Làm sao để người dân khi
bước đến cơ quan hành chính
phải cảm thấy vui hơn” - ông
Nhân nói.
Theo ông Nhân, phải coi
sự hài lòng của người dân là
thước đo chất lượng phục vụ
của cán bộ. “Phấn đấu đến
năm 2020 có trên 80% người
dân hài lòng về dịch vụ hành
chính công” - ông Nhân nói.•
Bí thưNguyễn
ThiệnNhân
trao đổi với các
đại biểu dự hội
nghị chiều 2-7.
Ảnh: PT
Hãy làm cho dân vui khi đến
cửa công quyền
TP.HCMphấn đấu đến năm2020 có trên 80%người dân hài lòng về dịch vụ hành chính công.
ÔngVõ Sĩ, Phó ChánhVăn
phòng UBND TP.HCM, cho
biết việc chạy thử nghiệm bắt
đầu từ ngày 21-6-2019. Dù
chỉ mới được hơn một tuần
áp dụng nhưng qua tổng hợp
báo cáo của các địa phương,
mô hìnhmới nhận được nhiều
đánh giá tích cực từ phía cán
bộ và người dân. “Với hệ
thống mới này, người dân,
doanh nghiệp làm thủ tục
hành chính có thể đánh giá
cán bộ trong từng khâu thực
hiện và đánh giá chung cả
quá trình tiếp nhận, thụ lý,
cửa điện tử, qua đó tiếp nhận
được 16 lượt người đánh giá
hài lòng.
Mặc dù việc đánh giá sự
hài lòng đã thúc đẩy quá
trình giải quyết nhanh công
việc nhưng ông Dũng cũng
thừa nhận còn có những khó
khăn như để thực hiện đăng
ký hồ sơ trên hệ thống thì
người dân phải có tài khoản
thư điện tử, từ đó dẫn đến
người dân gặp khó khi thực
hiện dịch vụ công trực tuyến
qua hệ thống mới này.
Tại quận Tân Phú, bà Hứa
Thị Hồng Đang, Chủ tịch
UBND quận, cho biết sau
hơn một tuần thí điểm cho
thấy tổng số tiếp nhận là 120
hồ sơ, số lượt người dân và
tổ chức tham gia tương tác,
đánh giá theo hệ thống mới
là 195 lượt. Trong đó, đánh
giá tốt là 194 ý kiến, một ý
kiến đánh giá “bình thường”.
Bà Hồng Đang cũng nêu
lên một số tồn tại và hạn chế,
trong đó có vấn đề hệ thống
phát sinh lỗi trong quá trình
khai thác và vận hành, chưa
“Phải coi sự hài
lòng của người dân
là thước đo chất
lượng phục vụ của
cán bộ.”
Bí thư Thành ủy TP.HCM
Nguyễn Thiện Nhân
HàNội sẽ điều chỉnhđịagiới hành chínhmột sốphường
Do tình trạng người có nhà, đất ở phường A, nằm trong quận A nhưng địa giới lại do quận B quản lý nên TPHà Nội phải điều chỉnh lại địa giới.
Ngày 2-7, Hội nghị lần thứ 19 Ban chấp hành Đảng
bộ TP Hà Nội đã thảo luận, góp ý kiến vào tờ trình về
điều chỉnh địa giới hành chính một số phường thuộc ba
quận phía tây Hà Nội gồm Cầu Giấy, Bắc Từ Liêm và
Nam Từ Liêm.
Tại hội nghị, các ý kiến thảo luận đều nhất trí cần phải
điều chỉnh lại địa giới hành chính của ba quận này vì đến
nay đã nảy sinh các bất cập trong quản lý điều hành.
Cụ thể, cả ba quận hiện nay trước đây đều thuộc huyện
Từ Liêm cũ, quá trình thành lập, chia tách quận đã phát
sinh một số địa bàn có địa giới nằm trong quận này nhưng
lại do quận khác quản lý. Chính vì vậy, các ý kiến đều cho
rằng phải sớm điều chỉnh lại để thuận tiện cho công tác
quản lý và đỡ bất tiện cho người dân.
Theo ông Nguyễn Hoài Nam, Trưởng ban Pháp chế,
HĐND TP Hà Nội, hiện hồ sơ chỉnh địa giới đã được các
quận hoàn tất và lấy ý kiến cộng đồng dân cư. “Việc điều
chỉnh địa giới các phường trên địa bàn nhận được sự đồng
thuận cao của cư dân với tỉ lệ tán thành trên 90%. Đến
thời điểm này, hồ sơ điều chỉnh địa giới đã đủ điều kiện để
trình tại kỳ họp HĐND TP Hà Nội tới (dự kiến diễn ra từ
ngày 8 đến 10-7)” - ông Nam nói.
Trước đó, cử tri các tổ dân phố trên đã nhiều lần kiến
nghị điều chỉnh lại địa giới hành chính vì nhiều năm qua
họ bị rơi vào tình trạng “đất một nơi, người một nẻo”.
Điều này khiến họ gặp khó khăn khi làm các thủ tục hành
chính cho con cái đi học.
Ví dụ, tám tổ dân phố thuộc địa giới hành chính của
phường Cổ Nhuế 1 kể trên, đất thì vẫn thuộc quận Bắc Từ
Liêm nhưng người thì lại do quận Cầu Giấy quản, dẫn tới
tình trạng không thống nhất trong quản lý.
Theo tờ trình, TP Hà Nội sẽ chuyển toàn bộ diện tích
đất tự nhiên của tám tổ dân phố (25, 26, 27, 28, 29, 30,
31, 32) thuộc địa giới hành chính của phường Cổ Nhuế
1 (quận Bắc Từ Liêm) về phường Nghĩa Tân (quận Cầu
Giấy). Diện tích khu vực đề nghị điều chỉnh là trên 10 ha,
dân số hơn 6.000 người.
Cùng với đó, TP sẽ chuyển toàn bộ diện tích đất tự
nhiên của hai tổ dân phố 28, 29 đang thuộc phường Mỹ
Đình 2 (quận Nam Từ Liêm) về địa giới hành chính của
phường Mai Dịch (quận Cầu Giấy).
TRỌNG PHÚ
Phát biểu tại hội nghị, Phó Chủ tịch UBND
TP.HCMTrầnVĩnhTuyến cho biết đánh giá sự
hài lòng phải toàn diện hơn nữa.
Theo ông Tuyến, hiện nay tỉ lệ khảo sát sự
hài lòng của nhiều đơn vị đạt 98% nhưng số
người tham gia khảo sát chỉ chiếm số ít. Đơn
cử như quận 1 triển khai nhiều năm nhưng tỉ
lệkhảosát thì chưa tới 30%kháchhàng. Dođó,
ôngTuyếnyêucầucácquận/huyệnphải quyết
liệt hơn nữa để làm sao tỉ lệ người dân tham
gia đánh giá sự hài lòng phải được nâng lên,
phấnđấuđược 100%người dân thamgia làm
thủ tục hành chính thì đều thamgia đánh giá.
Còn Bí thư Thành ủy Nguyễn Thiện Nhân
lưu ý ba vấn đề: Phải đảmbảo đồng bộ phần
mềm này với chính phủ điện tử; chuẩn hóa
quy trình xử lý từng loại thủ tục (TP.HCM có
khoảng 1.800 thủ tục, cấp sở/ngành khoảng
1.500 thủ tục và cấp quận/huyện, phường/
xã là 300 thủ tục); UBND TP cần nghiên cứu
cuối năm công bố được quy trình của 1.500
thủ tục cấp sở/ngành.
Còn ít người tham gia đánh giá cán bộ
1,2 4,5,6,7,8,9,10,11,12,13,...20
Powered by FlippingBook