148-2019 - page 6

6
Pháp luật
&
cuộc sống -
Thứ Tư3-7-2019
là muốn hiểu thế nào là hàng cấm
thì phải dựa vào các văn bản quy
định về hàng cấm. Ông Điện và ông
Khang buôn bán pháo nổ vào ngày
19-11-2015 nên để xác định pháo
nổ có phải là hàng cấm hay không
thì phải dựa vào văn bản quy định
về hàng cấm tại thời điểm đó. Thời
điểm này, danh mục hàng cấm được
quy định tại Luật Đầu tư 2014 (hiệu
lực từ ngày 1-7-2015) và kinh doanh
các loại pháo thuộc danh mục ngành
nghề kinh doanh có điều kiện (phụ
lục 4 kèm theo), chứ không phải
kinh doanh hàng cấm.
Theokhoản1Điều7,Điều8BLHS
1999, một hành vi chỉ bị coi là tội
phạm nếu tại thời điểm thực hiện
BLHS quy định hành vi đó là tội
phạm. Hành vi của ông Điện và ông
Khang lúc đó không phải là buôn bán
hàng cấm và không phạm tội này,
do BLHS 1999 không quy định đó
là tội phạm. Quyết định giám đốc
thẩm ngày 12-3-2018 của Ủy ban
Thẩm phán TAND Cấp cao tại Hà
Nội đã tuyên hủy bản án của TAND
tỉnh Nam Định, tuyên bố hai ông
không phạm tội buôn bán hàng cấm
và đình chỉ vụ án là vì lý do này.
Trong công văn ngày 5-7-2018,
TAND tỉnh trả lời cho rằng không
làmoan hai ông vì Nghị định 59/2006
(sửa đổi, bổ sung theo Nghị định
43/2009) thì các loại pháo là hàng
cấm kinh doanh. Nhưng theo Luật
Đầu tư 2014 thì pháo thuộc danh
mục ngành nghề kinh doanh có điều
kiện. Theo tòa, hai văn bản trên mâu
thuẫn nên mới có luật sửa đổi, bổ
sung luật này (quy định cấm kinh
doanh pháo nổ).
Nhưng lập luậncủa tòakhôngđúng,
vì Luật Đầu tư 2014 có giá trị thay
thế Nghị định 59/2006 chứ không
phải mâu thuẫn. Theo tinh thần của
Hiến pháp 2013, những vấn đề hạn
chế liên quan đến quyền con người
(trường hợp này là quyền tự do kinh
doanh) thì phải được luật định. Ngoài
ra, về giá trị pháp lý, Luật Ban hành
văn bản quy phạm pháp luật quy
định khi hai văn bản có nội dung
khác nhau về cùng một vấn đề thì
Luật Đầu tư ra đời sau và có giá trị
cao hơn so với Nghị định 59.
Nguyên nhân dẫn đến oan sai cho
ông Điện và ông Khang là do các
cơ quan tiến hành tố tụng không
nắm vững quy định viện dẫn trong
BLHS. Mặc dù quy định BLHS
không thay đổi nhưng các văn bản
pháp luật viện dẫn có thể có thay
đổi, dẫn đến hành vi bị coi là tội
phạm có thể thay đổi (mở rộng hoặc
thu hẹp hành vi bị coi là tội phạm).
TSPHANANHTUẤN,
Trưởngbộmôn
Luật hình sự, ĐHLuật TP.HCM
V
ụ việc ông Vũ Văn Điện (51
tuổi) và ôngĐinhTrọngKhang
(55 tuổi) đang yêu cầu TAND
tỉnh Nam Định xin lỗi công khai
và bồi thường oan vẫn khiến dư
luận chú ý. Phân tích của TS Phan
Anh Tuấn thể hiện TAND tỉnh đã
xét xử oan hai ông nhưng đang cố
tình né trách nhiệm.
Theo TS Tuấn, Điều 155 (tội
buôn bán hàng cấm) BLHS 1999
quy định theo kiểu viện dẫn, tức
ÔngĐiện và ông Khang. Ảnh: T.PHAN
Vụ 2 người
buôn pháo
oan đã rõ
Hai ông không phạm tội buôn bán hàng
cấm thì sao tòa tỉnh lại nói là được hưởng
nguyên tắc có lợi cho người phạm tội.
Về việc bồi thường, TAND tỉnh
cho rằng do có sự thay đổi về chính
sách pháp luật nên ông Điện và ông
Khang được hưởng nguyên tắc có
lợi cho người phạm tội, do đó không
có quyền yêu cầu bồi thường thiệt
hại là không đúng quy định. Vì khái
niệm “do có sự thay đổi về chính
sách, pháp luật” chỉ áp dụng khi
tại thời điểm thực hiện hành vi thì
hành vi đó là tội phạm và khi truy
cứu trách nhiệm hình sự thì do có sự
thay đổi của chính sách pháp luật mà
xử lý khoan hồng cho người phạm
tội hoặc miễn trách nhiệm hình sự.
Trường hợp này, như đã phân tích,
ôngĐiện và ôngKhang không phạm
tội buôn bán hàng cấm nên không
thể nói là được hưởng nguyên tắc
có lợi cho người phạm tội.
Tóm lại, TAND tỉnh Nam Định
đã gây oan sai ông Điện và ông
Khang trong vụ án này và phải bồi
thường thiệt hại cho hai ông theo
quy định của Luật Trách nhiệm bồi
thường của Nhà nước (TNBTCNN).
Việc né tránh bồi thường oan sai
cho hai ông là cố tình không chấp
hành quyết định giám đốc thẩm đã
có hiệu lực pháp luật.•
Án giám đốc thẩm là căn cứ bồi thường
Theo diễn biến,TANDTPNamĐịnh (tỉnhNamĐịnh) đã trả đơn kiện yêu
cầu bồi thường oan với lý do là hai ông không cung cấp được văn bản làm
căn cứ yêu cầu bồi thường. Đây là nhận thức và cách hiểu sai luật. Theo
Luật TNBTCNN, người đã chấp hành xong hình phạt tù có thời hạn mà
có quyết định của cơ quan có thẩm quyền trong hoạt động trách nhiệm
hình sự xác định hành vi không cấu thành tội phạm thì thuộc phạm vi
TNBTCNN. Trong vụ án này, quyết định giámđốc thẩmđã tuyên hủy bản
án sơ thẩm của TAND tỉnh Nam Định, tuyên bố hai ông không phạm tội
buôn bán hàng cấm và đình chỉ vụ án chính là văn bản làm căn cứ yêu
cầu bồi thường (khoản 5 Điều 3, Điều 9 Luật TNBTCNN).
Nếu tòa cho rằng do pháp luật thay đổi, ông Điện và ông Khang được
hưởng lợi nên không được Nhà nước bồi thường là không đúng và có sự
nhầmlẫnnghiêmtrọngkhi ápdụngđiểmdkhoản2Điều32LuậtTNBTCNN.
ThS
NGUYỄN TRƯƠNG TÍN
,
giảng viên môn Luật TNBTCNN,
ĐH Luật TP.HCM
TAND tỉnh Nam Định
đã gây oan sai cho ông
Điện và ông Khang nên
phải bồi thường thiệt hại
theo luật, không được
né tránh.
Côngan chậmxácminhđơn, người bị tố cáogặpkhó
Gần ba tháng sau khi người tố cáo nộp đơn, công anmới phân công người xác minh, vì thế hơn bốn
tháng vẫn chưa có kết quả cuối cùng.
Theo đơn tố cáo ngày 23-1 của ông Đặng Ngọc Thùy thì
ông và ông Mạch Thọ Khánh vốn là anh em cột chèo. Ông
Thùy buôn bán bất động sản và hay nhờ ông Khánh nhận
tiền rồi mang về hoặc chuyển khoản cho ông. Ngày 4-10-
2018, vợ chồng ông Thùy ký công chứng bán mảnh đất có
nhờ ông Khánh đến ngân hàng chuyển hơn 4,3 tỉ đồng vào
tài khoản của mình nhưng ông Khánh không chuyển. Ông
Thùy cho rằng ông Khánh có hành vi lạm dụng tín nhiệm
chiếm đoạt số tiền trên...
Trong khi đó, ông Khánh trình bày vợ chồng ông Thùy
ký giấy ủy quyền cho ông toàn quyền thực hiện các giao
dịch liên quan đến mảnh đất. Sau khi bán, ông có chuyển
số tiền trên vào tài khoản của công ty ông Thùy (có biên
lai chuyển tiền)...
Ngày 22-2, vợ ông Khánh bị Cơ quan CSĐT Công an
TP.HCM mời đến làm việc. Ông Khánh thì bị mời làm
việc lần đầu vào ngày 8-3 (giấy mời ngày 6-3). Sau đó,
ông Khánh đã đến CQĐT làm việc và giao nộp chứng
cứ thêm năm lần nữa. Ông Khánh cho rằng đã đến làm
việc đúng giấy hẹn và cung cấp các giấy tờ thể hiện
quan hệ giữa ông và ông Thùy là tranh chấp dân sự.
Nhưng đến nay đã hơn bốn tháng, CQĐT vẫn chưa ra
kết quả giải quyết tin tố giác gây phiền cho ông.
Theo ông Khánh, Điều 147 BLTTHS 2015 (hướng dẫn
tại Điều 11 Thông tư liên tịch 01/2017 giữa BCA-BQP-
BTC-BNN&PTNT-VKSNDTC ngày 29-12-2017) thì
thời hạn giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm là không
quá 20 ngày. Nếu vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp thì
có thể kéo dài nhưng không quá hai tháng. Việc bị công
an mời đến làm việc nhiều lần và chậm có kết quả đã ảnh
hưởng đến sinh hoạt và công việc của ông.
Ngày 18-6, tiếp xúc với
Pháp Luật TP.HCM
, một lãnh
đạo Đội 3, Cơ quan CSĐT (PC01) Công an TP.HCM cho
biết ngày 24-4 cơ quan này đã có quyết định phân công cán
bộ giải quyết tin tố giác. Đến nay vẫn chưa hết thời hạn lần
thứ nhất (hai tháng) nên vẫn đang tiếp tục xác minh. Về nội
dung, CQĐT chưa cung cấp, lý do đang trong giai đoạn điều
tra. Khi PV hỏi về lý do chậm giải quyết đơn tố giác thì vị
này cho rằng đó là thông tin do ông Khánh cung cấp, còn
công an đã phân công giải quyết tin tố giác từ ngày 24-4.
Liên hệ VKSND TP.HCM, cơ quan này cho biết CQĐT
đã thụ lý tin báo, sắp gia hạn xác minh. PV hỏi về việc
ba tháng sau khi nhận đơn tố cáo, công an mới ra quyết
định phân công cán bộ giải quyết đơn. Trong khi theo
Điều 9 Thông tư liên tịch 01/2017 nêu trên thì trong vòng
ba ngày kể từ ngày nhận được tin tố giác thì thủ trưởng
CQĐT phải trực tiếp tổ chức, chỉ đạo, phân công điều tra
viên, cán bộ điều tra thuộc quyền thụ lý, giải quyết. Đáp
lại, đại diện VKSND TP cho rằng trách nhiệm trả lời vấn
đề này là của CQĐT.
YẾN CHÂU
Vụ án có 7 bị cáo thì 6 bị đề nghị án tử hình
Ngày 2-7, TAND TP.HCM đã mở phiên xử sơ thẩm vụ
Vũ Hồng Sơn (SN 1977, quê Nam Định) cùng các đồng
phạm bị truy tố về các tội danh mua bán trái phép chất ma
túy và tàng trữ trái phép vũ khí quân dụng.
VKS cho rằng các bị cáo khi bị bắt đã bị thu giữ hơn
10 bánh heroin có tổng trọng lượng là hơn 3.400 g nên đề
nghị HĐXX xử nghiêm các bị cáo. Cụ thể, VKS đề nghị
xử bị cáo Sơn, Lê Thị Kim Ánh, Đỗ Duy Khanh, Trần Thị
Lương, Nguyễn Thị Bích Trâm và Lâm Văn Phong mức
án tử hình. Riêng bị cáo Nguyễn Huỳnh Minh Châu bị
VKS đề nghị mức án tù chung thân.
Theo hồ sơ, Sơn có sáu tiền án về các tội trộm cắp tài
sản, cướp tài sản và tàng trữ trái phép vũ khí quân dụng.
Sau 20 năm thụ án, tháng 4-2013, Sơn bắt đầu đi vào con
đường buôn bán “cái chết trắng” với cách thức liều lĩnh và
manh động. Sơn sang Campuchia, bỏ ra 3.000 USD mua
một khẩu súng và vài chục viên đạn để phòng thân.
Sau khi tìm được nguồn ma túy từ Nam Định, Sơn vận
chuyển vào TP.HCM tiêu thụ, phân nhỏ chuyển lại cho
các “đại lý” cấp dưới bán cho con nghiện. Còn Sơn công
khai thuê phòng tại một khách sạn tại quận 11 làm chỗ ở.
Chiều 29-6-2014, lực lượng công an đã phối hợp vây
bắt “ông trùm” ma túy này. Trước khi tra tay vào còng,
ông trùm này vẫn tỏ ta khá lì lợm, hung hăng khi khẳng
định với các công an là “Nếu các anh chậm một chút mà
tôi kịp nổ súng thì có một đến hai anh đã phải hy sinh”...
Do vụ án có nhiều tình tiết phức tạp, HĐXX quyết định
nghị án kéo dài và sẽ tuyên án vào hôm nay.
HOÀNG YẾN
1,2,3,4,5 7,8,9,10,11,12,13,14,15,16,...20
Powered by FlippingBook